2.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn Luật quy định: Khi ly hôn, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình thì có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng do cha, mẹ thoả thuận, nếu khơng thoả thuận được thì u cầu Tồ án giải quyết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó khơng phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người khơng trực tiếp ni con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng ni con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người khơng trực tiếp ni con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tồ án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện ni con thì Tồ án khơng buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc ni dưỡng và học hành của con do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, và khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho phù hợp.
Ngoài ra, Luật quy định con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
2.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị,... em trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để cấp dưỡng cho con. Trong trường hợp này, anh chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên khơng có tài sản để tự nuôi hoặc cấp dưỡng cho em khi đã
thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
Ngược lại, em đã thành niên khơng sống với anh chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh chị khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự để tự ni mình.
2.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội ngoại và cháu trong trường hợp ông bà nội ngoại không chung sống với cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình (cháu khơng cịn cha mẹ). Ngược lại, cháu đã thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ngoại trong trường hợp ông bà nội ngoại khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình và khơng có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật (cháu không chung với ông bà nội ngoại).
2.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Điều 60 của Luật Hơn nhân và gia đình 2000 kế thừa các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 1986 quy định vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi ly hôn. Trong trường hợp này, mặc dù hôn nhân đã chấm dứt nhưng xuất phát từ quan hệ gắn bó giữa vợ và chồng trước đây và tính nhân văn giữa con người với con người. Việc cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn đặt ra trong trường hợp: (1) Một bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng; (2) Bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.5. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong trường hợp sau (điều 61) - Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động. - Người được cấp dưỡng có thu nhập và có tài sản để tự ni mình.
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi.
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng. - Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 7