7. Kết cấu của luận văn
2.5. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Mẫu nghiên cứu
Xác định kích thước mẫu là công việc không hề đơn giản, bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như kích thước mẫu tùy theo phương pháp
ước lượng sử dụng (ví dụ: ML, GLS…) trong mô hình cấu trúc tuyến tính. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1998), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Cũng có người cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1989) [Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007] hay 15 mẫu cho một biến [Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007]. Tuy nhiên, số lượng mẫu cũng xác định trên số lượng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 qui mô mẫu) [Nguyễn Viết Lâm, 2007].
Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu này là 205 (41 biến * 5). Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Nghệ An hiện nay, tổng số cán bộ giáo viên là 150 người, trong đó biên chế là 85 người còn lại là hợp đồng các loại. Ngoài ra, hàng năm có từ 15-20 cán bộ giáo viên được cử đi đào tạo sau đại học, hàng chục lượt cán bộ được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… Tác giả đã thu được 96 mẫu. Mặc dù cỡ mẫu hơi nhỏ, nhưng đây là do điều kiện khách quan (tổng thể nhỏ 150 đơn vị) nên cỡ mẫu này có thể chấp nhận được.
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là phương pháp thuận tiện theo hạn ngạch (phi xác suất), phân tổ theo từng Khoa. Tuy nhiên, vì tỷ lệ mẫu/tổng thể cao (96/150 tương đương 64%), nên có thể nói rằng tính đại diện của tổng thể tương đối cao. Bản câu hỏi được phát trực tiếp cho các giáo viên để họ trả lời và gửi lại cho tác giả sau khoảng một tuần. Đáp viên không cần để lại danh tính trên bản câu hỏi, đảm bảo rằng các câu trả lời là thẳng thắn, khách quan và có độ tin cậy cao.
2.6 Tóm tắt chương 2
Nội dung cốt lõi của chương 2 tập trung vào các vấn đề như: Xây dựng qui trình thực hiện đề tài; Xác định phương pháp nghiên cứu và qui trình nghiên cứu; Các phương pháp xử lý số liệu và thiết kế thang đo. Trong chương này tác giả cũng đề cập đến cách xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu tổng quan về Trường CĐ nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiền thân là trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được thành lập ngày 04 tháng 12 năm 1998 theo Quyết định số: 1272/1998 QĐ.UB-TCCQ của UBND Tỉnh Nghệ An.
Ngày 15 tháng 2 năm 2007 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc theo quyết định số 258/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động TB và Xã hội.
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc cho Việt Nam. Trường vinh dự đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trường là biểu tượng của sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 1999, khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 12 năm 2000. Từ năm 2000 đến năm 2010 đã đào tạo 10 khóa trung cấp và 3 khóa cao đẳng cho gần 7000 học sinh, sinh viên. Trường có 06 phòng chuyên môn: Phòng Đào tạo Nghiên cứu khoa học và quan hệ Quốc tế; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài vụ; Phòng Kế hoạch dịch vụ; Phòng Công tác học sinh sinh viên; Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng và 08 khoa đào tạo: Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại; Công nghệ Hàn; Kỹ thuật điện tử; Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin, Kinh tế và Khoa cơ bản.
Trường có quan hệ hợp tác với Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc KOICA, Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc KCCI, các trường Đại học, Cao đẳng trong nước như: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Sư phạm KT Vinh; Đại học Vinh; Đại học Thái Nguyên..., các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Nghệ An và cả nước. Quan hệ hợp tác với trường Đại học Youngsan; Học viện công nghệ Dong- Eui; Cao đẳng Bách khoa Seoungnam Hàn Quốc.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng.
Trường có chức năng nhiệm vụ: Sáng tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống
Quy hoạch xây dựng trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc đã xác định mục tiêu là xây dựng trường thành trường Đại học nghề KTCN, là một cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc và các nước.
3.1.3 Quy mô đào tạo hiện nay
Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc có 09 khoa, 1 trung tâm. Năm học 2010 – 2011 đào tạo 8 ngành bậc Cao đẳng, 5 ngành bậc trung cấp, đào tạo liên thông từ hệ Trung cấp lên hệ Cao đẳng, liên kết đào tạo đại học tại chức, cao học.
3.1.4 Cơ sở vật chất
Nhà trường có diện tích là 78.000.000m2 trong đó diện tích nơi làm việc: 1.566 m2 ; Nơi học: 13.368m2 ; Nơi vui chơi giải trí: 11.390m2.
Được sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc nên cơ sở vật chất của trường đầy đủ, hiện đại và đồng bộ. Gồm 4 khu: Khu giảng đường, hiệu bộ, khu hội trường, nhà ăn, khu xưởng thực hành, khu ký túc xá, khu giáo dục thể chất. Trong đó có hội trường lớn, phòng nghe nhìn, thư viện, sân chơi thể thao (Sân bóng đá, bóng chuyền, ten nít, cầu lông, bóng bàn . . . ). Hàng năm Trường đã đầu tư cơ sở vật chất các phòng làm việc với trang bị đầy đủ, hiện đại, có phòng họp, phòng khách . . . Tất cả các phòng, ban làm việc đều được trang bị máy vi tính, máy phô tô copy . . . vườn hoa cây cảnh được đầu tư hàng trăm triệu đồng. Năm 2008 đã hoàn thành dự án xây dựng trường giai đoạn II với 2,3 triệu USD của Chính phủ Hàn Quốc viện trợ và hơn 10 tỷ VNĐ vốn đối ứng để mở rộng khuôn viên, xây phòng học lý thuyết, nhà xưởng, nhà đa chức năng và ký túc xá.
Trường đã lắp đặt mạng thông tin điện thoại nội bộ, đường dài, mạng Internet, mang Lan, Wifi đến tận phòng làm việc của các phòng, khoa, trung tâm. Ngoài ra các phòng, khoa còn có máy thu hình hiện đại, hệ thống loa phóng thanh của trường có đầy đủ các loại: Tăng âm loa máy phục vụ hội trường, phòng nghe nhìn, phòng họp... Đàn oócgan phục vụ văn nghệ, dụng cụ thể dục thể thao...
Hiện tại, trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc có hệ thống cơ sở vật chất tương đồi đầy đủ và đang tiếp tục được hoàn thiện thêm. Hệ thống phòng học, phòng thực hành đạt tiêu chuẩn và đang được xây dựng.
3.1.5 Đội ngũ cán bộ
Tổng số cán bộ, giáo viên hiện nay của trường là 150 người, trong đó biên chế là 85 người còn lại là hợp đồng các loại, trong đó có 39 thạc sĩ, đang học cao học 21 người, 65 đại học, 15 người trình độ khác. Hàng năm có từ 15-20 cán bộ giáo viên được cử đi đào tạo sau đại học, hàng chục lượt cán bộ được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…
3.1.6 Nghiên cứu khoa học
Về nghiên cứu khoa học, đến nay nhà trường đã thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học có hiệu quả ứng dụng vào thực tế khá cao như: Mô hình đóng mở cửa tự động; Mô hình học tiếng Anh; Máy cắt cỏ; Mô hình hệ thống tự động điều chỉnh áp lực (khoa công nghệ ô tô); Mô hình điện ô tô hiện đại; Đặc biệt năm 2008 mô hình Robocom của trường đã đạt giải tại kỳ thi Robocom khu vực miền Trung…
3.1.7 Hợp tác quốc tế
Hiện nay, nhà trường mở rộng hợp tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác với Cơ quan hợp tác Quốc tế KOICA, Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc KCCI, các trường Đại học, Cao đẳng trong nước như: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Sư phạm KT Vinh; Đại học Vinh; Đại học Thái Nguyên....Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Nghệ An và cả nước. Quan hệ hợp tác với trường Đại học Youngsan; Học viện công nghệ Dong-Eui; Cao đẳng Bách khoa Seoungnam Hàn Quốc.
3.1.8 Tổ chức Đảng, đoàn thể
- Ban chấp hành Đảng bộ có 7 ủy viên, có 4 chi bộ trực thuộc với 62 đảng viên.
- Ban chấp hành công đoàn có 5 ủy viên gồm 3 công đoàn bộ phận.
- Ban chấp hành đoàn trường có 15 ủy viên. Ban thường vụ có 05 ủy viên. Có 6 liên chi đoàn, 1 chi đoàn giáo viên và 76 chi đoàn học sinh.
3.1.9 Khen thưởng
Hằng năm nhà trường đều được Sở Lao động thương binh & Xã hội Nghệ an, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ lao động thương binh & xã hội tặng bằng khen, giấy khen về thành tích “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; Cán bộ giáo viên công nhân viên có 20-
30% đạt “chiến sỹ thi đua” cấp cơ sở, 90-95% đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Đảng bộ nhà trường 5 năm liền 2005-2010 được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 4. Thủ tướng Chính phủ tặng tặng cờ thi đua, Bằng khen. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tặng cờ thi đua, bằng khen. UBND tỉnh tặng Cờ thi đua, Bằng khen.
Tập thể nhà trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của UBND tỉnh. Công đoàn trường được Tổng Liên đoàn Lao động tặng cờ thi đua, Bằng khen. Liên đoàn Lao động tỉnh tặng cờ thi đua, bằng khen, UBND tỉnh tặng bằng khen. Năm 2010 Trường được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp giấy chứng nhận là đơn vị văn hóa. Đoàn thanh niên đạt danh hiệu xuất sắc nhiều năm liền của Thành đoàn và Tỉnh đoàn, được Trung ương đoàn và Tỉnh đoàn tặng cờ thi đua và Bằng khen.
3.2 Mô tả tổng thể và mẫu điều tra 3.2.1 Tổng thể 3.2.1 Tổng thể
Tổng số cán bộ, giáo viên hiện nay của trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An là 150 người, trong đó biên chế là 85 người còn lại là hợp đồng các loại, trong đó có 39 thạc sĩ, đang học cao học 21 người, 65 đại học, 15 người trình độ khác. Riêng bộ phận Giáo viên (đối tượng phỏng vấn) có 124 người (gần 100 là cơ hữu trong trường, còn lại là giáo viên thỉnh giảng). Hàng năm có từ 15-20 cán bộ giáo viên được cử đi đào tạo sau đại học, hàng chục lượt cán bộ được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…
3.2.2 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 96 quan sát đạt yêu cầu, được phân bổ như sau:
- Theo độ tuổi (biểu đồ 2): dưới 30 tuổi có 39 người (41%), từ 30 đến dưới 50 tuổi có 50 người (52%) và từ 50 tuổi trở lên có 7 người (7%);
- Theo trình trạng gia đình (biểu đồ 3): có gia đình có 65 người (68%), chưa có gia đình 31 người (32%);
- Theo trình độ học vị (biểu đồ 4): đại học có 47 người (49%), thạc sĩ 39 người (41%), tiến sĩ 0 người và trình độ khác 10 người (10%);
- Theo thâm niên công tác (biểu đồ 5): dưới 5 năm có 40 người (41,67%), từ 5 đến dưới 10 năm có 39 người (40,62%) và từ 10 năm trở lên có 17 người (17,71%);
- Theo đơn vị công tác (Khoa) (biểu đồ 6): Khoa điện tử có 9 người (chiếm 9,37%), Khoa công nghệ thông tin có 12 người (chiếm 12,50%), Khoa điện công nghiệp có14 người (14,58%), Khoa công nghệ ô tô có 12 người (12,50%); Khoa cắt gọt kim loại có 13 người (13,54%), Khoa hàn và đường ống có 12 người (12,50%), Khoa điện lạnh có 6 người (6,25%); Khoa cơ bản có 13 người (13,54%); Khoa kinh tế có 5 người (5,21%);
- Theo chức vụ (biểu đồ 7): đang đảm nhiệm chức vụ có 22 người (23%), không đảm nhiệm là 74 người (77%).
Biểu đồ 1: Giới tính
70% 30%
Nam Nữ
Biểu đồ 2: Độ tuổi 41% 52% 7% Dưới 30 Từ 30 đến dưới 50 Từ 50 trở lên
Biểu đồ 3: Tình trạng gia đinh
68% 32% Có gia đình Chưa có gia đình Biểu đồ 4: Học vị 49% 41% 10% Đại học Thạc sĩ Khác
Biểu đồ 5: Thâm niên 41% 41% 18% Dưới 5 năm Từ 5 đến dưới 10 năm 10 năm trở lên
Biểu đồ 6: Theo đơn vị công tác
9% 13% 14% 13% 13% 13% 6% 14% 5% Điện tử
Công nghệ thông tin Điện công nghiệp Công nghệ ô tô Cắt gọt kim loại Hàn và đường ống Điện lạnh Cơ bản Kinh tế Biểu đồ 7: chức vụ 23% 77% Đang đảm nhiệm Không đảm nhiệm
Với hiện trạng phân bổ mẫu như trên là khá hợp lý, đủ đại diện cho tổng thể trong phân tích dữ liệu. Còn cỡ mẫu hơi nhỏ (theo yêu cầu phải là 205 (41 biến * 5) quan sát – Nguyễn Đình Thọ 2011), nhưng do điều kiện khách quan (tổng thể nhỏ 150 đơn vị) nên cỡ mẫu này tạm chấp nhận được.
Thông tin sơ bộ từ mẫu (phụ lục 3) cho thấy hầu hết các biến quan sát đều có điểm trung bình (trên tất cả các quan sát) trên 3, riêng biến “lương của Giáo viên đủ cho nhu cầu của tôi” có điểm trung bình dưới 3, cho thấy Giáo viên trong trường đều thỏa mãn về công việc hiện tại của mình, nhưng lại cho rằng lương chưa đủ so với nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
3.3 Kết quả phân tích dữ liệu
3.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach alpha
Để đảm bảo độ tin cậy của các mục hỏi trong phiếu điều tra, người nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach Alpha (thực hiện trên phần mềm SPSS 16.0) trong kiểm định mức độ phù hợp của các mục hỏi, với yêu cầu hệ số này phải có giá trị trên 0,6 và hệ số tương quan biến tổng trên 0,3 (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) mới chấp nhận sử dụng các chỉ báo cho phân tích tiếp theo. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach alpha được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố
Cronbach Alpha lần 1 Cronbach Alpha lần 2 Nhân tố Ký hiệu Hệ số Alpha nếu loại biến Ghi chú Hệ số Alpha nếu loại biến Ghi chú Alpha và kết quả cuối cùng Tính chất công việc 0,665 0,675
Dạy học làm tôi năng động hơn A1 0,539 0,500
Khối lượng công việc của tôi là
hợp lý A2 0,559 0,572
Tôi thường xuyên nhận được ý kiến phê bình về công việc của mình
A3 0,675 Loại
Dạy học là công việc rất thú vị A4 0,617 0,590 Dạy học là công việc nhiều thách
thức A5 0,654 0,731 Loại
0,731
Sau khi loại biến A3 và A5
Sự công nhận B 0,893 Thành tích công tác của tôi luôn
được nhà trường công nhận B1 0,787 Thành tích công tác của tôi luôn
được đồng nghiệp công nhận B2 0,882 Chế độ khen thưởng của nhà
trường phù hợp với thành tích của tôi
B3 0,863
0,893
Cơ hội thăng tiến C 0,229 Tôi luôn có cơ hội để phát triển kỹ
năng mới C1 0,295
Tôi thấy có cơ hội thăng tiến nghề
nghiệp khi công tác tại trường C2 0,221 Việc thực hiện tiêu chuẩn đề bạt là
minh bạch và công bằng giữa các giảng viên
C3 -0,139
Loại toàn bộ các
biến
Mối quan hệ với sinh viên D 0,740 Tôi hòa hợp được với sinh viên của
mình D1 0,807 Loại
Sinh viên quan tâm đến những gì
tôi giảng dạy D2 0,631
Sinh viên của tôi tôn trọng tôi như
là một giảng viên D3 0,534
0,807
Sau khi loại biến
D1
Quan điểm và thái độ của lãnh
đạo E 0,861 0,904
Lãnh đạo nhà trường cho rằng giảng viên là tài sản quan trọng nhất của trường
E1 0,824 0,881
Lãnh đạo nhà trường có những
quyết định sáng suốt E2 0,816 0,872
Lãnh đạo nhà trường sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề