2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP TƯ SẢN 1 Cách mạng tư sản và Hiến pháp tư sản
2.2. Sự phát triển của Hiến pháp trong xã hội tư sản
Một trong những đặc trưng quan trọng của Hiến pháp nói chung là sự ra đời của Hiến pháp trong lịch sử một nước thường đánh dấu một giai đoạn phát triển đưa đến sự thay đổi so sánh lực lượng các giai cấp trong xã hội. Trong xã hội tư sản ở thời kỳ đầu sau cách mạng tư sản, Hiến pháp tư sản ra đời chủ yếu phản ánh so sánh lực lượng giai cấp giữa các phe phái thuộc nội bộ giai cấp tư sản hoặc giữa giai cấp tư sản chiến thắng với tầng lớp quý tộc đã bị lật đổ nhưng đang còn lực lượng.
Về sau khi giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiến hành các cuộc đấu tranh chống nền thống trị tư sản, thì sự ra đời của một bản Hiến pháp trước hết phản ánh so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Hiến pháp tư sản dù ra đời bất cứ ở đâu và ở thời điểm nào, xét theo bản chất đều phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản. Các Hiến pháp tư sản ra đời trước cách mạng tháng Mười Nga có nội dung gồm các quy định chung, ngắn gọn, thiếu cụ thể, phạm vi điều chỉnh thường bó hẹp trong việc ấn định một cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước và một số quyền tự do công dân. Các Hiến pháp ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nội dung các quy định đã khá chi tiết, cụ thể bao gồm cả những vấn đề kinh tế và xã hội.
* Về cơ bản các Hiến pháp tư sản có các dấu hiệu chung sau:
- Đều tìm mọi cách che dấu bản chất giai cấp tư sản, thể hiện quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới khái niệm "chủ quyền nhân dân" một cách đẹp đẽ. Ví dụ như Hiến pháp Mỹ khẳng định "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân".
- Không quy định vai trị lãnh đạo của đảng phái chính trị nào cả. Tuyên bố sự tồn tại chế độ đa nguyên, đa đảng trong xã hội tư sản.
- Tất cả Hiến pháp tư sản đều là hình thức ghi nhận, củng cố quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới hình thức những quy định chung khá hấp dẫn.
- Hai hình thức chính thể phổ biến thường được các Hiến pháp tư sản ấn định là quân chủ lập hiến và cộng hòa.
- Các Hiến pháp tư sản thường thể hiện với những biến dạng khác nhau của nguyên tắc "phân chia quyền lực " và ấn định một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tương ứng bảo đảm quyền thống trị của giai cấp tư sản.
- Các Hiến pháp tư sản có đối tượng điều chỉnh hẹp, chủ yếu quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, rất ít có những quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy vậy, những bản Hiến pháp tư sản ban hành sau cách mạng tháng Mười thường có ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của công dân mà chủ yếu và trước hết là các quyền tự do, dân chủ dành cho giai cấp tư sản.
35
3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA