Tiến hành Giám định

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy (Trang 62 - 65)

2.4.2 Công tác giám định tổn thất

2.4.2.5 Tiến hành Giám định

a) Giám định tại hiện trường:

- Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp kết hợp với báo cáo sơ bộ về tổn thất do các bên liên quan cung cấp, Giám định viên phải tự chuẩn bị đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc giám định:

+ Thông tin về tàu sẽ tham gia bảo hiểm, về tổn thất hoặc rủi ro, tai nạn liên quan đến sự cố.

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng

+ Những dụng cụ hoặc thiết bị cần thiết phải mang theo để phục vụ giám định (máy ảnh, thước đo ...)

- Căn cứ vào yêu cầu giám định, giám định viên phải có mặt tại địa điểm được yêu cầu vào đúng ngày giờ đã hẹn để tiến hành giám định theo đúng hướng dẫn giám định này.

- Để giám định được kịp thời, chính xác và khách quan người được bảo hiểm hoặc thuyền trưởng phải phối hợp và cùng tham gia giám định với giám định viên và cung cấp tất cả những thông tin, tài liệu chứng từ cần thiết để việc giám định được chính xác, khách quan.

- Các cơng việc cần tiến hành tại hiện trường:  Giám định tàu trước khi tham gia bảo hiểm:

- Kiểm tra tồn bộ các giấy tờ tàu xem có cịn hiệu lực hay khơng? Ghi lại các đặc điểm của tàu.

- Tiến hành kiểm tra tình trạng tàu, cụ thể: Kiểm tra vỏ boong, các trang thiết bị như: các hệ thống cứu hỏa, neo, lái, trang thiết bị cứu sinh, hệ thống hàng hải, hệ thống vơ tuyến điện, hệ thống động lực, tình trạng miệng, nắp hầm hàng, vách ngăn, hầm hàng ...

- Sau khi kiểm tra, nếu tàu ở tình trạng kỹ thuật đảm bảo khả năng an tồn đi biển thì đề nghị chấp nhận bảo hiểm. Trường hợp tàu cịn kiếm khuyết thì đề xuất loại trừ khơng nhận bảo hiểm bộ phận bị khiếm khuyết hoặc từ chối nhận bảo hiểm.

 Giám định tàu khi bị tổn thất:

- Yêu cầu thuyền trưởng báo cáo lại diễn biến của sự việc.

- Kiểm tra thời hiệu, hiệu lực và các điều kiện tham gia bảo hiểm. Kiểm tra các giấy tờ Đăng kiểm của tàu có cịn hiệu lực hay khơng? Các ghi chú, yêu cầu của Đăng kiểm có liên quan đến khả năng an toàn đi biển và liên quan đến tổn thất.

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phịng

- Kiểm tra xem tàu đã trình "Kháng cáo hàng hải" theo như quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam chưa? Nếu chưa thì phải yêu cầu thực hiện ngay theo đúng như quy định.

- Kiểm tra thực tế nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thời tiết xem có khớp với thời gian xảy ra tai nạn hay không? Sao chụp photo ngay những trang cần thiết không để chủ tàu sao chụp gửi sau để tránh sửa đổi. Xem xét, ghi nhận ngay những điểm mâu thuẫn bất hợp lý giữa các hồ sơ tài liệu và thực tế hiện trường.

- Kiểm tra bằng thuyền trưởng, máy trưởng, sĩ quan đi ca và chứng chỉ thủy thủ, thợ máy đi ca của ca liên quan đến tổn thất.

- Sau khi nghe báo cáo và xem xét toàn bộ hồ sơ xong, tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn, phải tiến hành chụp ảnh hiện trường và ảnh chụp phải thể hiện được: tai nạn là có thật, đúng tàu được bảo hiểm, ...

Lưu ý:

* Giám định viên phải ghi nhận chính xác trung thực diễn biến sự việc, mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây nên tổn thất/thiệt hại và phương hướng xử lý thiệt hại của chủ tàu. Nếu cần có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan đến đối tượng được giám định và hoặc cơ quan kiểm nghiệm, xét nghiệm.

* Trường hợp tổn thất/thiệt hại có tính chất phức tạp, vượt q khả năng xử lý của Giám định viên thì phải kịp thời báo cáo lãnh đạo Cơng ty Bảo Việt Hải Phòng để xin ý kiến chỉ đạo .

b) Xác định mức độ tổn thất.

- Sau khi hồn thành những cơng việc nói trên, giám định viên phải tiến hành kiểm tra kỹ thuật. Đây là cơng việc khó khăn phức tạp nhưng rất quan trọng, địi hỏi phải chi tiết, chính xác để có thể đánh giá được mức độ tổn thất và tìm nguyên nhân tai nạn. Phải kiểm tra từng bộ phận để xác định mức độ tổn thất của bộ phận đó như thế nào? có thể sửa chữa phục hồi được không? hay phải thay mới. Biện pháp, khả năng sửa chữa phục hồi.

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng

- Bộ phận bị tổn thất có khuyết tật, ẩn tỳ hay khơng?

- Việc duy trì cấp tàu có đúng với quy định của Đăng kiểm hay khơng?

- Xem xét mức độ tổn thất để ước chi phí sửa chữa kể cả sửa chữa tạm thời và sửa chữa chính thức để dự kiến số tiền tạm ứng sửa chữa (nếu chủ tàu yêu cầu).

- Khi tàu tiến hành sửa chữa thì phải theo dõi sửa chữa để giám sát các hạng mục và chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

- Giám định viên phải đề xuất hướng xử lý, giải quyết tai nạn sao cho đảm bảo an tồn cho tàu cũng như chi phí phải tiết kiệm nhất.

c) Xác định nguyên nhân tổn thất.

Sau khi kiểm tra xong các vấn đề kỹ thuật, giấy tờ pháp lý và qua báo cáo của thuyền trưởng, giám định viên có đủ cơ sở để phân tích xác định nguyên nhân tổn thất. Kết luận phải lơgic, có cơ sở khoa học không nên chỉ dựa vào báo cáo của thuyền, máy trưởng.

Trường hợp nguyên nhân tổn thất quá phức tạp vượt quá khả năng của giám định viên thì cần tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các chuyên gia, nếu cần thiết thì thuê cơ quan chuyên ngành như Đăng kiểm tiến hành giám định để có kết luận chính xác, khách quan.

Trong khi giám định cần tiến hành thu thập đầy đủ các tài liệu ban đầu liên quan đến vụ tai nạn như: Kháng cáo hàng hải, giấy tờ Đăng kiểm, bằng cấp, trích sao nhật ký hàng hải, máy ,thời tiết. Báo cáo tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất thuộc phần vỏ), máy trưởng (tổn thất thuộc phần máy), điện trưởng (tổn thất thuộc phần điện), sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (trường hợp đâm va, mắc cạn) ....

Khi kết luận không được vội vã, chủ quan và tùy tiện thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học , cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các câu chữ chung chung không quy được rõ ràng trách nhiệm của từng trường hợp gây khó khăn cho việc xem xét bồi thường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w