- Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp được sửa đổi theo thủ tục như
1. TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM
TÁM NĂM 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên khơng có Hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789), ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa (1911) và chính sách duy tân mà Minh Trị Thiên Hồng đã áp dụng ở Nhật Bản,… nên trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập hiến là:
- Khuynh hướng thứ nhất: Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một
bản Hiến pháp trong đó bảo đảm: quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hồng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An Nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng lập hiến năm 1923) và Phạm Quỳnh.
- Khuynh hướng thứ hai: Chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó. Khơng có độc lập dân tộc thì khơng thể có Hiến pháp
thực sự dân chủ. Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Thực tiễn cách mạng
Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.
Sớm tiếp thu những tinh hoa của tư tưởng lập hiến, đầu năm 1919, thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã gửi tám điều yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vessailles trong đó đã thể hiện tư tưởng lập hiến của mình. Để dễ phổ biến, tuyên truyền trong cộng đồng người Việt Nam. Năm 1922, Người đã chuyển bản Yêu sách đó thành “Việt Nam yêu cầu ca”. Trong tám điều u sách thì đã có 4 điều liên
quan đến Hiến pháp và pháp luật như “thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”. Đáng chú ý là trong tám điều yêu sách đó có yêu sách thứ 7 thể hiện rõ nét tư tưởng lập hiến của Người:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc lại công bố thêm một bản yêu sách với tên gọi “Lời hơ hốn cùng Vạn quốc hội” địi trả quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam và đòi quyền độc lập hoàn toàn cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách ghi rõ “Nếu được độc lập ngay thì Việt Nam sẽ tình nguyện trả (dần từng năm) một phần nợ mà nước Pháp đã vay Mỹ và Anh trong hồi Âu chiến, Việt Nam sẽ ký hoà ước liên minh với nước Pháp và sẽ xếp đặt một nền Hiến pháp theo lý tưởng dân quyền”.
Chỉ một ngày sau ngày Quốc khánh 2/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Hiến pháp và coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. Về vấn đề Hiến pháp, Người viết “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân khơng kém phần chun chế nên nước ta khơng có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”.
Trong phiên họp thông qua Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu trước Quốc hội “... Hiến pháp đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, cơng bình của các giai cấp”, và Người đã nhấn mạnh “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: dân sinh, dân quyền và dân tộc”.
Như vậy, tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh đã xuất hiện rất sớm và có những nội dung cơ bản sau đây:
- Yêu cầu ban hành ngay một bản Hiến pháp cho đất nước Việt Nam. Đề cao vai trò của Hiến pháp và các đạo luật trong hệ thống pháp luật;
- Thể hiện rõ nét tinh thần độc lập dân tộc. Chủ trương giành độc lập dân tộc, xố bỏ chế độ qn chủ, sau đó xây dựng Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam độc lập. Khơng có độc lập dân tộc thì khơng thể có Hiến pháp thực sự. Tư tưởng lập hiến này của Người hoàn toàn
47
khác với tư tưởng lập hiến của Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu là phải xây dựng một bản Hiến pháp vừa bảo đảm quyền dân chủ cho nhân dân, quyền điều hành đất nước của nhà vua và quyền bảo hộ của Chính phủ Pháp;
- Tinh thần độc lập dân tộc gắn liền với dân chủ, dân quyền, dân sinh. Người đã chỉ rõ trước đây chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta khơng có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ, do đó chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ, xây dựng một nền Hiến pháp theo lý tưởng dân quyền, bảo đảm dân sinh, ghi nhận trong Hiến pháp các quyền và tự do của con người, thừa nhận tính pháp lý trong mối liên hệ qua lại giữa Nhà nước với công dân.
Tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử lập hiến Việt Nam, đặc biệt đã có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến nội dung của Hiến pháp năm 1946.