Những nguyên tắc chủ đạo nhằm thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 87 - 88)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Cơ sở để định hướng và xây dựng giải pháp

3.4.1.4. Những nguyên tắc chủ đạo nhằm thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho

vốn ODA cho ngành Lâm nghiệp

Trên cơ sở Đề án “Đinh hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2015- 2020” và tình hình thực tế trong bối cảnh quan hệ hợp tác phát triển với các đối tác phát triển của Việt Nam có những thay đởi, công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển Lâm nghiệp cần đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Thứ nhất: Việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ của nước ngồi phải phát huy tính chủ động và tự chủ quốc gia; tuân thủ các quy đinh hiện hành của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh quốc gia, hiệu quả huy động và tuân thủ các điều ước, thỏa thuận quốc tế. Trong qúa trình thực hiện, nguyên tắc này cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hài hòa và phù hợp với thực tế.

- Thứ hai: Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy đinh về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài; bảo đảm sự tham gia rộng rãi và có trách nhiệm của các bên có liên quan; đơn giản hóa, hài hòa quy trình thủ tục giữa nhà tài trợ với các quy đinh của Chính phủ; phân cấp quản lý và thực hiện, làm rõ trách nhiệm, tăng cường công tác giám sát và đánh giá, nâng cao hiệu quả nguồn hỗ trợ của nước ngoài.

- Thứ ba: Việc huy động vốn ODA đặc biệt là vốn vay cần được thực hiện trên cơ sở tiến độ giải ngân, tránh đọng vốn, tăng chi phí trả lãi, đồng thời khơng gây nên tình trạng gia tăng áp lực cho thi trường.

- Thứ tư: Vốn ODA là một trong nguồn vốn đầu tư phát triển, phải

dụng phải tính đến lợi thế so sánh và tính bở trợ lẫn nhau giữa các nguồn vốn đầu tư phát triển khác của ngành Lâm nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và đảm bảo an tồn nợ cơng.

- Thứ năm: Vốn ODA cần tập trung ưu tiên để hỗ trợ thực hiện các

mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác đinh cụ thể cho ngành Lâm nghiệp thông qua Chiến lược PTLNVN, Kế hoạch BV&PTR, Đề án Tái cấu trúc ngành Lâm nghiệp và thực hiện các chương trình/dự án đã được ngành xác đinh ưu tiên đầu tư ở từng giai đoạn cụ thể.

- Thứ sáu: Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA theo nguyên tắc phải dựa

vào kết quả và hiệu quả, bao gồm: (i) Quản lý nguồn vốn ODA cần được thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu của chu trình quản lý dự án. Cụ thể từ khâu xác đinh dự án, thiết kế dự án, ký kết hiệp đinh, tổ chức thực hiện dự án, bàn giao và đưa vào sử dụng. Quản lý nguồn vốn ODA được thực hiện ở các cấp nhà nước, các bộ/ngành/cơ quan chức năng, các ban QLDA và đối tượng thụ hưởng. (ii) Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA là công việc đặc biệt cần thiết đối với nước nhận tài trợ. Đây là một trong những công việc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 87 - 88)

w