- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền
3. QUYỀN LỰC NHÂN DÂN VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÂN DÂN
QUYỀN LỰC NHÂN DÂN
3.1. Khái niệm quyền lực nhân dân
Quyền lực nhân dân là một phạm trù chính trị chỉ ưu thế tuyệt đối và vai trò quyết định của nhân dân trong quản lý xã hội. Khái niệm này đối lập với khái niệm quân quyền dùng để chỉ quyền lực tuyệt đối của cá nhân.
Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được quy định tại điều 2 Hiến pháp năm 2013 có nghĩa là: quyền lực Nhà nước hoàn toàn thuộc về nhân dân Việt Nam. Quyền lực Nhà nước không thể thuộc về một đẳng cấp, một tổ chức xã hội hay một nhóm người nào cả. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Việt Nam. Nhân dân có tồn quyền quản lý tất cả các công việc của Nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả các cơng việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia, đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng của tồn dân tộc. Nhân dân có quyền tự do thể hiện ý chí của mình và thơng qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân - các cơ quan quyền lực nhà nước đồng thời là các cơ quan đại diện của nhân dân để biến ý chí đó thành ý chí Nhà nước, thành những quy phạm pháp luật buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện.
3.2. Các hình thức thực hiện quyền lực nhân dân
Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định "Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
Như vậy, theo quy đinh của Hiến pháp năm 2013, có hai hình thức thực hiện quyền lực nhân dân. Đó là hình thức dân chủ trực tiếp và hình thức dân chủ đại diện.
3.2.1. Hình thức dân chủ trực tiếp
Đó là việc nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, trong đó có tham gia thảo luận dự thảo Hiến pháp và luật, trực tiếp thể hiện ý chí của mình khi có trưng cầu ý dân về những vấn đề hệ trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia. Nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, có quyền bãi nhiệm các đại biểu đó nếu họ khơng cịn xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo cơng việc của mình trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Mọi người dân có quyền kiến nghị, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của mình với các cơ quan nhà nước. Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo cáo mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của mọi cơng dân… Các quyền và sự tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân dân kiểm tra hoạt động của Nhà nước, nhưng trước hết đó là một trong những phương thức quan trọng để thực hiện dân chủ. Vì vậy, cần chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tơn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của cơng dân.
93
3.2.2. Hình thức dân chủ đại diện
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thay mặt cho nhân dân cả nước giải quyết những công việc quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, giải quyết những công việc quan trọng ở địa phương, bảo đảm sự phát triển toàn diện của địa phương và hoàn thành những nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước cấp trên giao cho.
Để bảo đảm thực hiện tốt hình thức dân chủ gián tiếp chúng ta cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để các cơ quan này thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan đại diện của nhân dân, biến ý chí của nhân dân thành ý chí nhà nước. Cần cải tiến mạnh mẽ cách thức tiếp xúc với cử tri để thông qua hoạt động này, các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, ý nguyện và sáng kiến của nhân dân. Các kiến nghị chính đáng, hợp pháp của cử tri là hình thức phản ánh quyền làm chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân đối với công việc chung của đất nước. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần giám chặt chẽ các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân...
Chỉ khi nào xây dựng được mối quan hệ khăng khít với nhân dân, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân mới có khả năng đem được ý nguyện của nhân dân vào các nghị quyết, các đạo luật và giám sát có hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết và các đạo luật đó. Nếu khơng giữ mối liên hệ gắn bó với cử tri, đại biểu Quốc hội sẽ xa rời thực tiễn, khơng thể đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, không thể thay mặt nhân dân quyết định đúng đắn vấn đề quan trọng của đất nước...