III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ
1. Các phương pháp dùng để phân tích
1.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng,
sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự
vật hiện tượng khác. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng. So sánh là phương pháp nghiên cứu được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học trong đó có phân tích hoạt động kinh tế, phân tích chi phí kinh doanh nói riêng. Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích chi phí kinh doanh bao gồm nhiều nội dung khác nhau:
- So sánh giữa số thực hiện chi phí kinh doanh của kỳ báo cáo với số kế
hoạch hoặc số định mức chi phí kinh doanh để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tăng giảm của chi phí kinh doanh.
- So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước. Mục đích của việc so sánh này là để thấy được sự
biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai. Cụ thể là so sánh chi phí kinh doanh thực hiện ở kỳ báo cáo với chi phí ở kỳ gốc.
- So sánh giữa bộ phận với tổng thể để thấy được vai trò vị trí của bộ phận
trong tổng thể đó. Cụ thể là so sánh giữa từng bộ phận chi phí trong tổng chi phí kinh doanh để thấy vai trò vị trí của từng bộ phận chi phí trong tổng chi phí kinh
doanh.
- Ngoài ra, người ta có thể so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ hoặc có tác động qua lại lẫn nhau để hình thành một chỉ tiêu khác. Ví dụ so sánh giữa chi phí với doanh thu.
-So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để
thấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của đơn vị.
Các chỉ tiêu ở kỳ kế hoạch, kỳ trước, năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc.
Thời kỳ chọn điểm gốc so sánh gọi tắt là kỳ gốc, thời kỳ chọn điểm để so sánh
gọi là kỳ phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo
nguyên tắc đồng nhất:
+ Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế.
+ Phải phản ánh cùng một thời điểm hoặc thời gian phát sinh.