0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện tổ chức phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NINH THANH” PPTX (Trang 73 -103 )

II. Phương hướng hoàn thiện nôị dung phân tích chi phí kinh doanh tạ

1. Hoàn thiện tổ chức phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh

Thanh

Công ty TNHH Ninh Thanh đã tiến hành phân tích chung tình hình quản lý

và sử dụng chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu. Qua số liệu phân

tích chi phí kinh doanh có thể đánh giá một cách tổng quát về khoản chi phí mà

công ty đã chi lãng phí hay tiết kiệm được tại kỳ kinh doanh đó. Nếu công ty chỉ

tiến hành phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu thì chỉ xác định được sự biến động của tổng chi phí kinh doanh mà không đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của chi phí kinh doanh và không đánh giá được khoản mục chi phí nào biến động theo chiều tốt (xấu) để có thể đưa ra biện pháp cụ thể khắc phục tình trạng lãng phí chi phí đến từng

yếu tố phát sinh ra chi phí. Chính vì công ty TNHH Ninh Thanh chỉ phân tích

chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu nên chỉ có thể đưa ra

giải pháp tiết kiệm chi phí một cách chung nhất về toàn bộ chi phí kinh doanh

phát sinh trong kỳ kinh doanh.

Do sự đòi hỏi của công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí kinh doanh nói riêng đòi hỏi thông tin đưa ra phải chính xác, chi tiết và kịp thời nên bộ phận phụ trách phân tích hoạt động kinh tế của công ty phải hoàn thiện nội

dung phân tích chi phí kinh doanh. Giám đốc công ty yêu cầu kế toán trưởng

phải hoàn thiện thêm nội dung phân tích sau.

(1) Phân tích tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh theo

chức năng hoạt động.

(2) Phân tích chi tiết các yếu tố chi phí theo chức năng hoạt động.

- Phân tích chi tiết chi phí mua hàng. - Phân tích chi tiết chi phí bán hàng.

- Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.

(3) Phân tích chi phí kinh doanh theo quý.

Giám đốc công ty là người trực tiếp chỉ đạo công tác phân tích hoạt động

kinh tế trong công ty. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế trong doanh

nghiệp có ý nghĩa quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích.

Do vậy, doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác phân tích hoạt đông kinh tế từ

khâu thu thập và xử lý các số liêu thông tin đến khi tính toán các chỉ tiêu phân tích rồi nhận xét, đánh giá phải rõ ràng những mặt tốt, mặt ưu điểm cũng như

mặt chưa tốt còn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng. Muốn vậy, công ty

cần phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh để đưa ra

giải pháp cụ thể mà khắc phục.

2. Hoàn thiện các nội dung phân tích và đánh giá nhận xét.

2.1 . Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động.

Hoạt động kinh doanh thương mại có ba chức năng cơ bản bao gồm: chức năng mua hàng, chức năng bán hàng và chức năng quản lý. Các khoản mục chi phí phát sinh trong kinh doanh như chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi

phí quản lý.

Mục đích của phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo các chức năng hoạt động là đánh giá cơ cấu phân bổ giữa các bộ phận chi phí để thấy cơ cấu đó hợp lý hay không đồng thời đánh giá tình hình quản lý sử dụng chi phí nói chung và của từng bộ phận chi phí nói riêng qua đó thấy bộ phận chi phí nào quản lý sử

dụng tốt, chưa tốt để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm quản lý và sử dụng

chi phí kinh doanh tốt hơn.

- Để phân tích trước hết ta cần tính tỷ trọng của từng bộ phận chi phí trong

tổng chi phí.

- Tính tỷ suất chi phí nói chung và của từng bộ phận nói riêng.

- Dùng phương pháp so sánh để xác định mức độ biến động về số tiền, tỷ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu doanh thu, chi phí. Đồng thời xác định sự thay đổi về tỷ

trọng và tỷ suất

Biểu 1

PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHI PHÍ KINH DOANH THEO CÁC CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Đơn vị: đồng

Năm 2003 Năm 2004 So sánh tăng (giảm)

Các chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 = 5 – 2 9 = 8/2 10 = 6 – 3 11 = 7 – 4 1. Chi phí mua hàng 19 657 359 30,37 0,7 38 065 721 35 0,6 18 408 362 93,64 4,63 - 0,1 2. Chi phí bán hàng 5 120 519 7,91 0,18 12 087 945 7,60 0,19 6 958 626 135.89 - 0,31 0.01 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 39 941 671 61,72 1,43 108 750 601 57,4 1,67 68 808 930 172,27 - 4,32 0,24 4. Tổng chi phí kinh doanh 64 719 549 100 2,32 158 904 267 100 2,45 94 184 718 145,53 - 0,13 5. Doanh thu 2 787 523 197 - - 6 491 156 360 - - 3 703 633 163 132,86 - -

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 tăng 94 184 718 đồng với tỷ lệ tăng là 145.53%. Trong khi đó mức tăng

của doanh thu năm 2004 so với năm 2003 là 3 703 633 163 đồng với tỷ lệ tăng

là 132.86%.Ta thấy tỷ lệ tăng của chi phí kinh doanh lớn hơn tỷ lệ tăng của

doanh thu. Xét sự biến động của từng khoản mục chi phí kinh doanh theo các

chức năng hoạt động ảnh hưởng tới sự biến động của tổng chi phí kinh doanh, ta

thấy sự tăng của chi phí kinh doanh là do các nguyên nhân sau:

- Chi phí mua hàng tăng 18 408 362đồng với tỷ lệ tăng là 93,64% nhưng tỷ

trọng chi phí mua hàng tăng 4,63% và tỷ suất chi phí mua hàng giảm 0,1%.

- Chi phí bán hàng tăng 6 958 626 đồng với tỷ lệ tăng là 135.89% và tỷ suất chi phí bán hàng tăng 0.01% nhưng tỷ trọng chi phí bán hàng giảm 0.31%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 68 808 930 đồng với tỷ lệ tăng là 172,27%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất nhanh làm tỷ suất chi phí quản

lý doanh nghiệp tăng 0,24% nhưng tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm

4,32%

Như vậy, tổng chi phí kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 tăng là do cả

ba khoản mục chi phí đều tăng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều nhất.

Qua bảng số liệu ta có thể nhân xét rằng công ty TNHH Ninh Thanh quản lý

và sử dụng chi phí kinh doanh chưa tốt vì chi phí kinh doanh tăng lên nhưng do

công ty mới thành lập và mới đi vào hoạt động nên chi phí kinh doanh tăng lên

là lẽ đương nhiên phù hợp với quy luật tự nhiên. Tuy nhiên công ty cần điều

chỉnh sao cho mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí thì mới tốt.

Qua bảng số liệu ta thấy: mặc dù chi phí mua hàng tăng nhưng tỷ suất chi phí

lại giảm, điều này là tốt vì chi phí mua hàng tăng đồng nghĩa với lượng hàng hoá mua về tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh nhất và tỷ lệ tăng cao hơn

nhiều so với tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp

cũng tăng. Do đó công ty cần có biện pháp giảm thiểu chi phí quản lý doanh

nghiệp. Nếu công ty giảm được tỷ tỷ suất chi phí thì hiệu quả sử dụng, quản lý

Muốn vậy, công ty cần đưa ra giải pháp tối thiểu chi phí kinh doanh để giảm giá hàng bán làm tăng mức bán ra, do đó sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Để giảm tỷ suất chi phí bán hàng công ty cần có kế hoạch bán ra phù hợp. Muốn giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cần quan tâm và quản lý

sử dụng tốt lực lượng lao động của mình, khuyến khích họ tăng năng suất lao động…

Để có thể làm rõ nguyên nhân tăng, giảm các khoản mục chi phí trên ta có thể đi sâu phân tích chi tiết các yếu tố chi phí cho từng chức năng hoạt động.

2.2. Phân tích chi tiết các yếu tố chi phí theo từng chức năng hoạt động. Sau khi tiến hành phân tích tổng hợp tình hình chi phí theo các chức năng

hoạt động, ta tiến hành phân tích chi tiết chi phí theo từng chức năng hoạt động. Như chúng ta đã biết, chi phí kinh doanh của từng chức năng đều được tập hợp

từ các yếu tố chi phí. Vì vậy, để thấy rõ được nguyên nhân tăng (giảm) của chi

phí kinh doanh ta cần phân tích chi tiết chi phí kinh doanh của từng chức năng. Phương pháp phân tích được tiến hành tương tự như phân tích tổng hợp chi

phí kinh doanh theo các chức năng hoạt động.

2.2.1. Phân tích chi phí mua hàng.

Chi phí mua hàng tại công ty bao gồm:

-Chi phí giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng.

-Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá: trong chi phí vân chuyển, bốc dỡ hàng hoá chủ yếu là do công ty đi thuê ngoài

Để phân tích chi phí mua hàng trước hết cần tính tỷ trọng, tỷ suất chi phí mua

hàng cũng như các khoản mục chi phí trong tổng chi phí mua hàng. Sau đó dùng phương pháp so sánh để xác định mức độ tăng giảm của tỷ suất, tỷ trọng của các

khoản mục chi phí hay tỷ lệ tăng giảm của doanh thu, chi phí

Biểu 2:

PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHI PHÍ MUA HÀNG

Đơn vị: đồng

Năm 2003 Năm 2004 So sánh tăng (giảm)

Các chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Chi phí giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng 1 374 640 7 0,05 1 690 780 4,44 0,03 316 140 23 - 2,56 - 0,02 2. Chi phí vận chuyển bốc

xếp hàng hoá (thuê ngoài) 18 282 719 93 0,66 36 374 941 95,56 0,56 18 092 222 98,96 2,56 -0,1

3. Tổng chi phí mua hàng 19 657 359 100 0,7 38 065 721 100 0,6 18 408 362 93,64 - 0,1

Qua số liệu phân tích ta thấy tình hình quản lý và sử dụng chi phí mua hàng tại công ty là tốt. Dù tổng chi phí mua hàng năm 2004 tăng so với năm 2003 là

18 408 362 đồng với tỷ lệ tăng là 93,64% đồng trong khi đó tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 3 703 633 163 đồng với tỷ lệ tăng là 132.86%. Tỷ lệ tăng của doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí mua hàng đã làm cho tỷ

suất chi phí mua hàng giảm 0,1%

Xét sự biến động của từng khoản mục chi phí tới chi phí mua hàng ta thấy:

- Chi phí giao dịch ký kết hợp đồng tăng 316 140 đồng với tỷ lệ tăng là 23%

nhưng tỷ trọng của chi phí giao dịch ký kết hợp đồng giảm 2,56% và tỷ suất chi

phí giảm 0.02%.

- Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá (thuê ngoài) năm 2004 so với năm 2003 tăng 18 092 222 đồng với tỷ lệ tăng là 98.96% nhưng tỷ suât chi phí vận

chuyển bốc xếp hàng hoá (chi phí thuê ngoài) giảm đi 0,1% điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hoá tốt hơn.

Công ty TNHH Ninh Thanh tuy mới thành lập nhưng đã quản lý và sử dụng

chi phí mua hàng rất tốt do tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của chi

phí. Mặt khác, chi phí mua hàng có tăng lên cũng là do lượng hàng mua vào

tăng hay công ty tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn và như thế là tốt.

2.2.2 Phân tích chi phí bán hàng.

Chi phí bán hàng tại công ty TNHH Ninh Thanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong

tổng chi phí kinh doanh. Tuy vậy, muốn quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh

tốt thì phải quản lý tôt chi phí bán hàng Chi phí bán hàng tại công ty bao gồm:

-Chi phí vật liệu bao bì: nó là những khoản chi phí về vật liệu bao bì để bao

gói, bảo quản hàng hoá tại kho và trong quá trình bán hàng

-Chi phí dụng cụ đồ dùng: đó là những khoản chi phí mua sắm sử dụng các

công cụ đồ dùng tại kho hàng.

Để phân tích ta tính tỷ trọng cho từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí

bán hàng và tính tỷ suất chi phí của tổng chi phí bán hàng nói chung và từng

khoản mục chi phí nói riêng. Sử dụng công thức tính tỷ trọng, tỷ suất đã đề cập ở trên sau đó dùng phương phấp so sánh để xác định mức độ biến động về số

tiền tỷ lệ tăng giảm các chỉ tiêu doanh thu, chi phí đồng thời xác định sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí

Qua phân tích ta rút ra nhận xét đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng chi

phí bán hàng theo từng khoản mục chi phí có hợp lý hay không? Khoản chi nào lãng phí không hợp lý cần tìm giải pháp khắc phục.

Biểu 3:

PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG

Đơn vị tính : đồng

Năm 2003 Năm 2004 So sánh tăng, giảm

Các chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ suất (%) Số tiền Tỷ trong (%) Tỷ suất (%) Số tiền Tỷ lệ tăng giảm (%) Tăng giảm Tỷ trọng (%) Tăng giảm tỷ suất (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 CP vật liệu bao bì 1 370 109 26,76 0,05 2 817 524 23,32 0,043 1 447 415 105,64 -3,44 -0,007 Cp dụng cụ đồ dùng 1 250 197 24,42 0,05 2 271 905 18,65 0,035 1021 708 81,72 -5,77 -0,015 CP dịch vụ mua ngoài 2 500 213 48,82 0,09 6 989 516 57.86 0,11 4 489 303 179,56 9,04 0,02 Tổng chi phí 5 120 519 100 0,18 12 078 945 100 0,19 6 958 426 135,89 0,01 Tổng doanh thu 2 787 523 197 6 491 156 36 3 703 633 163 132,86

Nhận xét: Căn cứ vào số liệu biểu 3 ta có nhận xét sau :

Tổng chi phí bán hàng tăng 6 958 426(đồng) với tỷ lệ tăng là 135,89% trong

khi doanh thu tăng 3 703 633 163(đồng) với tỷ lệ tăng là 132,86%, tỷ lệ tăng chi

phí lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu dẫn đến tỷ suất chi phí bán hàng tăng 0,01% điều này đánh giá chung là chưa tốt. Nhưng công ty TNHH Ninh Thanh

mới thành lập nên chi phí tăng là hợp lý mặt khác khi công ty đẩy mạnh kế

hoạch bán ra làm tăng chi phí bán hàng, Chi phí bán hàng tăng do ảnh hưởng

của các nhân tố sau :

-Chi phí vât liệu bao bì tăng 1 447 415 với tỷ lệ tăng là 105,64% nhưng tỷ

trọng giảm 3,44% và tỷ suất chi phí vật liệu bao bì giảm 0,007%.

-Chi phí dụng cụ đồ dùng tăng 1 021 708 với tỷ lệ tăng là 81,72% nhưng tỷ

trọng giảm 5,77% và tỷ suất giảm 0,015%

-Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 4 489 303(đồng) với tỷ lệ tăng là 179,56% làm cho tỷ trọng tăng 9,04% và tỷ suất tăng 0,2%

Chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng, nguyên

nhân chủ yếu tăng khoản mục chi phí là do công ty mới đi vào hoạt động nên cần đầu tư nhiều hơn do đó chi phí tăng nhanh. Tuy nhiên công ty cần điều

chỉnh cho mức tăng chi phí nhỏ hơn mức tăng của doanh thu thì mới tốt.

Qua phân tích chúng ta cần tìm ra nguyên nhân làm tăng chi phí và tìm biên pháp khắc phục như: Cần tiết kiệm hơn chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện,

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NINH THANH” PPTX (Trang 73 -103 )

×