hơn so với Hiến pháp tư sản.
3.3. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa - Luật cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, khác với những đạo luật khác.
Tính chất luật cơ bản của Hiến pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trên nhiều phương diện:
- Trước hết, Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật.
- Xét về nội dung, nếu các luật khác thường chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, thì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa rất rộng, có tính chất bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi công dân trong xã hội như chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ và mơi trường, chính sách đối ngoại, quốc phịng và an ninh quốc gia, địa vị pháp lý của công dân, chế độ bầu cử, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Xét về mặt pháp lý, Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có hiệu lực pháp lý cao nhất. Đặc tính đó của Hiến pháp có những biểu hiện cụ thể sau:
+ Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ của tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa;
39
+ Tất cả các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp;
+ Các Điều ước quốc tế mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu đối với từng điều riêng biệt;
+ Tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định;
+ Tất cả các cơng dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp;
+ Việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt: Chủ trương xây dựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một Nghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; việc xây dựng dự thảo Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan soạn thảo Hiến pháp do chính Quốc hội lập ra; việc lấy ý kiến nhân dân thường được tiến hành rộng rãi; việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; việc sửa đổi Hiến pháp thường được thực hiện theo một trình tự đặc biệt được quy định tại Hiến pháp; cả quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng cộng sản.
4. PHÂN LOẠI HIẾN PHÁP 4.1. Theo hình thức Hiến pháp 4.1. Theo hình thức Hiến pháp
Hiến pháp được phân thành hai loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp không thành văn.
- Hiến pháp thành văn là: Hiến pháp có các quy định được viết thành văn bản và được Nhà nước tuyên bố hoặc ghi nhận là luật cơ bản của Nhà nước. Tuyệt đại đa số Hiến pháp các nước trên thế giới hiện nay là Hiến pháp thành văn. Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp thành văn.
- Hiến pháp không thành văn là: Tổng thể các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật được hình thành theo tập tục truyền thống, các án lệ của Tịa án tối cao có liên quan đến việc tổ chức quyền lực Nhà nước, nhưng không được Nhà nước tuyên bố hoặc ghi nhận là luật cơ bản của Nhà nước. Hiện nay chỉ có 3 nước trên thế giới có Hiến pháp khơng thành văn, đó là Anh, Niudilân và Ixraen.
4.2. Theo tính chất nội dung của Hiến pháp
Hiến pháp được phân thành hai loại: Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại.
- Hiến pháp cổ điển là những Hiến pháp thường được ban hành trước cách mạng tháng Mười Nga. Hiến pháp cổ điển có đối tượng điều chỉnh hẹp, chủ yếu là những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức quyền lực Nhà nước. Trong nội dung Hiến pháp chứa đựng một số lượng hạn chế các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân và hầu như khơng có điều khoản nào quy định về quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 là một điển hình của Hiến pháp cổ điển.
- Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp thường được thông qua sau cách mạng tháng Mười Nga. Các bản Hiến pháp này có đối tượng điều chỉnh rộng hơn, có nhiều nội dung dân chủ hơn. Trong nội dung Hiến pháp chứa đựng một số lượng lớn các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 là một ví dụ điển hình về Hiến pháp hiện đại. Chương V của Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có đến 34 điều (từ điều 49 đến điều 82) quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
4.3. Căn cứ vào thủ tục sửa đổi Hiến pháp
Hiến pháp được phân thành hai loại: Hiến pháp nhu tính và Hiến pháp cương tính.