- Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp được sửa đổi theo thủ tục như
4.4. Căn cứ vào bản chất Hiến pháp
Hiến pháp được phân thành hai loại: Hiến pháp tư sản và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp tư sản do Nhà nước tư sản ban hành. Sự ra đời của Hiến pháp tư sản gắn liền với thắng lợi của cách mạng tư sản, thể hiện bản chất của giai cấp tư sản. Hiến pháp tư sản tuyên bố sự tồn tại chế độ đa nguyên, đa đảng trong xã hội tư sản, ghi nhận, củng cố quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, ấn định một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc "phân chia quyền lực". Các Hiến pháp tư sản có đối tượng điều chỉnh hẹp, chủ yếu quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành. Sự ra đời của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa gắn liền với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hiến pháp xã hội chủ ghi nhận, khẳng định các nguyên tắc cơ bản của đường lối quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đường lối đối ngoại hịa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, thể hiện bản chất nhân đạo, tính nhân dân sâu sắc của chế độ mới; ghi nhận, khẳng định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa xác định một
cơ cấu tổ chức Nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực Nhà nước tập trung ở cơ quan đại diện ở trung ương và địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra, đồng thời quy định một sự phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.