BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 80 - 84)

- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền

2. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGHĨA VIỆT NAM

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 như sau:

"1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Như vậy, bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước hết được thể hiện là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân, vì Nhân dân. Bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân, vì Nhân dân được thể hiện ở các đặc trưng sau:

- Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, trong đó Hiến pháp và các luật đóng vai trị tối thượng. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật và bình đẳng trước pháp luật;

- Là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức;

- Là Nhà nước trong đó khơng chỉ có cơng dân có trách nhiệm đối với Nhà nước, mà Nhà nước phải có trách nhiệm đối với cơng dân;

- Là Nhà nước trong đó các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người đều bị nghiêm trị;

- Là Nhà nước trong đó quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngồi việc bảo đảm các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, cịn có một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, về quá trình hình thành và phát triển, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân, không kinh qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đây là đặc điểm lịch sử rất quan trọng cho chúng ta thấy rõ điểm xuất phát của quá trình xây dựng nhà nước cùng với những khó khăn, yếu kém của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc xã hội. Qua mấy chục năm phấn đấu, xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động, đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Đảng, chúng ta mới xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và cho đến tháng 12 năm 2001 Hiến pháp năm 1992 mới được sửa đổi và quy định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định này của Hiến pháp năm 1992, nhưng bổ sung điểm mới quan trọng là: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”.

- Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được thể hiện ở các đặc trưng sau:

+ Nhân dân Việt Nam là chủ thể tối cao của Nhà nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Việt Nam. Nhân dân có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em.

89

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân đạo sâu sắc, tơn trọng các giá trị của con người.

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách và hoạt động đối ngoại thể hiện khát vọng hịa bình của nhân dân Việt Nam, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hịa bình, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia.

- Thứ ba, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết "tam quyền phân lập" vì nó máy móc, khơ cứng theo kiểu các quyền hồn tồn độc lập, khơng có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến bộ của nhân loại. Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân cơng, phân định thẩm quyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao ba quyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền...

Theo Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội là cơ quan duy nhất được giao thực hiện thẩm quyền lập pháp, bên cạnh đó Quốc hội cịn được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ nữa; Chính phủ được phân công thực hiện thẩm quyền hành pháp; Tịa án nhân dân được phân cơng thực hiện thẩm quyền tư pháp, Viện kiểm sát được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Như vậy, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tịa án nhân dân tối cao khơng phải là cơ quan được giao

nhiệm vụ lập pháp, nhưng hiện nay luật Tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, luật Tổ chức Tòa án nhân dân lại quy định các cơ quan đó trình các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, không nên giao cho Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, vì đây là thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hơn nữa, khái niệm lập pháp phải bao hàm tồn bộ nội dung của q trình soạn thảo dự án luật, thơng qua và ban hành luật, có như vậy mới bảo đảm tính khách quan tồn diện và chất lượng văn bản pháp luật.

- Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong số những nội dung cơ bản nhất của nguyên tắc tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tập trung dân chủ được thể hiện trong quá trình tổ chức và xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc này cần cân nhắc, xem xét các điều kiện cần và đủ để phát huy tác dụng, hiệu quả tích cực của nguyên tắc này; đặc biệt phải lưu ý đến quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện công vụ của bộ máy công quyền hiện nay.

- Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơng dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước với công dân, giữa dân chủ với kỷ cương trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do pháp luật quy định và điều chỉnh. Đây là một đặc điểm quan trọng, xuyên suốt trong tồn bộ q trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay và phải được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, không ngừng tăng cường và đổi mới công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời, thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

- Thứ bảy, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là đặc điểm nổi bật của Nhà nước pháp quyền xã hội

91

chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp ghi nhận và nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ. Đảng lãnh đạo Nhà nước thơng qua cương lĩnh, đường lối, chính sách được thể chế bằng pháp luật. Đảng không làm thay Nhà nước và phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình nhằm tạo điều kiện cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thứ tám, mục đích của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát triển đất nước về mọi mặt, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 80 - 84)