Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 40)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát

Đia điểm nghiên cứu là một số chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển Lâm nghiệp do bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quản lý (Tổng cục Lâm nghiệp và Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp).

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Nguồn số liệu, tư liệu sử dụng cho nghiên cứu đề tài được lấy từ số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Niên giám thống kê, các văn bản pháp lý của Nhà nước, các báo cáo dự án hoàn thành, báo cáo giám sát đánh giá dự án, các nghiên cứu và thông tin từ mạng internet.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: thống kê, mơ tả, phân tích, so sánh, khái qt hóa, tởng hợp, đánh giá, dự báo… Cụ thể là:

Thống kê những số liệu cần thiết, có liên quan từ nguồn dữ liệu, sau đó tởng hợp lại dưới dạng các biểu đồ, bảng biểu để thấy được thực trạng chung. Tiếp theo đó những con số, sự kiện sẽ được đánh giá xem xét một cách độc lập, riêng lẻ thơng qua phương pháp phân tích và được khái qt hóa và tởng hợp lại để thấy được bản chất, qui luật, xu hướng biến đổi chung. Để làm được điều này thì việc vận dụng phương pháp so sánh giữa các sự kiện, giữa các thời kỳ là hết sức cần thiết.

Tùy theo từng vấn đề mà luận văn sử dụng từng phương pháp riêng lẻ hoặc sử dụng tổng hợp các phương pháp để luận giải làm sáng tỏ vấn đề.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình thu hút ODA trong Lâm nghiệp trong thời gian qua

3.1.1. Nhu cầu vốn ODA của ngành Lâm nghiệp

Theo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, nhu cầu vốn cho phát triển Lâm nghiệp toàn giai đoạn 2006-2020 là 106.759,06 tỷ đồng, nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư cho 5 chương trình là:

(i) Chương trình Quản lý phát triển rừng bền vững là 44.435,35 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 44,3%;

(i) Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và dich vụ môi trường là 14.133,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14,1%;

(ii) Chương trình chế biến gỗ và thương mại Lâm sản là 37.090,57 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 37%;

(iii)Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến Lâm là 1.395,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,3%;

(iv) Chương trình đởi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành Lâm nghiệp là 3.304,48 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,3%; và các khoản chi thường xuyên là 6.399,26 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,0%.

Trong giai đoạn 2006-2010: nguồn vốn ODA được xác đinh là 4.845.694 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 13,56%, đứng thứ tư trong số các nguồn vốn đầu tư.

Trong giai đoạn 2011-2015: với Kế hoạch BV&PTR ước Vốn Ngân sách Trung ương đã bố trí: 6.543,5 tỷ đồng, bình qn 1.308,7 tỷ đồng/năm (trong đó: vốn đầu tư: 4.693,5 tỷ đồng và vốn sự nghiệp: 1.650 tỷ đồng) và

vốn ODA ước tính bình qn một năm khoảng 600-700 tỷ đồng (đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng là 250 tỷ đến 400 tỷ).

Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện theo Quyết đinh số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững. Tởng vốn thực hiện Chương trình: 59.599 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách trung ương cấp 14.575 tỷ đồng (gồm: Vốn đầu tư: 9.460 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 5.115 tỷ đồng), Vốn ODA 6.800 tỷ đồng, chiếm 11,4%; Vốn huy động hợp pháp khác 38.224 tỷ đồng, chiếm 64,1%.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng vốn ODA chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho phát triển Lâm nghiệp.

3.1.2. Tình hình thu hút vốn ODA trong ngành Lâm nghiệp

3.1.2.1. Tổng hợp ODA theo tình trạng dự án.

Trong giai đoạn 2010 – 2015 tổng vốn cho ngành Lâm nghiệp ước khoảng 8.503 tỷ bao gồm 1.452 tỷ vốn đối ứng và 7.051 tỷ vốn vay ODA được phân bổ vào 11 dự án lớn. Tùy theo tính chất riêng của vốn, ODA trong lĩnh vực Lâm nghiệp được phân loại theo 4 nhóm chính.

Dựa theo tình trạng dự án ODA ta có thể phân loại thành 3 dạng như sau: (1) Dự án ODA đã kết thúc (2) Dự án ODA đang triển khai (3) Dự án ODA chuẩn bi triển khai.

Dự án ODA đã kết thúc

(1) Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp - Dự án WB3 (2005 đến 3/2015) (2) Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống ADB2/FLITCH (2005 đến 2015)

(3) Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững KfW6 (2015 đến 2014);

Dự án ODA đang triển khai

(1) Dự án JICA2 vay vốn Chính phủ Nhật Bản (2012 đến 2021) (2) Dự án phát triển Lâm nghiệp KfW7 (2006 đến 2016)

(3) Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải Co2” (gọi tắt là Dự án KfW8 – 2014 đến 2020)

(4) Chương trình Bảo vệ tởng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với biến đởi khí hậu (Dự án ICMP - 2015 đến 2018)

(5) Dự án Trồng rừng bảo vệ môi trường do trung tâm hợp tác quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản tài trợ (Dự án JIFPRO – 2012 đến 2016)

(6) Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (viết tắt là VFD -2013 đến 2017) (7) Dự án “Bảo vệ và Quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng” (gọi tắt là Dự án KfW10 - 2014 đến 2020)

(8) Dự án “Hỗ trợ chuẩn bi sẵn sàng thực hiện REED+ ở Việt Nam” (gọi tắt là Dự án FCPF – 2013 đến 2016);

Dự án ODA chuẩn bị triển khai.

1) Dự án Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng gắn với vùng hồ, đập thủy lợi nhằm thích ứng với biến đởi khí hậu vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nhà tài trợ ADB

(2) Dự án hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chiu ven biển. Đia điểm thực hiện dự án: Dự án thực hiện tại 8 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên Huế. Nhà tài trợ WB

(3) Dự án phát triển bền vững và nâng cao giá tri gia tăng cho rừng sản xuất ở các tỉnh miền trung và Miền núi phía Bắc. Nhà tài trợ WB

(4) Dự án: Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Hòa Bình và Sơn La - KfW7 pha 2. Nhà tài trợ KfW

(5) Dự án: Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái vùng ngập mặn khu vực Đồng bằng Sông Hồng (KfW11). Nhà tài trợ KfW

(6) Dự án: Quản lý và Phát triển bền vững tài nguyên rừng nhằm bảo vệ hiệu quả nguồn nước vùng hồ Dầu Tiếng (KfW13). Đia điểm thực hiện dự án:

Dự án thực hiện tại 3 tỉnh gồm Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh. Nhà tài trợ KfW.

(7) Dự án “Quản lý rừng bền vững và Phát triển nông thôn ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri và Thừa Thiên Huế” (KfW14). Nhà tài trợ KfW

(8) Dự án “Phục hồi và Quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Hồ Bình, Sơn La, Tun Quang, Cao Bằng và Thái Nguyên” (KfW15). Nhà tài trợ KfW

(9) Phục hồi và quản lý rừng bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam (Jica3). Nhà tài trợ Nhật bản

(10) Dự án Trồng rừng hữu nghi Việt Nam - Hàn Quốc và Phục hồi xanh thôn bản miền núi Việt Nam. Nhà tài trợ Hàn quốc.

3.1.2.2. Tổng hợp ODA theo vùng.

Trong tởng 11 dự án, chương trình giai đoạn 2010 – 2015 ODA trong Lâm nghiệp tập trung vào vùng chủ yếu:

- Vùng núi phía Bắc (Hồ Bình và Sơn La - KfW7; Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Bắc Kạn- KfW8)

- Tây Nguyên (ADB2/FLITCH Triển khai tại 6 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên; Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai - KfW10)

- Duyên Hải Miền Trung (Dự án WB3 Triển khai tại 6 tỉnh miền Trung gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đinh; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh và Phú Yên –KfW6)

- Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long - Dự án ICMP) - Liên vùng (JICA2, VFD, FCPF)

3.1.2.3. Tổng hợp ODA theo nhà tài trợ

Trong giai đoạn 2010 – 2015, 11 chương trình ODA Lâm nghiệp chủ yếu thuộc 4 nhà tài trợ chính (chia thành 2 nhóm chính5 dự án vốn vay và 6

Nhật Bản ( JICA2 – JIFPRO)

Đức (KfW6 – KfW7 – KfW8 – KfW10 - Dự án ICMP,GIZ) WB (WB3 - FCPF)

Hoa Kỳ (VFD )

ADB (ADB2/FLITCH)

3.2. Tình hình sử dụng và quản lý ODA trong Lâm nghiệp

3.2.1. Thực trạng sử dụng và quản lý vốn ODA trong trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng và trong chế biến Lâm sản

Từ nhóm các chương trình ODA trong Lâm nghiệp đã nghiên cứu ở trên ta đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả theo từng năm trong giai đoạn 2010 – 2015 theo 2 yếu tố khối lượng công việc triển khai và khối lượng giải ngân kinh phí. Các chỉ tiêu của khối lượng công việc triển khai các dự án bao gồm Trồng rừng tập trung; Chăm sóc rừng trồng và KNXTTS; Khoanh ni tái sinh; Khoán bảo vệ rừng; Đường Lâm nghiệp; Đường ranh cản lửa; Chòi canh lửa; Giao đất Lâm nghiệp (hộ GĐ và CĐ); Xây dựng CSHT quy mô nhỏ cấp xã; Nâng cấp rừng hiện có; Bảng thơng tin tun truyền; Hệ thống thủy lợi; Đường bê tông nông thôn ......

3.2.1.1. Giai đoạn 2010 – 2011

Trong giai đoạn này, dự án ODA Lâm nghiệp có 7 dự án tởng mức đầu tư 3.320 tỷ đồng gồm: Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3; Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên -ADB2/FLITCH - vay vốn ADB; Dự án phát triển Lâm nghiệp tại tỉnh Hồ Bình và Sơn La – KfW7; Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn -Quick Win Fund/KfW3- Pha 3; Dự án Trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An - KfW4; Dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Đinh và Phú Yên, do Chính phủ CHLB Đức tài trợ - KfW6; Dự án trồng rừng trên đất cát tại Quảng Nam và Quảng Ngãi - PACSA2

BẢNG 3.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ CHÍNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2011

Đơn vị tính: ha

STT Dự án/chỉ tiêu Kế hoạch

2010 Thực hiện 2010 Tỷ lệ % so với kế hoạch 2010 1 Trồng rừng 17.710 18.475 104% 2 Chăm sóc 21.079 21.079 100% 3 Khoanh nuôi 5.294 5.094 96% 4 Bảo vệ rừng 21.000 21.911 104% 5 Quy hoạch sử dụng đất 11.060 10.901 99%

6 Đo đạc, thiết kế trồng rừng 16.701 17.101 102% 7

Giao đất và cấp giấy chứng

nhận QSD đất 12.652 12.652 100%

8 Quản lý rừng cộng đồng 1.000 600 60%

9 Điều tra tài nguyên rừng 1.000 600 60%

10 Nông Lâm kết hợp 468 326 70%

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Từ bảng số liệu 3.1 ta có thể thấy đánh giá được kế hoạch đề ra của năm 2010 và các chỉ tiêu dự án ODA

- Các chỉ tiêu Lâm sinh như trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng đều đạt và vượt kế hoạch năm do công tác chuẩn bi đầu tư của các dự án được chuẩn bi tốt.

- Hạng mục khoanh nuôi tái sinh; Hạng mục quản lý rừng cộng đồng và điều tra tài nguyên rừng; Hạng mục đầu tư nông Lâm kết hợp chưa đạt kế hoạch do dự án KfW7 và FLITCH gặp một số vướng mắc trong q trình triển khai.

Tóm lại trong giai đoạn này, 7 dự án ODA trong lĩnh vực Lâm nghiệp đều đem lại hiệu quả cao, 10 chỉ tiêu đánh giá đều đặt ở mức trên 90% trừ 3 chỉ tiêu 8,9,10 đạt trên 60% do 2 dự án gặp khó khăn về quỹ đất và thơng tin không kip thời.

BẢNG 3.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIẢI NGÂN NĂM 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NGUỒN VỚN

Kế hoạch năm 2010 Ước giải ngân năm2010 ngân so với KHTỷ lệ % giải năm 2010 Tổng

vốn Vốn Bộđầu tư Tổngvốn Vốn Bộđầu tư Tổngvốn

Vốn Bộ đầu tư TỔNG CÁC DỰ ÁN 502.868 358.742 536.595 382.131 107 107 Vốn trong nước 85.016 14.850 79.088 12.917 93 87 Vốn ngoài nước 417.852 343.892 457.507 369.214 109 107

Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT

Tổng hợp dự án ODA Lâm nghiệp đã giải ngân năm 2010 đạt 107% so với kế hoạch. Mặc dù một số hạng mục không đạt chỉ tiêu khối lượng tuy nhiên các hạng mục chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn như trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, các hạng mục đo đạc giao đất và thiết kế trồng rừng đều hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, nguồn vốn giải ngân cho các hạng mục này cũng đạt kế hoạch năm.

Đi sâu phân tích cụ thể từng dự án ODA lớn trong giai đoạn 2010 – 2011

a) Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3

Mục tiêu ban đầu dự án sẽ trồng khoảng 65.600 ha rừng sản xuất trong đó 55.800 ha rừng trồng quy mơ hộ gia đình và 9.800 ha do các Lâm trường Quốc doanh thực hiện, đồng thời thực hiện hoạt động bảo tồn tại khoảng 50 khu rừng đặc dụng trên cả nước.

- Tính đến hết năm 2010, sau 6 năm triển khai thực hiện, dự án đã thiết lập được khoảng 38.700 ha rừng sản xuất trên đia bàn 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đinh, đạt 59% so với mục tiêu tồn dự án và

70% mục tiêu rừng trồng quy mơ hộ gia đình (do thay đởi về chính sách, nhà tài trợ WB đã khơng cho các Lâm trường Quốc doanh được tham gia dự án).

- Chất lượng rừng trồng của dự án đã được đánh giá sơ bộ với khoảng 70% diện tích rừng đã trồng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho trồng rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (mục tiêu là 50% diện tích có khả năng đáp ứng).

- 74 khu rừng đặc dụng trên cả nước đã được Quỹ Bảo tồn Việt Nam phê duyệt tài trợ triển khai các tiểu dự án bảo tồn đa dạng sinh học, đã hoàn thành vượt mục tiêu về khối lượng.

- Nguồn vốn giải ngân đến hết năm 2010 khoảng 635 tỷ, đạt 60% so với tởng vốn.

Dự án hồn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu khối lượng và giải ngân. Về khối lượng, khoảng 8.500 ha rừng đã được trồng mới trên đia bàn 4 tỉnh dự án là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đinh (kế hoạch năm 2010 là 8000 ha). Kết quả giải ngân năm 2010 là 206,5 tỷ, đạt 117% so với kế hoạch.

b) Dự án Phát triển Lâm nghiệp Sơn La, Hoà Bình - KfW7

Dự án đã thực hiện trồng mới khoảng 1.300 ha rừng, đạt kế hoạch năm. Thực hiện khoanh nuôi tái sinh khoảng 1.100 ha/kế hoạch 1.300 ha, đạt 85% kế hoạch. Do khó khăn về quỹ đất tại tỉnh Hòa Bình nên diện tích khoanh ni đã thiếu hụt khoảng 200 ha so với kế hoạch. Việc thiếu hụt quỹ đất so với thiết kế dự án đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện do phải đề xuất bổ sung các xã mới hoặc phải tiến hành ghép các xã. Kết quả giải ngân năm 2010 là 47,9 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch.

c) Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (FLITCH)

Phần lớn các hoạt động và các hạng mục đầu tư chính của dự án đã hồn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra: Trồng 4.078 ha rừng sản xuất, đạt 102% kế hoạch năm; ký hợp đồng bảo vệ 21.911 ha rừng phòng hộ, đạt 104% kế hoạch. Hoàn thành việc ký hợp đồng thực hiện các gói thầu quy hoạch sử dụng đất cấp xã và cấp huyện, gói thầu điều tra tài nguyên rừng. Riêng hạng mục đầu tư nông Lâm kết hợp thực hiện được 326 ha/kế hoạch 468 ha, đạt 70% kế hoạch do các hộ dân đăng ký tham gia không kip huy động nhân công để thực hiện trong năm 2010. Tổng vốn giải ngân năm 2010 là 159,5 tỷ, đạt 101% kế hoạch.

d) Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn - KfW3- Pha 3

Dự án đã hoàn thành kế hoạch trồng 203 ha, khoanh nuôi tái sinh 257 ha và chăm sóc 6.212 ha.

e) Dự án Trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4)

Dự án đã trồng được 2.165 ha/kế hoạch 1.942 ha, đạt 111%.

f) Dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên – KfW6

Các hạng mục đầu tư chính của dự án năm 2010 đều thực hiện hoàn thành kế hoạch năm, trong đó trồng rừng 1.815 ha và khoanh ni tái sinh đạt 3.737 ha.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 40)

w