Mục tiêu phát triển của ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 84 - 87)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Cơ sở để định hướng và xây dựng giải pháp

3.4.1.3. Mục tiêu phát triển của ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020

Để tạo được những bước chuyển biến lớn trong ngành Lâm nghiệp, theo hướng phát triển Lâm nghiệp bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân, cho bảo vệ mơi trường sinh thái và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi, Đảng và Nhà nước đã hoạch đinh và đề ra một số chủ trương, đinh hướng lâu dài cho phát triển ngành theo những mục tiêu rõ ràng và cụ thể.

* Mục tiêu tổng quát

Nghi quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nơng nghiệp, Nơng dân và Nơng thôn chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành Lâm nghiệp đến năm 2020 là: “Phát triển Lâm nghiệp tồn diện từ quản

lý, bảo vệ, trịng, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến Lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái. Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị Lâm sản, chú trọng phát triển Lâm sản ngoài gỗ”.

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn mới, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 tại Quyết đinh số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chiến lược đã xác đinh mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 là: "Thiết

lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho Lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động Lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng".

Theo quyết đinh số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch BV&PTR đã xác đinh mục tiêu nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp là:

(i) Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho Lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững;

(ii) Nâng độ che phủ rừng lên 42-43% vào năm 2015 và 44-45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá tri của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá tri gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, Lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và

(iii) Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành và Kế hoạch BV&PTR, Bộ NN&PTNT với vai trò là cơ quan chủ quản ngành đã phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” tại Quyết đinh số 1565/QĐ-TCLN ngày 08/7/2013. Đề án đã xác đinh mục tiêu đến năm 2020 cho ngành là: “Phát triển Lâm

nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh”.

Các mục tiêu cụ thể của ngành Lâm nghiệp được xác đinh trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 là:

- Về kinh tế: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông Lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển Lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và Lâm sản ngồi gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội đia và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và Lâm sản khác.

- Về xã hội: Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thơng qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động Lâm nghiệp; tạo cơng ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng.

- Về môi trường: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành Lâm nghiệp là: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ mơi trường đơ thi, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu từ các dich vụ môi trường.

Để thực hiện được các mục tiêu của ngành, Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2020 cũng đưa ra 5 chương trình chính cần thực hiện, trong đó có 3 chương trình phát triển và 2 chương trình hỗ trợ. Mỗi chương trình đều có mục tiêu riêng.

Các chương trình phát triển gồm: (i) Quản lý và Phát triển rừng bền vững; (ii) Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dich vụ môi trường; (iii) Chế biến và tiếp thi Lâm sản.

Các chương trình hỗ trợ gồm: (i) Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến Lâm/Phở cập; (ii) Chính sách, Thể chế, Lập kế hoạch và Giám sát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w