2.1.1. Giới thiệu ngành Lâm nghiệp Việt Nam
Việt Nam có tởng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho mục đích Lâm nghiệp 16,24 triệu ha, được phân chia theo 3 loại như sau: đất quy hoạch phát triển rừng đặc dụng 2.199.342 ha, chiếm 13,5%; đất quy hoạch phát triển rừng phòng hộ 5.552.328 ha, chiếm 34,2%; đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất 8.495.823 ha, chiếm 52,3% . Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất Lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%. Đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1995, bình quân mỗi năm mất 110 nghìn ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên từ 1995 đến 2012, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng liên tục nhờ hoạt động trồng rừng và những nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên. Theo công bố của Bộ NN&PTNT tại Quyết đinh số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 tính đến cuối năm 2012, diện tích rừng tồn quốc là 13.862.043 ha, trong đó 10.243.844 ha rừng tự nhiên và 3.438.200 ha rừng trồng. Độ che phủ của rừng tăng từ 37% năm 2005 lên 39,9% năm 2012 với độ che phủ rừng bình quân tăng 0,41%/năm.
Trong những năm gần đây tỷ lệ trồng rừng sản xuất tăng mạnh nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc bộ và Trung bộ, chủ yếu nhờ các chính sách cởi mở trong phát triển rừng. Hơn nữa có nhiều tiến bộ trong cơng tác giống giúp tăng cao năng xuất rừng trồng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thi trường được khơi thơng.
Song song với tốc độ khơi phục diện tích rừng trong thời gian qua, năng suất, chất lượng rừng cũng ngày càng được cải thiện. Trữ lượng rừng từ năm 1995 đến nay đã có mức cải thiện đáng kể, đặc biệt đối với rừng trồng.
Về sản lượng khai thác gỗ, những năm gần đây, khai thác đối với rừng tự nhiên rất hạn chế, việc khai thác tập trung vào rừng trồng, sản lượng khai thác gỗ từ 3,462 triệu m3 năm 2007 tăng lên 5,251 triệu m3 vào năm 2012 và 17 triệu m3 vào năm 2016. Các mức sản lượng này cung cấp một khối lượng đáng kể nguyên liệu cho công nghiệp giấy, khai thác mỏ, đồ mộc, dăm gỗ xuất khẩu và củi đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên.
Việt Nam là một trong các quốc gia đang từng bước tiếp cận và thực hiện quản lý, bảo vệ rừng theo phương án hướng tới việc cấp chứng chỉ rừng của tở chức FSC cho các chủ rừng. Mơ hình cấp chứng chỉ rừng FSC cho nhóm hộ đang được xem là mơ hình phù hợp cho bối cảnh giao đất giao rừng cho hộ gia đình như ở Việt Nam. Để thúc đẩy quá trình quản lý rừng bền vững, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành văn bản số 778/TCLN-SDR ngày 13/6/2012 để hướng dẫn tạm thời xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các công ty Lâm nghiệp thực hiện Mơ hình thí điểm về quản lý rừng bền vững theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 455/TTg-NN ngày 20/04/2005. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện lộ trình này của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn chậm và khó đạt chỉ tiêu 30% diện tích rừng trồng sản xuất sẽ được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2020 như Chiến lược PTLNVN đã đề ra (đến
tháng 9/2017 mới có 220.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững).
Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp được tiến hành theo Quyết đinh số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp chính quyền đia phương, các chủ rừng đã chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp, phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhiều vụ cháy rừng được phát hiện và chữa cháy kip thời. Diện tích rừng bi mất do phá rừng trái phép, vi phạm quy đinh về khai thác gỗ và Lâm sản khác trong những năm qua đã giảm, mức độ nghiêm trọng không lớn, chỉ xảy ra ở một số đia phương với quy mô nhỏ lẻ.
Mặc dù có nhiều thành tựu trong khơi phục, bảo vệ và phát triển rừng góp phần làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng, trong những năm qua, vẫn còn có nhiều hạn chế và khó khăn trong cơng tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chỉ tiêu bình quân hiện nay ở Việt Nam là 0,15 ha rừng/người và 9,16 m3 gỗ/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người và 75m3/người, trong khi đó nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tạo nên sức ép vào rừng ngày một gia tăng về đất cho sản xuất lương thực và Lâm sản từ rừng.
Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên ở nhiều nơi vẫn tiếp tục bi suy giảm. Trong giai đoạn 2000- 2005, diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%; trong khi đó rừng phục hồi tăng 20,7%, rừng trồng tăng 50,8%. Trong tổng số hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên, diện tích rừng có trữ lượng giàu và trung bình bao gồm 2,5 triệu ha, chủ yếu phân bố trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất hiện nay chủ yếu là đối tượng rừng nghèo và rừng phục hồi có năng xuất, chất lượng thấp.
Tình trạng phá rừng, cháy rừng vẫn còn diễn ra, có nơi rất gay gắt. Cơng tác bảo vệ rừng và PCCCR còn một số tồn tại, thường do công tác bảo vệ và phát triển rừng tại các đia phương chưa được ưu tiên cao. Việc xử lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài, đia bàn xảy ra phá rừng chủ yếu là vùng sâu vùng xa, khó thu thập chứng cứ và xác đinh người có hành vi vi phạm quy đinh pháp luật và chế tài xử lý đối với kẻ phá rừng còn nhẹ. Sự phối hợp của các ngành còn hạn chế, tình trạng di dân tự do còn nhiều, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên, phá rừng làm nương rẫy, chuyển nhượng đất trái pháp luật. Ở một số đia phương, rừng vẫn tiếp tục bi tàn phá do chuyển đởi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy. Hậu quả là hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sạt lở đất bất thường xảy ra do có một phần nguyên nhân do mất rừng hoặc suy thối rừng.
2.1.2. Vai trị của Lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân
2.1.2.1. Về kinh tế
Mặc dù GDP Lâm nghiệp chính thức chỉ chiếm khoảng 1% tởng GDP quốc gia nhưng ngành Lâm nghiệp còn có những đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân thông qua công nghiệp chế biến Lâm sản xuất khẩu và các giá tri môi trường rừng. Trong giai đoạn 1995-2005, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ đã tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.570 triệu USD năm 2005, vượt ngưỡng 2.000 triệu USD năm 2006 và ước tính đạt 2.740 triệu USD năm 2009. Theo số liệu liệu từ Cởng Thi trường nước ngồi (Bộ Cơng thương) cho thấy, bắt đầu từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lần đầu tiên đã vượt qua mốc 1 tỷ USD. Từ năm 2007, kim ngạch này đã vượt qua mốc 2 tỷ USD và chỉ sau 3 năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua mốc 3 tỷ USD. Năm 2011, Việt Nam đã thu về từ xuất khẩu gỗ trên 3,9 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2010. Tính cho cả giai đoạn, giá tri xuất khẩu đồ gỗ và Lâm sản tăng hơn 2 lần, từ 2,8 tỉ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên
6,52 tỉ USD/năm giai đoạn 2012-2015, năm 2016 đạt 7,3 tỉ USD, ước năm 2017 đạt 7,6-7,8 tỉ USD.
Tởng kim ngạch xuất khẩu Lâm sản ngồi gỗ hiện nay đạt trên 200 triệu USD/năm, dự kiến sẽ tăng bình quân 10-15% một năm, ước đạt 700-800 triệu USD/năm vào năm 2020.
Ngành Lâm nghiệp đang thúc đẩy mạnh q trình xã hội hóa nghề rừng, phân cấp quản lý cho các đia phương và phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước. Giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế là biện pháp thực hiện đa thành phần trong sử dụng rừng nói chung và đa sở hữu trong sử dụng rừng trồng sản xuất nói riêng trong ngành Lâm nghiệp.
Chính sách mới của chính phủ về chi trả dich vụ môi trường rừng (DVMTR) là một trong những hướng đi quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp, đây là chính sách đầu tiên về Lâm nghiệp coi việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dich vụ. Mọi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức được sử dụng và hưởng thụ các dich vụ này phải trả tiền trực tiếp cho những người cung ứng dich vụ. Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực và những bài học kinh nghiệm ban đầu, với sự đồng thuận cao của các cấp, ngành, các hộ đồng bào dân tộc và các hộ nghèo, tất cả đều rất phấn khởi, đồng tình với hướng tiếp cận mới này. Nhiều hộ dân hưởng chính sách thí điểm đã xin được nhận khốn thêm diện tích rừng để bảo vệ, phát triển. Kết quả tích cực từ chương trình thí điểm này là dẫn tới việc Chính phủ ban hành chính sách mới trên toàn quốc về chi trả DVMTR theo Nghi đinh số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010. Tiếp theo đó, Chính phủ đã ban hành Quyết đinh số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Nghi đinh này. Theo đó, chính sách chi trả DVMTR được thực
hiện trên toàn quốc từ năm 2012 và dich vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách, hàng năm, thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5,4 triệu ha rừng, năm 2017 ước thu khoảng 1.650 tỷ đồng.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, ngành Lâm nghiệp thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như tăng trưởng của Lâm nghiệp còn thấp và chưa bền vững. Rừng trải rộng trên đia bàn lớn, chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư chưa thỏa đáng, chưa đánh giá đúng giá tri của môi trường rừng đem lại cho xã hội.
2.1.2.2. Về xã hội
Ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động quản lý và sản xuất Lâm nghiệp trên diện tích đất Lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước. Đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Rừng ln là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đời sống của người dân miền núi ln phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dich vụ mơi trường rừng tự nhiên. Ngay cả khi người dân bi mất rừng thì họ cũng vẫn có những lợi ích lớn thơng qua việc chuyển đởi đất rừng thành đất nông nghiệp. Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang sống trong và gần rừng. Như vậy, tài nguyên rừng sẽ ngày càng có vai trò lớn trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, ngành Lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ rừng cho người nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người và đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội đia. Đảng và Nhà nước tiếp tục kiên trì cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thơng qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động Lâm nghiệp. Xã hội hóa được coi là phương thức và công cụ để đạt mục tiêu tạo thêm 2 triệu việc làm mới, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho 70% số hộ trong các vùng Lâm nghiệp trọng điểm như đã xác đinh trong Chiến lược phát triển của ngành đến năm 2020.
Xác lập lại quyền sử dụng tài nguyên rừng hướng tới các cộng đồng nông thôn, đặc biệt là nơng thơn miền núi là những đóng góp quan trọng của ngành Lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành Lâm nghiệp có những kết quả đáng khích lệ trong việc thu hút các hộ nông dân, cộng đồng tham gia làm nghề rừng. Nhà nước khuyến khích phát triển hình thức sản xuất Lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại bằng các giải pháp giao đất giao rừng, tăng cường công tác khuyến nông khuyến Lâm, phát triển quản lý rừng cộng đồng và hợp tác xã Lâm nghiệp kiểu mới. Nghi đinh số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ ban hành về chính sách chi trả dich vụ mơi trường rừng là một sáng kiến chính sách mang tính đột phá góp phần thúc đẩy và xã hội hóa cơng tác bảo vệ và phát triển rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững góp phần cải thiện đời sống của người dân, nhận thức được nâng cao, làm nền tảng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho thủy lợi, sản xuất điện.
2.1.2.3. Đóng góp của Lâm nghiệp trong việc bảo vệ môi trường
Do Việt Nam nằm trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, điểm hình thành của các cơn bão lớn, nên Việt Nam luôn phải đối mặt với thiên tai và khí hậu thời tiết bất thường, mặt khác do đia
hình đa dạng, dốc và chia cắt nên rừng càng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, được thể hiện trên các mặt sau : Một ha rừng thông hàng năm tạo khoảng 300-500 tấn sinh khối, 16 tấn ôxy, đối với rừng thơng có thể lên tới 30 tấn. Mỗi người một năm cần 4.000 kg ôxy (O2) tương
ứng với lượng O2 do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5°C. Rừng còn là tác nhân bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất khơng có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm..
Tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh mơi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng có khả năng đảm bảo an tồn mơi trường của Việt Nam ước tính phải chiếm ít nhất 30-33% tởng diện tích tự nhiên.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng chiu nhiều cơn bão lớn cùng với triều cường gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và mơi trường. Trước đây, nhờ có các dải rừng ngập mặn tự nhiên hoặc rừng trồng ở ven biển, cửa sông nên đê điều ít khi bi vỡ, tính mạng và tài sản của người dân được bảo vệ. Trong nhiều năm