Nội dung của căn cứ ly hôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương (Trang 50 - 52)

1. CHẤM DỨT HÔN NHÂN DO MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG CHẾT TRƯỚC HOẶC DO TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT

2.5.2. Nội dung của căn cứ ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 điều 89, Tịa án quyết định cho ly hơn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt được.

* Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ

hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần.

- Vợ chồng ln có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như; thường xuyên đánh đập, có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ chồng khơng chung thủy với nhau: Có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhỏ, khuyên bảo nhưng vẫn có quan hệ ngoại tình.

* Đời sống chung khơng thể kéo dài

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đến mức trầm trọng như thế nào. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, hoặc bỏ nhau mà vẫn có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định đời sống chung của vợ chồng khơng thể kéo dài được.

Mục đích của hơn nhân không thể đạt được là khơng có tình nghĩa vợ chồng, khơng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền vợ chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín vợ chồng; khơng tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của vợ chồng; không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn. Thực tế có thể xảy ra hai trường hợp sau:

Một là, người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án

tuyên bố người vợ hoặc người chồng của mình mất tích và yêu cầu Tịa án giải quyết cho ly hơn. Trong trường hợp này nếu Tịa án tun bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hơn; nếu Tịa án thấy chưa

đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác u cầu của vợ hoặc chồng.

Hai là, người vợ hoặc người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất

tích theo u cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì người vợ, người chồng mới u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương (Trang 50 - 52)