Địa bàn nghiên cứu – TP Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bia chai trên địa bàn thành phố quy nhơn (Trang 30 - 75)

Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của Tỉnh Bình Định, với diện tích tự nhiên là 286 km2, khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu hải dương quanh năm mát mẻ, ấm áp, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa.

Dân số Thành phố Quy Nhơn là 281,100 người, mật độ dân số 983 người/ km2 và kết cấu dân số trẻ (theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Định năm 2011). Giống như mọi nơi khác của Việt Nam, dân cư tại Thành phố Quy Nhơn xuất phát từ mọi miềm đất nước. Điều này hình thành nên sở thích và thói quen tiêu dùng khác nhau.

Hiện nay cơ cấu kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP đã hình thành nên các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và các cụm công nghiệp nhỏ khác. Nền kinh tế phát triển đã cải thiện đáng kể mức sống của người dân tại thành phố với thu nhập bình quân năm 2010 là 1,625 USD/ người. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng thực phẩm và đồ uống của người dân, đặc biệt là sản phẩm mang tính giải trí như bia, rượu, mỹ phẩm…

Trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn, trường học, viện nghiên cứu, khu thương mại và nhiều dự án đầu tư như dự án xây dựng Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành, dự án xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội, khu đô thị An Phú Thịnh…

Đồng thời Quy Nhơn là thành phố biển với nhiều khu du lịch và di tích lịch sử như Tháp Đôi, chùa Long Khánh, Gành Ráng Tiên Sa…và cơ sở hạ tầng khá khang trang. Với tất cả những đặc trưng trên, địa bàn Thành phố Quy Nhơn là nơi được chọn thực hiện đề tài nghiên cứu lý tưởng.

Về hệ thống giao thông:

- Đường bộ: Thành phố Quy Nhơn nối với ba tuyến đường quốc lộ chính. Quốc lộ 1A chạy qua Quy Nhơn theo hướng Bắc Nam, dài 15.6 km.

- Đường thủy: Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn và cảng Thị Nại, cảng Quy Nhơn là một trong những cảng quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Cảng Quy Nhơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là cảng loại 1 và đang trên đà phát triển mạnh mẽ với vị trí luôn nằm trong Top 3 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng.

- Đường sắt: ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc-Nam hướng từ ga Diêu Trì, ga Quy Nhơn không phải là ga lớn, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa lên đến ga chính là ga Diêu Trì. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường sắt đã đưa vào sử dụng đôi tàu địa phương SQN1/2 Golden Train chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Sài Gòn và ngược lại hàng ngày giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi tàu.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nam giới từ 20-40 tuổi thường xuyên sử dụng sản phẩm bia chai.

- Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn Thành phố Quy Nhơn. - Thời gian nghiên cứu: 03/2012 ÷ 05/2012

2.2. Phương pháp nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát mức độ tiêu dùng, sản lượng tiêu thụ sản phẩm bia chai thông qua bảng câu hỏi trực tiếp.

- Khảo sát thị hiếu tiêu dùng sản phẩm bia chai dựa trên các đặc tính cảm quan của sản phẩm (màu, mùi, vị, độ trong, độ tạo bọt) thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi trực tiếp.

- Nghiên cứu tiến hành xác định cỡ mẫu theo phương pháp Yamane (1967 – 1986). - Tiến hành xử lý số liệu khảo sát bằng phần mềm Excel và SPPS.

2.2.2. Bảng câu hỏi khảo sát

Chào bạn! Bạn vui lòng trả lời các câu hỏi điều tra dưới đây!

CÂU 1: Tìm hiểu sở thích của bạn về các đặc điểm của sản phẩm BIA CHAI

 Bạn hãy cho biết mức độ ưa thích của bạn khi sử dụng sản phẩm bia chai?

Rất thích Thích Không có ý kiến Không thích

 Khi sử dụng sản phẩm bia chai, bạn muốn MÀU của bia như thế nào? Vàng rơm Vàng cam

Vàng nhạt Vàng nâu

 Khi sử dụng bia chai, bạn muốn MÙI của bia như thế nào?

Mùi thơm dễ chịu Mùi thơm hơi nồng Mùi thơm gắt Mùi thơm rất gắt  Khi sử dụng bia chai, bạn muốn Vcủa bia như thế nào?

Vị đắng hài hòa với vị ngọt Vị hơi đắng, ít ngọt

 Khi sử dụng bia chai, bạn muốn bia có LƯỢNG BỌT như thế nào?

Nhiều bọt Hơi nhiều bọt

Ít bọt Không có bọt  Khi sử dụng bạn muốn ĐỘ TRONG của bia chai như thế nào?

Trong suốt Lợn cợn

Hơi đục Có cặn ở đáy

CÂU 2: Tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm BIA CHAI

 Bạn có thường xuyên sử dụng sản phẩm bia chai không?

Từ 7 lấn trở lên/ tuần Từ 4- 5 lần/ tuần

Từ 2-3 lần/tuần Ít hơn 1 lần/ tuần  Mỗi lần sử dụng bạn uống khoảng bao nhiêu chai?

Từ 7 chai trở lên Từ 5 chai trở xuống

Từ 3 chai trở xuống Từ 1 chai trở xuống  Bạn thường uống bia chai của hãng nào?

Bia Quy Nhơn Bia Sài Gòn đỏ Bia Sài Gòn xanh Bia Heineken Bia Tiger Khác  Tại sao bạn thường uống bia chai của hãng đã chọn ở trên?

Màu đẹp Vị ngon Trạng thái bia tốt Giá cả hợp lý Ý kiến khác Có mùi thơm hấp dẫn

CÂU 3: Tìm hiểu về thói quen dùng bia của bạn

 Bạn thường sử dụng bia chai ở đâu?

Tại nhà Nơi làm việc Ở quán  Bạn có thói quen sử dụng bia chai trong những trường hợp nào?

Trong bữa ăn hàng ngày và trong bữa tiệc Khi vui chơi với bạn bè Trong công việc

 Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn sử dụng sản phẩm bia chai của bạn? Tôi thấy mọi người xung quanh tôi sử dụng nhiều sản phẩm bia chai. Tôi bị thu hút bởi các chương trình quảng cáo và chương trình khuyến mãi. Sản phẩm bia chai có chất lượng tốt.

Sản phẩm bia chai có giá cả vừa phải.

Sản phẩm đa dạng, có uy tín trên thị trường. Ý kiến khác.

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1. Tình trạng hôn nhân:

Độc thân Có gia đình

2. Bạn bao nhiêu tuổi?

Từ 20-24 tuổi Từ 25-34 tuổi Từ 35-40 tuổi 3. Nghề nghiệp cảu bạn là gì?

Công nhân Công chức

Sinh viên Tự do

Thương gia Buôn bán nhỏ

2.2.3. Lựa chọn mẫu khảo sát

Do tiến hành chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và tổng thể mẫu lớn hơn 200 người nên ta sẽ áp dụng công thức xác định cỡ mẫu đơn giản Yamane (1967-1986):

n= N/ (1+N*e2)

Trong đó n: số lượng mẫu cần xác định cho điều tra N: tổng thể

e: giới hạn sai số chọn mẫu

Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê Tỉnh Bình Định năm 2011 tại Thành phố Quy Nhơn nam giới trong độ tuổi từ 20-40 tuổi (tổng thể) N= 74,795 người.Theo công thức của Yamane thì cỡ mẫu điều tra được tính như sau:

n tính được là cỡ mẫu của khối mẫu chính. Trên thực tế, khi tiến hành điều tra có thể gặp phải một tỷ lệ từ chối, hoặc tỷ lệ rủi ro khi không gặp đối tượng khảo sát nên nghiên cứu bổ sung thêm một mẫu phụ bằng 10% mẫu chính, tức là cộng thêm 40 mẫu. Vậy tổng cỡ mẫu nghiên cứu là n+10%= 438 mẫu.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sau khi thực hiện quá trình khảo sát ta thu được tổng kết quả khảo sát như: - Tổng số phiếu phát ra: 438 phiếu.

- Tổng số phiếu thu lại: 431 phiếu, chiếm 98.4%. - Trong đó:

 Tổng số phiếu hợp lệ: 403 phiếu, chiếm 93.5%.  Tổng số phiếu không hợp lệ: 28 phiếu, chiếm 6.5%.

Và kết quả khảo sát được biểu diễn thông qua các đánh giá phân tích sau đây:

3.1. Phân tích đối tượng điều tra

3.1.1. Cơ cấu độ tuổi của đối tượng được khảo sát

Kết quả khảo sát cơ cấu tuổi của đối tượng được khảo sát được thể hiện trên đồ thị 3.1, cụ thể như sau:

Đồ thị 3.1: Kết quả khảo sát cơ cấu về độ tuổi

Từ đồ thị 3.1 ta thấy đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 25-34 tuổi là tương đối cao (48.1%), trong khi đó đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 35-40 là tương đối thấp (19.6%), còn đối tượng có độ tuổi từ 20-24 chiếm tỷ lệ trung bình (33.2%).

Sở dĩ đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất được biểu diễn trên đồ thị vì đây là độ tuổi năng động, trẻ trung, thích không khí vui chơi nhộn nhịp ở các quán, là độ tuổi có công việc và thu nhập ổn định, có nhiều mối quan hệ và nhu cầu sử dụng đồ uống có cồn nhiều nhất, cho nên đối tượng khảo sát có tần suất đến quán và khu vui chơi tương đối cao.

Như vậy nhóm đối tượng khảo sát có độ tuổi 25-34 chiếm tỷ lệ cao nhất, gần một nửa (48.1%) và thấp nhất là đối tượng khảo sát 35-40 (19.6%).

3.1.2. Cơ cấu tình trạng hôn nhân của đối tượng được khảo sát:

Kết quả thống kê cơ cấu tình trạng hôn nhân của đối tượng được khảo sát được biểu diễn trên bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Kết quả thống kê cơ cấu tình trạng hôn nhân

Cơ cấu tình trạng hôn nhân

Đã lập gia đình Độ thân

Tổng số phiếu 198 205

Phần trăm (%) 49.1 50.9

Từ bảng 3.1 cho thấy đối tượng được khảo sát có tình trạng hôn nhân là độc thân và đã lập gia đình chiếm tỷ lệ tương đương nhau (50.9% và 49.1%).

3.1.3. Cơ cấu nghề nghiệp của đối tương được khảo sát

Kết quả thống kê cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng được khảo sát được thể hiện trên đồ thị 3.2, cụ thể như sau:

Đồ thị 3.2: Kết quả khảo sát cơ cấu về nghề nghiệp

Từ đồ thị 3.2 cho thấy đối tượng được khảo sát thuộc ba nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất và xấp xỉ bằng nhau là: công nhân (23.8%), tự do (23.6%) và công chức (22.3%). Các nghề còn lại chiếm tỷ lệ thấp như: sinh viên (16.9%), thương gia (7.2%), buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ thấp nhất (6.2%).

Sở dĩ đối tượng khảo sát thuộc nhóm ngành nghề công nhân, công chức, tự do chiếm tỷ lệ cao vì đây là những ngành nghề có thu nhập ổn định, có nhiều mối quan hệ với bạn bè và đối tác, đặc biệt là nhóm ngành công chức. Đồng thời do thói quen tiêu dùng của đối tượng khảo sát thích sử dụng thức uống có cồn sau giờ làm việc để giải trí và giảm đi mệt mỏi nên tần suất sử dụng bia tương đối cao. Qua cuộc điều tra mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế vừa hoàn thành về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất thuộc về nam giới và nhóm cán bộ Nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, nghề tự do. Đặc biệt là những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất (77%). Còn đối với các đối tượng khảo sát là sinh viên thì tần suất tiêu thụ bia chai thấp hơn vì những đối tượng này chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp, không ổn định. Đồng thời do đặc thù của ngành nghề nên tần suất tiêu thụ thấp nhất.

Như vậy các nhóm ngành công nhân (23.8%), tự do (23.6%) và công chức (22.3%) chiếm tỷ lệ tương đối cao và những ngành nghề đề cập trên đồ thị 3.2 là những ngành nghề đại diện cho đối tượng được khảo sát.

3.2. Kết quả thống kê tần suất sử dụng

3.2.1. Kết quả thống kê số lần sử dụng sản phẩm bia chai trong tuần

Kết quả thống kê số lần sử dụng sản phẩm bia chai trong tuần được thể hiện trên đồ thị 3.3, cụ thể như sau:

Đồ thị 3.3: Kết quả thống kê tần suất sử dụng sản phẩm bia chai trong tuần

Từ đồ thị 3.3 cho thấy rằng tần xuất tiêu thụ từ “2–3 lần/ tuần” chiếm tỷ lệ tương đối cao (46.4%), trong khi đó tần suất tiêu thụ từ “7 lần trở lên/ tuần” chiếm tỷ lệ rất thấp (4.7%), còn tần suất tiêu thụ “ít hơn 1 lần/ tuần” (28.3%), và từ “4–5 lần/ tuần” (20.6%) chiếm tỷ lệ trung bình và xấp xỉ nhau.

Sở dĩ tần suất tiêu thụ bia chai từ “2–3 lần/ tuần” chiếm tỷ lệ tương đối cao (46.4%). Vì khi xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế của Đất nước chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa thì con người trở nên bận rộn với công việc, với cuộc sống và gia đình, dẫn đến thời gian nhàn rỗi giảm đi đáng kể. Cho nên người tiêu dùng chỉ sử dụng bia trong những trường hợp cần thiết, do đó tần suất sử dụng bia chai từ “2–3 lần/ tuần” là phổ biến.

Tổng Giá trị

khuyết Giá trị TB Mode

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

403 0 2.02 2 <1 lần >7 lần

Theo kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy mức độ uống bia chai trung bình của đối tượng khảo sát là 2.02 lần/ tuần.

Nhìn chung tần suất sử dụng bia chai của đối tượng khảo sát trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn hiện nay là khá cao so với cả nước là 2.27 lần/ tuần (theo kết quả khảo sát về thói quen tiêu dùng bia của người Việt Nam).

Như vậy tần suất tiêu thụ bia chai từ “2–3 lần/ tuần” chiếm tỷ lệ cao nhất, gần một nửa (46.4%) và tần suất sử dụng bia chai trung bình trong tuần tương đối cao (2.02 lần/ tuần).

3.2.2. Kết quả thống kê số chai bia sử dụng trong một lần uống

Kết quả thống kê số chai bia sử dụng trong một lần uống được thể hiện trên đồ thị 3.4, cụ thể như sau:

Đồ thị 3.4: Kết quả thống kê số chai bia sử dụng trong một lần uống

Từ đồ thị 3.4 cho thấy rằng số chai sử dụng trong mỗi lần uống “từ 5 chai trở xuống” chiếm tỷ lệ tương đối cao (42.7%), trong khi đó “từ 1 chai trở xuống” chiếm tỷ lệ thấp nhất, còn “từ 3 chai trở xuống” (31.8%) và “từ 7 chai trở lên” (19.6) chiếm tỷ lệ trung bình.

Bảng 3.3: Kết quả thống kê số lượng chai bia sử dụng trung bình trong một lần uống

Tổng Giá trị khuyết Giá trị TB Mode Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

403 0 2.76 3 <1 chai >7 chai

Từ Bảng 3.3 cho thấy rằng số lượng chai bia sử dụng trung bình trong một lần uống là 2.76 chai.

Như vậy đối tượng khảo sát trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn có tần suất sử dụng bia chai tương đối cao với trung bình số lần uống bia là 2.02 lần/ tuần với trung bình số chai là 2.76 chai/ lần.

3.2.3. Kết quả thống kê sản lượng tiêu thụ các nhãn hiệu bia chai 3.2.3.1. Sản lượng tiêu thụ các nhãn hiệu bia chai 3.2.3.1. Sản lượng tiêu thụ các nhãn hiệu bia chai

Kết quả thống kê sản lượng tiêu thụ các nhãn hiệu bia chai được thể hiện trên đồ thị 3.5, cụ thể như sau:

Đồ thị 3.5: Kết quả thống kê sản lượng tiêu thụ của các nhãn hiệu bia theo

Từ đồ thị 3.5 cho thấy có ba nhãn hiệu bia chai có sản lượng tiêu thụ tương đối cao là: nhãn hiệu bia Tiger (34.2%), nhãn hiệu bia Sài Gòn đỏ (26.1%) và nhãn hiệu bia Heineken (17.9%). Các nhãn hiệu bia chai còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp là: nhãn hiệu Sài Gòn xanh (9.9%), bia khác chiếm (6.2%) và cuối cùng là nhãn hiệu Quy Nhơn (5.7%).

Sở dĩ ba nhãn hiệu bia chai Tiger, Sài Gòn đỏ và Heineken có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất là do thói quen tiêu dùng của đối tượng khảo sát trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn thích sử dụng những nhãn hiệu trên. Đồng thời ba nhãn hiệu bia chai này đã có mặt trên thị trường bia Quy Nhơn từ rất lâu, dẫn đến đây là những nhãn hiệu có mức độ nhận biết thương hiệu tương đối cao khi người tiêu dùng được gợi nhớ về các thương hiệu bia. Do đó ba nhãn hiệu bia chai Tiger, Sài Gòn đỏ,

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bia chai trên địa bàn thành phố quy nhơn (Trang 30 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)