7. Kết cấu của luận văn
3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá – EFA
Phương án phân tích được người nghiên cứu lựa chọn là thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến tiềm ẩn - nhân tố theo mô hình lý thuyết. Tiêu chuẩn chọn lựa: Hệ số tải nhân tố (factor loading) >= 0,4; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulat5e %) >= 50%; Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số KMO >= 0,5 và Eigenvalue >= 1, đồng thời thức hiện phép xoay Promax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005).
Trình tự phân tích được thực hiện như sau:
Bước 1: Phân tích nhân tố khám phá thực hiện cho các nhân tố tác động
Phân tích nhân tố lần thứ 1: hệ số KMO không xác định được, thể hiện dữ liệu không phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Quan sát bảng hệ số tải nhân tố sau khi xoay (phụ lục 5) người nghiên cứu phát hiện biến D2 (sinh viên quan tâm đến những gì tôi giảng dạy) có hệ số tải nhân tố có giá trị thấp hơn 0,4 và các giá trị này không có sự khác biệt mấy giữa các nhân tố, cần loại biến này ra khỏi mô hình (Nguyễn Đình Thọ 2011).
Phân tích nhân tố lần 2: hệ số KMO vẫn chưa được xác định, tuy nhiên qua quan sát kết quả phân tích – bảng hệ số tải nhân tố sau khi xoay (phụ lục 5) chúng ta thấy có sự gia nhập của hai nhân tố “quan điểm và thái độ của lãnh đạo” với “chính sách và quản lý” thành một nhân tố. Điều này thể hiện việc thiết kế thang đo trong quá trình nghiên cứu định tính chưa thực sự phù hợp (Nguyễn Đình Thọ 2011), người nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến một vài chuyên gia và ra quyết định loại bỏ hai biến J3 (việc truyền đạt các chính sách trong trường là tốt) và J4 (nhà trường giải quyết các khiếu nại của giảng viên một cách nhanh chóng và hiệu quả) ra khỏi mô hình nghiên cứu.
Phân tích nhân tố lần 3: hệ số KMO đã xác định và đạt tiêu chuẩn (0,851), nhưng kết quả vẫn chưa phù hợp. Tồn tại một biến đo lường tác động cùng lúc lên hai nhân tố, biến H2 (điều kiện làm việc trong trường là thoải mái) cần được loại bỏ ra khỏi mô hình (Nguyễn Đình Thọ 2011).
Các nhân tố tác động phải qua 4 lần phân tích nhân tố khám phá – EFA mới có kết quả như sau:
Bảng 3.3: Hệ số KMO và Bartlett's Test của các nhân tố tác động
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .863
Approx. Chi-Square 1309.292
df 171
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố tác động
Nhân tố Chỉ báo Ký hiệu Hệ số tải
nhân tố
1- Dạy học làm tôi năng động hơn AA11 1,015
2- Khối lượng công việc của tôi là hợp lý AA22 0,584
3- Dạy học là công việc rất thú vị AA44 0,856
Tính chất công việc FAC4-1
4- Thành tích công tác của tôi luôn được nhà
trường công nhận BB11 0,526
5- Thành tích công tác của tôi luôn được đồng
nghiệp công nhận BB22 0,516
6- Chế độ khen thưởng của nhà trường phù hợp
với thành tích của tôi BB33 0,663
7- Tôi được trả lương xứng đáng với khả năng
của mình GG22 0,985
8- Nhà trường thực hiện chế độ tăng lương và
phúc lợi thích đáng GG33 0,904 Sự công nhận và chế độ lương thưởng FAC3-1
9- Điều kiện làm việc tại trường là tốt HH11 0,452 10- Sinh viên của tôi tôn trọng tôi như là một
giảng viên D3 0,453
11- Lãnh đạo nhà trường cho rằng giảng viên
là tài sản quan trọng nhất của trường E1 0,878
12- Lãnh đạo nhà trường có những quyết định
sáng suốt E2 0,778
13- Lãnh đạo nhà trường sẵn sàng thảo luận
các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp E3 0,902
14- Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự hợp tác giữa các giảng viên E4 0,991 Mối quan hệ với SV và quan điểm lãnh đạo FAC1-1
15- Lãnh đạo nhà trường hiểu các khó khăn mà
giảng viên gặp phải khi công tác E5 0,805
16- Đồng nghiệp của tôi khuyến khích tôi làm
việc tốt hơn F1 0,987
Mối quan hệ
với 17- Đồng nghiệp của tôi cung cấp những đề
nghị hoặc phản hồi về việc dạy học của tôi. 18- Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng phát sinh trong hoạt động giảng dạy.
F3 0,863
đồng nghiệp FAC2-1
19- Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào việc nghiên cứu tập thể về những vấn đề họ cùng chung đam mê
F4 0,682
Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS 16.
Kết quả cho thấy phân tích nhân tố khá phù hợp với dữ liệu điều tra, hệ số KMO = 0,863 – đạt yêu cầu (Bảng 3.3); tổng phương sai trích 71% - đạt chuẩn, đồng thời kết quả thể hiện các nhân tố được rút trích hoàn toàn phù hợp (bảng 3.4).
Bước 2: Phân tích nhân tố cho nhân tố bị tác động
Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố bị tác động thể hiện qua bảng 3.5 và bảng 3.6:
Bảng 3.5: Hệ số KMO và Bartlett's Test của nhân tố bị tác động
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .745
Approx. Chi-Square 156.769
df 3
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố bị tác động
Nhân tố Chỉ báo Ký hiệu Hệ số tải
nhân tố
1- Tôi không có ý định đổi việc K2 0,906
2- Tôi tự hào về công việc hiện tại của tôi K3 0,911 M Mứứccđđộộ t thhỏỏaa m mããnn c chhuunngg F
FAACC11--2 2 3- Tôi thỏa mãn với môi trường làm việc
hiện tại. K4 0.892
Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS 16.
Kết quả (bảng 3.6) cho thấy nhân tố mức độ thỏa mãn chung còn 3 chỉ báo (K2, K3, K4) và nhóm thành một nhân tố duy nhất với hệ số KMO có giá trị 0,793 (Bảng 3.5), số liệu này cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố và tổng phương sai trích 81% là đạt yêu cầu đặt ra.