Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA cho ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 88)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA cho ngành

cho ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn tới

4.4.2.1. Giải pháp thu hút vôn

Theo dự báo, nguồn ODA của Việt Nam sau 2015 sẽ vẫn được duy trì, nhưng sẽ khó thu hút hơn do Việt Nam phải chọn lọc các dự án đảm bảo các yếu tố về môi trường, sinh thái, và phù hợp với đinh hướng phát triển quốc gia và các chương trình mục tiêu quốc gia như nơng thơn mới, tái cơ cấu ngành. Ngồi ra, cơ cấu và chính sách viện trợ cũng có những thay đởi nhất đinh, trong đó khối lượng vốn vay ODA kém ưu đãi có khả năng sẽ tăng lên. Nhằm thực hiện các đinh hướng của Chính phủ, khắc phục những tồn tại

trong thời gian vừa qua và đáp ứng trước tình hình mới cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

Hoàn thiện về chính sách, thể chế nhằm tăng cường quản lý huy động vốn vay nước ngồi. Đẩy mạnh cơng tác tở chức, quản lý, đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư.

Việc hồn thiện mơi trường pháp lý cho việc thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng, nó tạo động lực, hành lang thuận lợi để nguồn vốn ODA phát huy hiệu quả, đồng thời nó là cơng cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước đối với nguồn vốn này. Trên cơ sở Nghi đinh 38 mới được Chính phủ ban hành, cần sớm sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch cũng như hài hòa với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Trong quan hệ hợp tác phát triển mới, các mơ hình viện trợ mới sẽ được áp dụng nhiều hơn, sự tham gia của khu vực tư nhân và các tở chức phi chính phủ được khuyến khích. Do vậy, Chính phủ cần sớm có những chính sách và thể chế thích hợp để tạo mơi trường thuận lợi cho các mơ hình, phương pháp tiếp cận mới.

Kiện tồn cơ cấu tở chức của cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp theo nguyên tắc gọn nhẹ và hiệu quả, tăng cường năng lực cán bộ cũng như năng lực quản lý điều hành của các ban quản lý dự án ODA và bảo đảm đủ cán bộ làm việc cho các đơn vi này. Thực hiện phân cấp, phân quyền một cách minh bạch giữa chủ đầu tư và các Ban QLDA; đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất và linh hoạt giữa cơ quan chủ quản chủ đầu đầu tư, chủ đầu tư, các ban QLDA và đia phương trong việc chuẩn bi, xây dựng và thực hiện dự án ODA. Đề cao chế độ trách nhiệm của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ trong chỉ đạo điều hành và thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân cơng. Cần đánh giá đúng năng lực để bố trí việc

cho cán bộ, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, kém năng lực, không phù hợp yêu cầu đổi mới đồng thời thực hiện tốt các quy đinh hiện hành về tiêu chuẩn hóa cán bộ.

Đởi mới trong quy trình và đơn giản hóa các thủ tục hành chính quản lý dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà tài trợ, nhất là trong ba khâu công việc quan trọng là: đấu thầu mua sắm; đền bù giải phóng mặt bằng, di dân và tái đinh cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự án dẫn đến tình trạng trình duyệt “kép”. Xây dựng và thực hiện qui trình kỹ thuật dự án theo hướng chuyên nghiệp hóa: từ khi xác đinh dự án, chuẩn bi dự án, đánh giá dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, kí kết, đấu thầu, thi cơng, giám đinh, đánh giá sau khi kết thúc dự án và kiểm toán, cố gắng mỗi khâu phải được đảm nhiệm bởi cơ quan chuyên trách. Ban hành hệ thống các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, từ đó phân đinh rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan.

3.4.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA

Để nâng cao sử dụng hiệu quả cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới, cần phải thực đồng bộ một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác, theo dõi, giám sát và đánh giá

Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với các ban QLDA, vì ban là cấp trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án. Cơ quan chủ quản dự án cần phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ, các bộ/ngành/đia phương và đơn vi liên quan thường xuyên theo dõi, tổ chức các đợt đánh giá đinh kỳ và độc lập nhằm kip thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn gây chậm chễ việc thực hiện dự án, phát hiện những sai sót do việc xây dựng dự án khơng chuẩn xác để kip thời có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hay đề xuất điều chỉnh làm cho dự án có hiệu quả. Tăng cường cơng tác giám sát theo dõi của cộng đồng, cơ quan báo chí, người dân đia phương và những người hưởng lợi từ dự

án góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phòng chống thất thốt, lãng phí, tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc sử dụng nguồn vốn: Các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm tốn Nhà nước cần tăng cường cơng tác chuyên môn, nghiệp vụ để đủ năng lực phát hiện và ngăn chặn kip thời các hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, khơng đúng khối lượng, đơn giá, khơng đúng tiêu chuẩn đinh mức, vượt dự toán. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm hình sự đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh tốn khơng trung thực, không đúng quy đinh; khắc phục những vi phạm trong công tác xác nhận khối lượng thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi và giải ngân vốn ODA, vốn đối ứng.

Thứ hai: Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án

Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết đinh đến sự thành bại của các dự án. Các Ban QLDA ở tất cả các cấp cần phải có chiến lược dài hạn về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ đia phương có đủ năng lực chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm đáp ứng công việc. Thường xuyên tổ chức đào tạo cơ bản về qui trình thủ tục, nghiệp vụ quản lý và sử dụng ODA và các khóa đào tạo chuyên đề như: quản lý dự án, quản lý tài chính, đấu thầu, kỹ thuật Lâm nghiệp, tiếng Anh, pháp luật, quy đinh của nhà tài trợ, các sáng kiến hỗ trợ quốc tế mới… cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án, Ban QLDA các cấp, nhất là đối các Ban QLDA tại các đia phương.Xây dựng công cụ phục vụ công tác quản lý, thực hiện dự án như: sở tay hướng dẫn, cẩm nang, bộ giáo trình chuẩn về thủ tục triển khai thực hiện các dự án của các ngân hàng tài trợ nói riêng cũng như các dự án ODA nói chung.

Nâng cao chất lượng thiết kế, thẩm đinh dự án, đặc biệt là các dự án vốn vay có sử dụng nhiều quĩ đất và vốn đối ứng. Các dự án ODA phải phù hợp với qui hoạch phát triển của đia phương, của vùng và của trung ương; có cam kết của đia phương trong việc tở chức thực hiện dự án như: bố trí đủ cán bộ có năng lực, đất đai và đặc biệt là bố trí đủ nguồn vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách đia phương. Để nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án thì việc lựa chọn tư vấn là hết sức quan trọng. Cần tuyển chọn một cách kỹ lưỡng đơn vi tư vấn cả giai đoạn chuẩn bi dự án và thực hiện dự án, khuyến khích sự liên danh giữa đơn vi nước ngồi và trong nước cùng thực hiện. Đối với tư vấn trong nước phải có đủ năng lực, am hiểu tình hình thực tế đia phương và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đánh giá xã hội, mơi trường, phân tích kinh tế và tài chính. Đối với tư vấn nước ngồi thường có xu hướng áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong việc đánh giá và thiết kế dự án có xu hướng dàn trải, thực hiện trên đia bàn rộng vượt quá khả năng quản lý của dự án. Do vậy, khi tham gia thương thảo đàm phán cần chủ động có ý kiến và kiên quyết gạt bỏ những đề xuất không phù hợp và chỉ chấp nhận những đề xuất có tính khả thi và nằm trong khả năng thực hiện và quản lý. Bên cạnh đó, một yếu tố quyết đinh đến sự phù hợp và thành công khi dự án thực hiện là q trình thiết kế nhất thiết phải có sự tham gia của đia phương, cộng đồng hưởng lợi. Để đảm bảo đủ và kip thời vốn đối ứng trong điều kiện ngân sách nhà nước eo hẹp, nên chăng Bộ NN&PTNT cần đề xuất với Chính phủ và đồng thời phối hợp với Bộ ngành liên quan, đia phương và các tổ chức quốc tế để thiết lập quỹ vốn đối ứng nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đồng thời, trước mắt cần rà soát và tởng hợp tồn bộ lượng vốn đối ứng đang thiếu từ các dự án làm cơ sở để cân đối kế hoạch ngân sách, ưu tiên bố trí đủ lượng vốn thiếu. Để đáp ứng đúng tiến độ giải ngân, cần xác lập và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, nhà thầu, tư vấn

giám sát và các đối tượng thụ hưởng. Đây là mối quan hệ gắn bó, cùng mục tiêu cuối cùng của mỗi dự án nhưng lại có vai trò và quyền lợi khác nhau. Các bên cần thống nhất cung cách làm việc, trao đổi và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Cải tiến cơ chế thủ tục giải ngân các dự án theo hướng phi tập trung hóa, giao bớt các khối lượng cơng việc kế tốn, giải ngân, rút vốn cho bộ phận kế toán tại các ban QLDA đia phương. Tránh tình trạng “Tập trung hóa“ tại Ban QLDA trung ương gây chậm chễ trong giải ngân và rút vốn. Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyển trực tiếp cho chủ sở hữu nguồn vốn này với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng đặc biệt với các dự án vốn vay để bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả nợ.Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra nhằm kip thời phát hiện các khó khăn vướng mắc, để từ đó có sự chỉ đạo kip thời, giải quyết dứt điểm. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ, thúc đẩy giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Ngồi ra, cần nâng cao vai trò quản lý đơn vi tư vấn, nhà thầu của chủ dự án, gắn trách nhiệm của đơn vi tư vấn với tiến độ giải ngân của dự án thông qua việc quy đinh tỷ lệ giải ngân của tư vấn tương ứng với tỷ lệ giải ngân của dự án.

Thứ tư: Tăng cường mối quan hệ đối tác tin cây, nâng cao hiệu quả viện trợ, công khai minh bạch thông tin.

Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu ODA và thường xuyên cập nhật thông tin, trên cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT, FSSP, TCLN và MBFPs dữ liệu nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, theo dõi đánh giá, xây dựng/điều chỉnh chiến lược, đinh hướng về công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành Nơng nghiệp PTNT nói chung và cho lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI 1. Kết luận

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và sự phối hợp của các đia phương, sự ủng hộ mạnh mẽ của các đối tác quốc tế và người dân, ngành Lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện. Với mức tăng trưởng giá tri sản xuất hàng năm trên 5%, ngành Lâm nghiệp đang góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn, nhất là những người làm nghề rừng. Các hoạt động Lâm nghiệp đã chuyển từ dựa vào quốc doanh sang phát triển Lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia trong đó vai trò nòng cốt trong trồng rừng là các hộ gia đình và trong chế biến Lâm sản là các doanh nghiệp tư nhân. Có thể khẳng đinh rằng nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng một vai trò quan trọng trong q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng. Các dự án ODA Lâm nghiệp triển khai có hiệu quả đã làm thay đởi và nâng cao nhận thức của các cơ quan chính phủ và xã hội về vai trò và tác dụng của rừng.

Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam“ là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Thơng qua nghiên cứu đề tài này, tác giả kỳ vọng đưa ra ý kiến khách quan, trung thực về tình hình thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ODA cho phát triển Lâm nghiệp trong thời gian qua; qua đó, đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới. Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng, kết hợp với phương pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Về mặt lý luận, trên cơ sở làm rõ khái niệm ODA trên các góc độ khác nhau, luận văn đã khái quát cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nguồn vốn ODA trong phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Thơng qua nghiên cứu chính sách thu hút và một số trường hợp điển hình về quản lý và sử dụng vốn ODA, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển Lâm nghiệp thời gian qua. Qua đó, đánh giá được vai trò to lớn của nguồn vốn ODA đối với những thành tựu mà ngành Lâm nghiệp đạt được trong thời gian qua. Bên cạnh những thành tựu đạt được, luận văn cũng đã chỉ ra được những tồn tại mà ngành Lâm nghiệp cần phải giải quyết trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA.

3. Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quan lý, căn cứ mục tiêu phát triển và đinh hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của ngành Lâm nghiệp trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển Lâm nghiệp. Qua đó, đưa ra một số kiến nghi đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan thơng qua những biện pháp, giải pháp cụ thể để kip thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém và đồng thời có những chính sách, giải pháp đột phá cho hiện tại và trong tương lai nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển đất nước nói chung và cho phát triển lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng.

Do thời gian làm đề tài có hạn, bản thân tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và khả năng lý luận chưa thực sự sâu sắc nên phần trình bày của luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp q báu từ q thầy cơ, bạn đọc quan tâm và bè bạn đồng nghiệp.

2. Khuyến nghị

Qua kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả xin kiến nghi với các cơ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành lâm nghiệp việt nam (Trang 88)

w