RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU

Một phần của tài liệu TIẾU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 41 - 45)

1. Phương thức nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh tốn trong

đó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu, chỉ ký phát tờ hối phiếu (hoặc nhờ thu tờ Séc) đòi tiền nhà nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu, không kèm theo 1 điều kiện nào cả.

1.1. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu:

Rủi ro:

Rủi ro nhà Xuất khẩu khơng nhận được tiền thanh tốn, hoặc nhận tiền thanh toán trễ; mất hàng hoặc khơng thể vận chuyển hàng hóa về lại. Rủi ro tốn kém chi phí kiện tụng, dễ gây ảnh hưởng đến hình ảnh và các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp.

Nguyên nhân:

Nhà Nhập khẩu:

i/ Mất khả năng chi trả khi đến hạn thanh toán hối phiếu. Nhà Nhập khẩu lừa đảo, khơng thanh tốn dù đã nhận hàng. Năng lực tài chính của nhà Nhập khẩu kém, thanh tốn dây dưa, kì kèo, chậm trễ, dẫn đến thời gian thanh toán kéo dài. Nguyên nhân mất khả năng chi trả do vỡ nợ, sản xuất trì trệ, kinh doanh thua lỗ,... Từ đó gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hai bên và thiệt hại tài chính cho nhà Xuất khẩu (khơng có tiền để thực hiện hoạt động kinh doanh như xoay vốn tiền hàng, sản xuất kinh doanh…)

ii/ Nhà Nhập khẩu không nhận hàng, không trả tiền. Nhà Xuất khẩu phải nhận hàng về gây tốn thời gian, chi phí vận chuyển bảo quản hàng hóa, chịu chi phí cơ hội cho việc bán hàng với đối tác này là không ký hợp đồng bán hàng với các đối tác khác được hoặc bán với số lượng ít hơn. Trường hợp nước Xuất khẩu khơng cho phép chuyển hàng về thì nhà Xuất khẩu mất tiền, mất hàng.

iii/ Nhà Xuất khẩu nhận hàng, đồng ý thanh toán nhưng luật lệ nước Nhập khẩu không cho phép chuyển tiền nên nhà Xuất khẩu mất hàng, mất tiền.

Ngân hàng: chỉ đóng vai trị trung gian nên khơng đảm bảo khả năng thanh tốn cho nhà Xuất khẩu khi nhà Nhập khẩu từ chối thanh tốn. Dẫn đến rủi ro khơng nhận được tiền thanh tốn vì khơng có sự cam kết của ngân hàng.

Nhà Xuất khẩu khi khơng nhận được tiền thanh tốn, có thể kiện ra tịa. Dù chưa biết kết quả nhưng phải trả phí kiện tụng cao, gây tốn kém. Ngồi ra cịn làm mất mối quan hệ làm ăn với đối tác, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp, tốn kém chi phí và nguồn lực cho kiện tụng. Từ đó ảnh hưởng đến nội bộ, sản xuất, lưu thông hàng hóa với các đối tác khác.

Giải pháp:

Rủi ro nhà Nhập khẩu khơng nhận hàng: tìm cách bán hàng cho các đối tác khác tại nước nhập khẩu, thực hiện một số ưu đãi như hạ giá bán, chiết khấu… tránh vận chuyển hàng về lại tốn kém chi phí.

Rủi ro thanh tốn: tìm hiểu kỹ về luật pháp nước Nhập khẩu. Nhà Xuất khẩu chỉ nên sử dụng phương thức nhờ thu khi hiểu rõ đối tác, đã xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác, đáng tin cậy. Với đối tác lần đầu giao thương hoặc chưa đủ độ tin cậy, nên lựa chọn phương thức thanh toán TT trả trước để đảm bảo nhận

được tiền thanh toán trước khi giao hàng, tránh rủi ro không nhận được thanh toán từ nhà Nhập khẩu.

1.2. Rủi ro với nhà Nhập khẩu:

R ủi ro:

Phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa khơng được gửi đi (rủi ro khơng có hàng), hoặc gửi đi nhưng chưa tới nơi, hoặc khi nhận hàng hóa nhưng không đúng chất lượng, chủng loại, số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

Nguyên nhân:

Thỏa thuận giữa người bán mà người mua chưa rõ ràng.

Quá trình vận chuyển hàng hóa gặp sự cố, trục trặc, rủi ro nên hàng hóa đến trễ. Hàng hóa khơng phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng do hành vi cố ý làm sai

hợp đồng của Nhà Xuất khẩu hoặc do hao hụt tự nhiên, thiệt hại hàng hóa trong q trình chuyên chở.

Giải pháp:

Thỏa thuận cụ thể các điều khoản của hợp đồng với các bên liên quan, tránh sai sót. Theo dõi hoạt động, tiến độ làm việc của các ngân hàng.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách như giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trong thời hạn thực hiện buộc thực hiện đúng hợp đồng, nhà Nhập khẩu có thể áp dụng thêm chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ DA-DP: là phương thức nhờ thu trong đó

người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu khơng chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh tốn thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.

2.1. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu:

Rủi ro: nhà xuất khẩu mất quyền kiểm sốt hàng hóa và chưa được thanh tốn, mất

tiền, mất hàng hoặc khơng thể vận chuyển hàng hóa về lại.

Ngun nhân:

Ngân hàng thu hộ:

i/ Chưa đủ uy tín và chuyên nghiệp, bộ phận ngân hàng làm việc chưa tốt, quản lý hoạt động và nhân sự chưa chặt chẽ, hoặc cấu kết với phía nhà Nhập khẩu dẫn đến nhầm lẫn, sai sót. Chữ ký bị giả mạo, người ký chấp nhận không đủ thẩm quyền hay chưa đăng ký mẫu chữ ký nhưng Ngân hàng không phát hiện ra hoặc phát hiện ra nhưng thơng đồng với người mua.

ii/ Thực hiện sai sót trong lệnh nhờ thu dẫn đến trao bộ chứng từ hàng hóa cho người Nhập khẩu trước khi người này thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn.

iii/ Từ đó phát sinh tình huống nhà Nhập khẩu có chứng từ đi lấy hàng về kho nhưng từ chối hoặc khơng thanh tốn cho nhà Xuất khẩu do: nhà Nhập khẩu có hành vi lừa đảo, cố ý khơng thanh tốn; khơng đủ năng lực tài chính, vỡ nợ... Nhà Xuất khẩu chịu rủi ro mất hàng, mất tiền. Theo URC 522 Điều 11b, nếu ngân hàng xuất trình có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì mọi hậu quả đều do nhà Xuất khẩu phải tự gánh chịu. Trường hợp nhà Xuất khẩu khởi kiện ra tịa thì phải chịu nhiều rủi ro về chi phí, thời gian và khả năng thắng kiện không cao.

Nhà Nhập khẩu:

i/ Cấu kết với ngân hàng, nhận hàng nhưng khơng thanh tốn tiền hàng. Làm giả chữ ký, người ký không đủ thẩm quyền hay chưa đăng ký mẫu chữ ký.

ii/ Nhận thấy khơng cịn nhu cầu về hàng hóa do đối tác hủy đơn hàng, các nhà cung ứng khác đưa ra giá cả hợp lý hơn, hoặc do quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị ngưng trệ… nên từ chối nhận hàng bằng cách khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh tốn trong khi hàng hóa đã gửi đi từ trước. Trường hợp chính quyền nước Nhập khẩu khơng cho chuyển hàng về, nhà Xuất khẩu mất hàng, không nhận được tiền.

Nhà Nhập khẩu chấp nhận thanh tốn nhưng chính phủ nước Nhập khẩu khơng cho phép chuyển tiền.

Giải pháp:

Lựa chọn ngân hàng thu hộ uy tín, có danh tiếng 33

Rủi ro nhà Nhập khẩu khơng nhận hàng: tìm cách bán hàng cho các đối tác khác tại nước nhập khẩu, thực hiện một số ưu đãi như hạ giá bán, chiết khấu… tránh vận chuyển hàng về lại tốn kém chi phí.

2.2. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu:

Rủi ro:

Hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng Bị kiện tụng

Nguyên nhân: Rủi ro cố ý từ nhà xuất khẩu như hàng hóa khơng được kiểm định,

không phù hợp với hợp đồng. Nhà Xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót, khơng đạt yêu cầu để cố tình gian lận thương mại. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa khơng khớp với chứng từ. Nhà Nhập khẩu chịu rủi ro bị kiện ra tịa nếu khơng thanh toán đúng hạn.

Giải pháp:

Thỏa thuận cụ thể các điều khoản của hợp đồng, tránh sai sót. Theo dõi hoạt động, tiến độ làm việc của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu TIẾU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w