Tình hình thu hút ODA trong Lâm nghiệp trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 42 - 46)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

3.1. Tình hình thu hút ODA trong Lâm nghiệp trong thời gian qua

3.1.1. Nhu cầu vốn ODA của ngành Lâm nghiệp

Theo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, nhu cầu vốn cho phát triển Lâm nghiệp toàn giai đoạn 2006-2020 là 106.759,06 tỷ đồng, nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư cho 5 chương trình là:

(i) Chương trình Quản lý phát triển rừng bền vững là 44.435,35 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 44,3%;

(i) Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và dich vụ môi trường là 14.133,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14,1%;

(ii) Chương trình chế biến gỗ và thương mại Lâm sản là 37.090,57 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 37%;

(iii)Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến Lâm là 1.395,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,3%;

(iv) Chương trình đởi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành Lâm nghiệp là 3.304,48 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,3%; và các khoản chi thường xuyên là 6.399,26 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,0%.

Trong giai đoạn 2006-2010: nguồn vốn ODA được xác đinh là 4.845.694 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 13,56%, đứng thứ tư trong số các nguồn vốn đầu tư.

Trong giai đoạn 2011-2015: với Kế hoạch BV&PTR ước Vốn Ngân sách Trung ương đã bố trí: 6.543,5 tỷ đồng, bình qn 1.308,7 tỷ đồng/năm (trong đó: vốn đầu tư: 4.693,5 tỷ đồng và vốn sự nghiệp: 1.650 tỷ đồng) và

vốn ODA ước tính bình qn một năm khoảng 600-700 tỷ đồng (đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng là 250 tỷ đến 400 tỷ).

Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện theo Quyết đinh số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững. Tởng vốn thực hiện Chương trình: 59.599 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách trung ương cấp 14.575 tỷ đồng (gồm: Vốn đầu tư: 9.460 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 5.115 tỷ đồng), Vốn ODA 6.800 tỷ đồng, chiếm 11,4%; Vốn huy động hợp pháp khác 38.224 tỷ đồng, chiếm 64,1%.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng vốn ODA chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho phát triển Lâm nghiệp.

3.1.2. Tình hình thu hút vốn ODA trong ngành Lâm nghiệp

3.1.2.1. Tổng hợp ODA theo tình trạng dự án.

Trong giai đoạn 2010 – 2015 tổng vốn cho ngành Lâm nghiệp ước khoảng 8.503 tỷ bao gồm 1.452 tỷ vốn đối ứng và 7.051 tỷ vốn vay ODA được phân bở vào 11 dự án lớn. Tùy theo tính chất riêng của vốn, ODA trong lĩnh vực Lâm nghiệp được phân loại theo 4 nhóm chính.

Dựa theo tình trạng dự án ODA ta có thể phân loại thành 3 dạng như sau: (1) Dự án ODA đã kết thúc (2) Dự án ODA đang triển khai (3) Dự án ODA chuẩn bi triển khai.

Dự án ODA đã kết thúc

(1) Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp - Dự án WB3 (2005 đến 3/2015) (2) Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống ADB2/FLITCH (2005 đến 2015)

(3) Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững KfW6 (2015 đến 2014);

Dự án ODA đang triển khai

(1) Dự án JICA2 vay vốn Chính phủ Nhật Bản (2012 đến 2021) (2) Dự án phát triển Lâm nghiệp KfW7 (2006 đến 2016)

(3) Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải Co2” (gọi tắt là Dự án KfW8 – 2014 đến 2020)

(4) Chương trình Bảo vệ tởng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với biến đởi khí hậu (Dự án ICMP - 2015 đến 2018)

(5) Dự án Trồng rừng bảo vệ môi trường do trung tâm hợp tác quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản tài trợ (Dự án JIFPRO – 2012 đến 2016)

(6) Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (viết tắt là VFD -2013 đến 2017) (7) Dự án “Bảo vệ và Quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng” (gọi tắt là Dự án KfW10 - 2014 đến 2020)

(8) Dự án “Hỗ trợ chuẩn bi sẵn sàng thực hiện REED+ ở Việt Nam” (gọi tắt là Dự án FCPF – 2013 đến 2016);

Dự án ODA chuẩn bị triển khai.

1) Dự án Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng gắn với vùng hồ, đập thủy lợi nhằm thích ứng với biến đởi khí hậu vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nhà tài trợ ADB

(2) Dự án hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chiu ven biển. Đia điểm thực hiện dự án: Dự án thực hiện tại 8 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên Huế. Nhà tài trợ WB

(3) Dự án phát triển bền vững và nâng cao giá tri gia tăng cho rừng sản xuất ở các tỉnh miền trung và Miền núi phía Bắc. Nhà tài trợ WB

(4) Dự án: Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Hòa Bình và Sơn La - KfW7 pha 2. Nhà tài trợ KfW

(5) Dự án: Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái vùng ngập mặn khu vực Đồng bằng Sông Hồng (KfW11). Nhà tài trợ KfW

(6) Dự án: Quản lý và Phát triển bền vững tài nguyên rừng nhằm bảo vệ hiệu quả nguồn nước vùng hồ Dầu Tiếng (KfW13). Đia điểm thực hiện dự án:

Dự án thực hiện tại 3 tỉnh gồm Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh. Nhà tài trợ KfW.

(7) Dự án “Quản lý rừng bền vững và Phát triển nông thơn ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri và Thừa Thiên Huế” (KfW14). Nhà tài trợ KfW

(8) Dự án “Phục hồi và Quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Hồ Bình, Sơn La, Tun Quang, Cao Bằng và Thái Nguyên” (KfW15). Nhà tài trợ KfW

(9) Phục hồi và quản lý rừng bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam (Jica3). Nhà tài trợ Nhật bản

(10) Dự án Trồng rừng hữu nghi Việt Nam - Hàn Quốc và Phục hồi xanh thôn bản miền núi Việt Nam. Nhà tài trợ Hàn quốc.

3.1.2.2. Tổng hợp ODA theo vùng.

Trong tổng 11 dự án, chương trình giai đoạn 2010 – 2015 ODA trong Lâm nghiệp tập trung vào vùng chủ yếu:

- Vùng núi phía Bắc (Hồ Bình và Sơn La - KfW7; Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Bắc Kạn- KfW8)

- Tây Nguyên (ADB2/FLITCH Triển khai tại 6 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên; Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai - KfW10)

- Duyên Hải Miền Trung (Dự án WB3 Triển khai tại 6 tỉnh miền Trung gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đinh; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh và Phú Yên –KfW6)

- Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long - Dự án ICMP) - Liên vùng (JICA2, VFD, FCPF)

3.1.2.3. Tổng hợp ODA theo nhà tài trợ

Trong giai đoạn 2010 – 2015, 11 chương trình ODA Lâm nghiệp chủ yếu thuộc 4 nhà tài trợ chính (chia thành 2 nhóm chính5 dự án vốn vay và 6

Nhật Bản ( JICA2 – JIFPRO)

Đức (KfW6 – KfW7 – KfW8 – KfW10 - Dự án ICMP,GIZ) WB (WB3 - FCPF)

Hoa Kỳ (VFD )

ADB (ADB2/FLITCH)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 42 - 46)

w