Tình hình sử dụng và quản lý ODA trong Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 46)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

3.2. Tình hình sử dụng và quản lý ODA trong Lâm nghiệp

3.2.1. Thực trạng sử dụng và quản lý vốn ODA trong trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng và trong chế biến Lâm sản

Từ nhóm các chương trình ODA trong Lâm nghiệp đã nghiên cứu ở trên ta đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả theo từng năm trong giai đoạn 2010 – 2015 theo 2 yếu tố khối lượng công việc triển khai và khối lượng giải ngân kinh phí. Các chỉ tiêu của khối lượng công việc triển khai các dự án bao gồm Trồng rừng tập trung; Chăm sóc rừng trồng và KNXTTS; Khoanh ni tái sinh; Khoán bảo vệ rừng; Đường Lâm nghiệp; Đường ranh cản lửa; Chòi canh lửa; Giao đất Lâm nghiệp (hộ GĐ và CĐ); Xây dựng CSHT quy mô nhỏ cấp xã; Nâng cấp rừng hiện có; Bảng thơng tin tuyên truyền; Hệ thống thủy lợi; Đường bê tông nông thôn ......

3.2.1.1. Giai đoạn 2010 – 2011

Trong giai đoạn này, dự án ODA Lâm nghiệp có 7 dự án tởng mức đầu tư 3.320 tỷ đồng gồm: Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3; Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên -ADB2/FLITCH - vay vốn ADB; Dự án phát triển Lâm nghiệp tại tỉnh Hồ Bình và Sơn La – KfW7; Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn -Quick Win Fund/KfW3- Pha 3; Dự án Trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An - KfW4; Dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Đinh và Phú n, do Chính phủ CHLB Đức tài trợ - KfW6; Dự án trồng rừng trên đất cát tại Quảng Nam và Quảng Ngãi - PACSA2

BẢNG 3.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ CHÍNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2011

Đơn vị tính: ha

STT Dự án/chỉ tiêu Kế hoạch

2010 Thực hiện 2010 Tỷ lệ % so với kế hoạch 2010 1 Trồng rừng 17.710 18.475 104% 2 Chăm sóc 21.079 21.079 100% 3 Khoanh nuôi 5.294 5.094 96% 4 Bảo vệ rừng 21.000 21.911 104% 5 Quy hoạch sử dụng đất 11.060 10.901 99%

6 Đo đạc, thiết kế trồng rừng 16.701 17.101 102% 7

Giao đất và cấp giấy chứng

nhận QSD đất 12.652 12.652 100%

8 Quản lý rừng cộng đồng 1.000 600 60%

9 Điều tra tài nguyên rừng 1.000 600 60%

10 Nông Lâm kết hợp 468 326 70%

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Từ bảng số liệu 3.1 ta có thể thấy đánh giá được kế hoạch đề ra của năm 2010 và các chỉ tiêu dự án ODA

- Các chỉ tiêu Lâm sinh như trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng đều đạt và vượt kế hoạch năm do công tác chuẩn bi đầu tư của các dự án được chuẩn bi tốt.

- Hạng mục khoanh nuôi tái sinh; Hạng mục quản lý rừng cộng đồng và điều tra tài nguyên rừng; Hạng mục đầu tư nông Lâm kết hợp chưa đạt kế hoạch do dự án KfW7 và FLITCH gặp một số vướng mắc trong q trình triển khai.

Tóm lại trong giai đoạn này, 7 dự án ODA trong lĩnh vực Lâm nghiệp đều đem lại hiệu quả cao, 10 chỉ tiêu đánh giá đều đặt ở mức trên 90% trừ 3 chỉ tiêu 8,9,10 đạt trên 60% do 2 dự án gặp khó khăn về quỹ đất và thơng tin khơng kip thời.

BẢNG 3.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIẢI NGÂN NĂM 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NGUỒN VỚN

Kế hoạch năm 2010 Ước giải ngân năm2010 ngân so với KHTỷ lệ % giải năm 2010 Tổng

vốn Vốn Bộđầu tư Tổngvốn Vốn Bộđầu tư Tổngvốn

Vốn Bộ đầu tư TỔNG CÁC DỰ ÁN 502.868 358.742 536.595 382.131 107 107 Vốn trong nước 85.016 14.850 79.088 12.917 93 87 Vốn ngoài nước 417.852 343.892 457.507 369.214 109 107

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Tổng hợp dự án ODA Lâm nghiệp đã giải ngân năm 2010 đạt 107% so với kế hoạch. Mặc dù một số hạng mục không đạt chỉ tiêu khối lượng tuy nhiên các hạng mục chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn như trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, các hạng mục đo đạc giao đất và thiết kế trồng rừng đều hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, nguồn vốn giải ngân cho các hạng mục này cũng đạt kế hoạch năm.

Đi sâu phân tích cụ thể từng dự án ODA lớn trong giai đoạn 2010 – 2011

a) Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3

Mục tiêu ban đầu dự án sẽ trồng khoảng 65.600 ha rừng sản xuất trong đó 55.800 ha rừng trồng quy mơ hộ gia đình và 9.800 ha do các Lâm trường Quốc doanh thực hiện, đồng thời thực hiện hoạt động bảo tồn tại khoảng 50 khu rừng đặc dụng trên cả nước.

- Tính đến hết năm 2010, sau 6 năm triển khai thực hiện, dự án đã thiết lập được khoảng 38.700 ha rừng sản xuất trên đia bàn 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đinh, đạt 59% so với mục tiêu tồn dự án và

70% mục tiêu rừng trồng quy mơ hộ gia đình (do thay đởi về chính sách, nhà tài trợ WB đã không cho các Lâm trường Quốc doanh được tham gia dự án).

- Chất lượng rừng trồng của dự án đã được đánh giá sơ bộ với khoảng 70% diện tích rừng đã trồng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho trồng rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (mục tiêu là 50% diện tích có khả năng đáp ứng).

- 74 khu rừng đặc dụng trên cả nước đã được Quỹ Bảo tồn Việt Nam phê duyệt tài trợ triển khai các tiểu dự án bảo tồn đa dạng sinh học, đã hoàn thành vượt mục tiêu về khối lượng.

- Nguồn vốn giải ngân đến hết năm 2010 khoảng 635 tỷ, đạt 60% so với tởng vốn.

Dự án hồn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu khối lượng và giải ngân. Về khối lượng, khoảng 8.500 ha rừng đã được trồng mới trên đia bàn 4 tỉnh dự án là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đinh (kế hoạch năm 2010 là 8000 ha). Kết quả giải ngân năm 2010 là 206,5 tỷ, đạt 117% so với kế hoạch.

b) Dự án Phát triển Lâm nghiệp Sơn La, Hoà Bình - KfW7

Dự án đã thực hiện trồng mới khoảng 1.300 ha rừng, đạt kế hoạch năm. Thực hiện khoanh nuôi tái sinh khoảng 1.100 ha/kế hoạch 1.300 ha, đạt 85% kế hoạch. Do khó khăn về quỹ đất tại tỉnh Hòa Bình nên diện tích khoanh ni đã thiếu hụt khoảng 200 ha so với kế hoạch. Việc thiếu hụt quỹ đất so với thiết kế dự án đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện do phải đề xuất bổ sung các xã mới hoặc phải tiến hành ghép các xã. Kết quả giải ngân năm 2010 là 47,9 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch.

c) Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (FLITCH)

Phần lớn các hoạt động và các hạng mục đầu tư chính của dự án đã hồn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra: Trồng 4.078 ha rừng sản xuất, đạt 102% kế hoạch năm; ký hợp đồng bảo vệ 21.911 ha rừng phòng hộ, đạt 104% kế hoạch. Hoàn thành việc ký hợp đồng thực hiện các gói thầu quy hoạch sử dụng đất cấp xã và cấp huyện, gói thầu điều tra tài nguyên rừng. Riêng hạng mục đầu tư nông Lâm kết hợp thực hiện được 326 ha/kế hoạch 468 ha, đạt 70% kế hoạch do các hộ dân đăng ký tham gia không kip huy động nhân công để thực hiện trong năm 2010. Tổng vốn giải ngân năm 2010 là 159,5 tỷ, đạt 101% kế hoạch.

d) Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn - KfW3- Pha 3

Dự án đã hồn thành kế hoạch trồng 203 ha, khoanh ni tái sinh 257 ha và chăm sóc 6.212 ha.

e) Dự án Trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4)

Dự án đã trồng được 2.165 ha/kế hoạch 1.942 ha, đạt 111%.

f) Dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên – KfW6

Các hạng mục đầu tư chính của dự án năm 2010 đều thực hiện hoàn thành kế hoạch năm, trong đó trồng rừng 1.815 ha và khoanh ni tái sinh đạt 3.737 ha.

3.2.1.2. Giai đoạn 2011 – 2012

Trong giai đoạn này ODA Lâm nghiệp được thực hiện trong 6 dự án gồm: Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3; Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên -ADB2/FLITCH (vay vốn ADB); Dự án phát triển Lâm nghiệp tại tỉnh Hồ Bình và Sơn La – KfW7 (vay vốn KfW); Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (Quick Win Fund/KfW3- Pha 3); Dự án Trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4); Dự án khôi phục rừng và

quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh và Phú n, do Chính phủ CHLB Đức tài trợ (KfW6)

BẢNG 3.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2012

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2011 Kế hoạch năm 2011 Ước thực hiện năm 2011 Tỷ lệ % Trồng rừng Ha 15.745 15.609 99 Chăm sóc Ha 25.904 25.904 100

Khoanh ni tái sinh Ha 2.875 2.963 103 Khoán bảo vệ rừng Ha 28.819 28.819 100 Giao đất và cấp sổ đỏ Ha 6.038 6.038 100

Nông Lâm kết hợp Ha 860 774 90

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Về giải ngân vốn đầu tư: Tổng hợp chung các dự án đã giải ngân năm 2011 đạt 101% so với kế hoạch.

BẢNG 3.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIẢI NGÂN GIAI NĂM 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

NGUỒN VỚN

Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2011 Kế hoạch năm 2011 Ước thực hiệnnăm 2011 Tỷ lệ %

Vốn đầu tư 608.742 615.035 101

Trong nước 94.932 87.419 92

Ngoài nước 513.810 527.616 103

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

a) Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3

Các vấn đề tồn tại vướng mắc của dự án đến nay cơ bản đã được giải quyết và kết quả thực hiện năm 2011 dự án đã trồng được 7.460 ha rừng sản xuất trên đia bàn 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình

Đinh, đạt 100% kế hoạch năm. Lũy kế thực hiện đến hết năm 2011 dự án đã trồng được hơn 45.300 ha, đạt 81% mục tiêu rừng trồng hộ gia đình.

Kết quả trước mắt đã cho thấy tính khả thi cao của cách tiếp cận mới trong đầu tư trồng rừng thương mại hộ gia đình và quản lý rừng trồng bền vững thơng qua cơ chế tín dụng hộ gia đình với lãi suất ưu đãi kết hợp với các hoạt động hỗ trợ khác như đo đạc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng cấp dich vụ khuyến Lâm, tư vấn kỹ thuật và thông tin thi trường.

Kết quả giải ngân năm 2011 của dự án là 234,2 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch năm, lũy kế giải ngân đến hết năm 2011 là 869,2 tỷ đồng, đạt 82% so với tởng vốn tồn dự án.

b) Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (FLITCH)

Trong năm 2011 dự án đã trồng được 3.036 ha rừng. Lũy kế đến nay đã trồng được 9.586 ha rừng, đạt 31% so với mục tiêu.

Năm 2011 dự án đã giải ngân được 184,4 tỷ đồng, đạt 95% so với kế hoạch 2011. Lũy kế giải ngân từ đầu đến hết năm 2011 là 506,9 tỷ, đạt 40% so với vốn phân bở.

c) Dự án Phát triển Lâm nghiệp Sơn La, Hồ Bình - KfW7

Trong năm 2011 dự án tập trung vào triển khai các hạng mục đầu tư quan trọng của các hợp phần cũng như cụ thể như sau:

Thiết lập rừng: Hồn thiện cơng tác Quy hoạch sử dụng đất cho các xã tham gia dự án (32 xã) làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động của dự án. Hiện tại còn 5 xã của huyện Lạc Sơn chưa tiến hành quy hoạch do mới được phê duyệt đưa vào dự án cuối năm 2011.

Thiết lập rừng: Trồng mới 1600 ha/1.700 ha đạt 94% kế hoạch năm; khoanh nuôi tái sinh 1.998 ha/1.900 ha đạt 105%.

Bảo tồn đa dạng sinh học: Xây lắp các trạm bảo vệ rừng đạt 75% tiến độ, các hoạt động điều tra đa dạng sinh học, đóng cọc mốc đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Giải ngân: Ước đạt 59,4 tỷ đồng (96% kế hoạch năm)

d) Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn - KfW3- Pha 3

Năm 2011, dự án đã triển khai trồng được 278 ha rừng, đạt 100% kế hoạch năm 2011 (200 ha rừng trồng mới và 78 ha rừng trồng trong mơ hình quản lý rừng cộng đồng). Lũy kế thực hiện đến hết năm 2011 dự án đã thiết lập được 6.872 ha rừng, đạt 98% so với mục tiêu tồn dự án (tính cả trồng và khoanh ni).

Kết quả giải ngân năm 2011 dự án cũng đã hoàn thành giải ngân 25,7 tỷ đồng đạt 100 % kế hoạch, lũy kế giải ngân đến hết năm 2011 là 96,5 tỷ đồng, đạt 85 % so với tởng vốn tồn dự án.

e) Dự án Trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4)

Năm 2011 mặc dù gặp điều kiện bất lợi về thời tiết tuy nhiên với việc chủ động chuẩn bi các biện pháp kỹ thuật và nguồn cây giống nên dự án đã triển khai trồng được 797,79/820 ha rừng, đạt 97% kế hoạch năm. Lũy kế thực hiện đến hết năm 2011 dự án đã trồng 20.417/19.000 ha rừng, đạt 107% so với mục tiêu dự án (tỉnh cả trồng rừng và khoanh nuôi).

Kết quả giải ngân năm 2011 dự án cũng đã hoàn thành giải ngân 24,9 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, lũy kế giải ngân đến hết năm 2011 là 160,4 tỷ đồng, đạt 71% so với tởng vốn tồn dự án.

f) Dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên – KfW6

Kết quả thực hiện năm 2011 dự án đã trồng được 2.462 ha rừng và thực hiện khoanh nuôi 950 ha, đạt 100% kế hoạch năm. Lũy kế thực hiện đến hết

năm 2011 dự án đã trồng được khoảng 8.490 ha, đạt 88% mục tiêu dự án và thực hiện khoanh nuôi 12.349 ha, đạt 97% so với mục tiêu dự án.

Kết quả giải ngân năm 2011 của dự án là 62,1 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, lũy kế giải ngân đến hết năm 2011 là 281,5 tỷ đồng, đạt 83% so với tởng vốn tồn dự án.

3.2.1.3. Giai đoạn 2012 – 2013

BẢNG 3.5. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ CHÍNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2013

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2012 Kế hoạch năm 2012 Thực hiện năm 2012 Tỷ lệ % Khối lượng thực hiện

Trồng rừng tập trung 15.008 14.951 100

Chăm sóc rừng trồng 53.944 53.944 100

Khoanh ni tái sinh 4.533 4.533 100

Khốn bảo vệ rừng 14.945 13.635 91

Đường Lâm nghiệp 267 267 100

Đường ranh cản lửa 54 54 100

Chòi canh lửa 34 34 100

Trạm quản lý bảo vệ 0 0

Xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cấp xã

Giao đất Lâm nghiệp (hộ

GĐ và CĐ) 20.256 20.728 102

Nông Lâm kết hợp 2.334 2.380 102

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Trong giai đoạn này có tởng 7 dự án ODA Lâm nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư: Dự án JICA2; Dự án WB3; Dự án ADB2/FLITCH; Dự án KfW7; Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn; Dự án KfW4; Dự án KfW6

Về giải ngân vốn đầu tư là 694.436 triệu đồng/700.178 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch năm

BẢNG 3.6. TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIẢI NGÂN GIAI NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

NGUỒN VỚN Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2012

Kế hoạch năm 2012 Thực hiện năm 2012 Tỷ lệ %

Vốn đầu tư 700.178 694.436 100

Trong nước 138.889 111.338 80

Ngoài nước 561.289 583.098 104

a) Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 46)

w