CHÍNH SÁCH ĐỒN KẾT VÀ ĐƯỜNG LỐI DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 96 - 98)

- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền

5. CHÍNH SÁCH ĐỒN KẾT VÀ ĐƯỜNG LỐI DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chính sách đồn kết và đường lối dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 5 Hiến pháp năm 2013 như sau:

"1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam;

2. Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc;

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình;

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".

Chính sách đồn kết và đường lối dân tộc được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đã phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa từ ngàn đời của dân tộc ta, đã thực sự phát huy tác dụng, tập hợp và phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Việc tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng các dân tộc trong Hiến pháp có ý nghĩa chính trị sâu sắc vì: sự khẳng định đó rất thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam, được đồng bào các dân tộc thiểu số hân hoan đón nhận với niềm tự hào và càng thấy được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, góp phần động viên toàn dân thực hiện Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp.

Sự bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tham gia bảo vệ Tổ quốc. Quyền bình đẳng này đã trở

thành một trong những nội dung quan trọng của bản chất ưu việt chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta; thể hiện rõ ràng, kiên định là: Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, đồn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Đảng ta, Nhà nước ta đã dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền các dân tộc nên đã có chủ trương, chính sách dân tộc đúng đắn, bảo đảm các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển. Đồn kết, tương trợ khơng phải chỉ bằng lời nói mà là đồn kết, tương trợ thực sự vì đồn kết đã trở thành truyền thống quý báu, được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sự tôn trọng nhau và không kỳ thị dân tộc được thể hiện rất sinh động về việc các dân tộc cùng nhau kiên trì thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ việc học tập, nâng cao kiến thức, trình độ dân trí, giúp đỡ đồng bào các dân tộc ít người xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chăm lo các lĩnh vực y tế, sức khỏe sinh sản, chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Nhà nước đã thực hiện những chính sách đặc thù chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số có tri thức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu vận động đồng bào xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nơng thơn mới bền vững, chăm lo tồn diện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, bảo vệ cuộc sống yên vui cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc, Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ Quốc hội quyết định chính sách dân tộc. Trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội có Hội đồng Dân tộc, là cơ quan mang tính đại diện cho các dân tộc trong Quốc hội. Hội đồng Dân tộc có các thành viên là người dân tộc thiểu số. Hội đồng Dân tộc có thẩm quyền nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để đảm bảo triển khai Hiến

105

pháp, các chính sách dân tộc và các Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư cho vùng dân tộc, miền núi có hiệu quả, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về thực hiện chính sách dân tộc. Mối quan hệ này khẳng định vai trị, vị trí của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, tạo điều kiện để Hội đồng Dân tộc nắm bắt trực tiếp việc điều hành của Chính phủ, trực tiếp góp ý kiến tại phiên họp Chính phủ, phản ánh kịp thời việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này với Quốc hội. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền mời thành viên Chính phủ, cá nhân hữu quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc.

Ngồi ra, trong cơ cấu Chính phủ có Ủy ban Dân tộc, là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước, tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện Hiến pháp, pháp luật; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật trong lĩnh vực dân tộc; lắng nghe giải quyết nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số,... theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)