THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng
Gia đình ni dưỡng, trong đó các thành viên trong gia đình có trách nhiệm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình là ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp: "tương thân, tương ái". Luật Hơn nhân và gia đình 1986 đã có những quy định về cấp dưỡng, song mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc mà chưa quy định cụ thể, do vậy trong quá trình giải quyết, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường phải vận dụng các văn bản hướng dẫn của ngành và thực tế vụ án để giải quyết nên chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn, điều 43 quy định: "Khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu sự cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Tồ án quyết định".
Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong một số gia đình lối sống thực dụng chỉ chạy theo lợi ích cá nhân đã làm lu mờ các giá trị đạo đức. Có những trường hợp các con bỏ mặc không quan tâm nuôi dưỡng cha mẹ già yếu hoặc phân công nhau nuôi dưỡng cha, mẹ theo từng ngày; anh chị đã thành niên không cấp dưỡng cho em chưa thành niên mà khơng có khả năng lao động. Xuất phát từ tình hình thực tế trên Luật Hơn nhân - gia đình phải quy định đầy đủ và cụ thể nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình để nâng cao trách nhiệm đối với nhau giữa họ. Vì vậy, nghĩa vụ cáp dưỡng đã được quy định thành chương riêng (chương VI từ điều 50 đến 62).
Cấp dưỡng là một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người khơng chung với mình mà có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật.
1.2. Phạm vi những người có nghĩa vụ cấp dưỡng
Thứ nhất, phạm vi người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Phạm vi người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau bao gồm: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội ngoại và cháu; giữa vợ và chồng theo quy định của luật.
Về nguyên tắc, nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với thân nhân của người có nghĩa vụ đó nên nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Chẳng hạn, người được cấp dưỡng đang nợ người phải cấp dưỡng một khoản tiền, nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, không được trừ khoản tiền phải cấp dưỡng vào khoản vay.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của luật này. Song cần phân biệt nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người thân thích trong gia đình.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng được đặt ra khi người có nghĩa vụ ni dưỡng người được nuôi dưỡng theo luật này sống chung với nhau; con nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra khi một người có nghĩa vụ ni dưỡng một người khác nhưng do người đó cùng chung sống với mình thì phải cấp dưỡng cho người đó bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó. Trong trường hợp người có nghĩa vụ ni dưỡng người khác mà có hành vi trốn tránh, không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ bị xử lý buộc phải thực hiện nghĩa vụ như quy định đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Chẳng hạn, điều 36 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc ni dưỡng con chưa thành niên...”, điều 56 quy định: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp ni con chưa thành niên thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra trong trường hợp những người có nghĩa vụ ni dưỡng nhưng khơng sống chung với nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại chương VI Luật Hôn nhân và gia đình 2000; nếu sống chung với nhau thì việc thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau theo các quy định tại chương III, chương IV và chương V của Luật.
Thứ hai, một người cấp dưỡng cho nhiều người và nhiều người
cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều người (điều 51, điều 52).
Trong trường hợp một người phải cùng một lúc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhiều người; trong khi thu nhập thực tế và khả năng kinh tế của họ có hạn. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của người được cấp dưỡng và phù hợp với khả năng của người nghĩa vụ nên trước hết hai bên thoả thuận với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng, đồng thời đáp ứng yêu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu khơng thoả thuận được thì u cầu Tồ án giải quyết, quyết định.
Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều người thì các bên thoả thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp; nếu khơng thoả thuận được có quyền u cầu Tồ án giải quyết. Chẳng hạn: nhiều người con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bố, mẹ.
1.3. Mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ đóng góp
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu
cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu khơng thoả thuận được thì u cầu Tồ án giải quyết. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo thoả thuận các bên; nếu các bên khơng thoả thuận được thì u Tồ án giải quyết.
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể thực hiện theo tháng, quý, năm,... Trong một số trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể được thực hiện trong một lần tuỳ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó, miễn sao thoả thuận đó phải đảm bảo quyền lợi của bên được cấp dưỡng cũng phù hợp bên phải cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần cũng có thể có đặt ra theo quyết định của Tồ án trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Trong từng trường hợp quyết định họ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo tháng, quý, năm thì có thể người được cấp dưỡng không đảm bảo quyền lợi do người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình trốn tránh, trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ hoặc có hành vi phá tán tài sản,...
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
Một là, chủ thể có quyền trực tiếp u cầu Tồ án hoặc đề nghị
Viện kiểm sát buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó bao gồm: cá nhân của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ người đó; Viện kiểm sát; Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Hai là, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị
Viện kiểm sát xem xét yêu cầu Tồ án buộc người khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngồi ra, nếu người từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng cịn có thể bị xử lý hình sự theo điều 152 Bộ luật hình sự 1999.