RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN

Một phần của tài liệu TIẾU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 39 - 41)

Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định. Có 2 cách thức:

Chuyển tiền trả sau: nhà NK chỉ giao tiền sau khi người XK giao hàng và bộ

chứng từ hàng hóa cho nhà NK.

Chuyển tiền trả trước: nhà NK lệnh chuyển tiền trước rồi nhà XK mới giao hàng

và bộ chứng từ.

1. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu

Trong trường hợp chuyển tiền trả trước, nhà Nhập khẩu có thể gặp rủi ro trong trường hợp thanh toán trước hoặc ứng trước một phần tiền hàng mà không nhận được hàng như thỏa thuận từ nhà Xuất khẩu.

Các nguyên nhân khiến nhà Xuất khẩu khơng giao hàng là:

Do nhà Xuất khẩu cố tình khơng giao hàng. Khi xảy ra sự việc này nhà Nhập khẩu thường tìm các biện pháp buộc bên bán phải giao hàng đồng thời bồi thường thiệt hại do việc chậm trễ này. Nếu khơng được thì nhà Nhập khẩu có thể kiện bên bán ra tịa nếu số tiền lớn. Khi kiện nhà Xuất khẩu ra tòa, nhà Nhập khẩu buộc phải trả các chi phí để theo đuổi vụ kiện và phí trả cho tịa án. Nếu thắng kiện, bên mua sẽ thu được một khoản tiền nhất định, ngược lại nếu thua kiện bên mua thiệt hại càng nặng nề hơn.

Nhà Xuất khẩu chưa sản xuất sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, tiêu chuẩn như trong hợp đồng đã ký nên chưa giao hàng. Nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng hóa tuy nhiên do nhận muộn hơn so với hạn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Gặp sự cố trong quá trình vận chuyển: thiên tai, cướp giật, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.

Rủi ro chính trị giữa hai nước khiến nhà Xuất khẩu không thể chuyển hàng đi. Nhà Nhập khẩu thường không thể nhận hàng từ nhà Xuất khẩu do khơng thể chuyển hàng đi và thời gian có thể vận chuyển thì q lâu dẫn đến hàng hóa bị hỏng hoặc không cần thiết đối với nhà Nhập khẩu nữa.

Giải pháp:

Sẽ rất bất lợi cho nhà Nhập khẩu nếu sau khi chuyển tiền xong, nhà Xuất khẩu bị phá sản hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng kém hay không đảm bảo thời gian giao hàng theo đúng thỏa thuận làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế nếu buộc phải thanh toán theo phương thức này, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của nhà xuất khẩu phát hành cho mình một thư bảo lãnh về số tiền ứng trước đó, để tránh rủi ro mất tiền khi nhà Xuất khẩu không thực hiện những nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng ngoại thương.

2. Rủi ro với nhà Xuất khẩu

Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu xảy ra khi nhà Nhập khẩu nhận hàng nhưng không chịu thanh tốn hoặc vì một số ngun nhân khơng muốn nhận hàng, khơng thanh tốn dẫn đến việc từ chối thanh toán trong trường hợp chuyển tiền trả sau. Một số nguyên nhân không muốn nhận hàng là:

Nhà Nhập khẩu khơng có khả năng chi trả. Trong trường hợp này nhà Xuất khẩu có thể thu được tiền nếu như nhà Nhập khẩu xin gia hạn thanh toán và chuyển tiền cho nhà Xuất khẩu sau một thời gian nhất định so với thỏa thuận. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu là nguồn vốn về chậm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Rủi ro chính trị, pháp lý từ phía nhà Nhập khẩu. Nhà Nhập khẩu đồng ý thanh tốn nhưng luật lệ của nước xuất khẩu khơng cho phép chuyển tiền cho nhà Xuất khẩu dẫn đến nhà Xuất khẩu không nhận được tiền. Đây là một trường hợp nhà Xuất khẩu khó có thể kiện nhà Nhập khẩu ra tịa án quốc tế được vì đó là vấn đề bắt nguồn từ những nguyên nhân của một quốc gia.

Nhà Nhập khẩu cố tình khơng trả tiền cho nhà Xuất khẩu. Nhà Xuất khẩu có thể lấy được tiền hoặc không lấy được tiền nhưng phải bỏ ra nhiều khoản chi phí như: phí

th tịa án khi kiện bên mua, chi phí cơ hội, chi phí chi trả cho nguồn thay thế nguồn vốn chưa thu được.

Trường hợp nhà Nhập khẩu khơng muốn nhận hàng thì nhà Xuất khẩu phải mất chi phí vận chuyển hàng hóa, phải bán rẻ hoặc tái xuất.

Rủi ro xảy ra với nhà Xuất khẩu trong trường hợp nếu nhà Nhập khẩu thanh tốn sau khi xuất hàng thì việc thanh tốn phụ thuộc vào thiện chí của nhà Nhập khẩu, do đó nhà Xuất khẩu dễ bị bên mua chiếm dụng vốn trong thanh toán.

Giải pháp:

Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của nhà Nhập khẩu. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu khơng đảm bảo.Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh tốn chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh tốn phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước…

Một phần của tài liệu TIẾU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w