3.3 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụbảo hiểm thân tàu thủy tại Công
3.3.3 Nhóm giải pháp về phí bảo hiểm
Về nhóm giải pháp này cần chú trọng đến mức phí và thu phí nợ. 3.3.3.1 Nhóm giải pháp về mức phí
- Phí bảo hiểm là mối quan tâm đặc biệt của các chủ tàu khi họ muốn ký kết hợp đồng bảo hiểm với Bảo Việt. Do đó Bảo Việt nên tìm mọi biện pháp để giảm phí xuống một cách hợp lý, tức là vẫn đảm bảo đủ chi trả bồi thường và có lãi. Biện pháp đưa ra ở đây là cần định phí bảo hiểm hợp lý trên cơ sở khơng gian và thời gian.
+ Phí bảo hiểm có thể được xác định theo thời gian tức là ở những thời gian khác nhau, do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu phí bảo hiểm được xác định theo những mức khác nhau. Chẳng hạn tại thời điểm chủ tàu khó khăn về hoạt động khai thác và tài chính như hiện nay, để nhằm mục đích thu hút và lựa chọn những khách hàng tốt, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cân nhắc một mức phí thấp hơn hợp lý để khai thác được những khách hàng tốt này.
+ Phí bảo hiểm có thể xác định theo không gian, tức là ở các thị trường khác nhau, do đặc điểm của khách hàng, kinh nghiệm hoạt động hoặc đặc điểm tính cách của các chủ tàu... khác nhau (đương nhiên mức độ xảy ra rủi ro cũng khác nhau) Bảo Việt Hải Phịng có thể áp dụng các mức phí khác nhau. Điều đó giúp Bảo Việt Hải Phịng thích ứng với các vùng thị trường, thực hiện tốt việc khai thác thị trường tiềm năng. Đối với những khách hàng có phương thức thanh tốn bằng tiền mặt, trả
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
ngay một lần, Bảo Việt cũng cần có những sự quan tâm, động viên kịp thời so với những khách hàng thanh toán bằng séc hoặc trả dần.
- Cơng tác xây dựng dựng biểu phí nên kết hợp với việc phân tích biểu phí của các cơng ty cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, có thể Bảo Việt phải giảm mức phí của mình xuống bằng hoặc thấp hơn mức phí của đối thủ cạnh tranh. Biện pháp này chứa đựng nhiều nhuy hiểm song lại là một trong những biện pháp tốt nhất để thu hút khách hàng, trên cơ sở số đong bù số ít mà vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Ngày nay, với những thuận lợi trong việc đầu tư vốn, khả năng sinh lời cao,các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như ít nhắm đến lãi từ hoạt động bảo hiểm gốc mà chú trọng lãi từ hoạt động đâù tư. Nếu có số phí thu ổn định, có thịtrường đầu tư tốt thì dù phí có giảm chút ít so với đối thủ cạnh tranh nhưng sẽtranh thủ được khách hàng và có lãi khi đem đầu tư.
- Phí bảo hiểm cần linh hoạt, có thể giảm mức phí theo trọng tải hoặc sốlượng mà chủ tàu mua bảo hiểm. Đối với những chủ tàu đã tham gia bảo hiểm của Bảo Việt trong nhiều năm khơng xảy ra tổn thất thì Bảo Việt có thể giảm phí bảo hiểm hoặc có một khoản khuyến khích hay chi phí cho họ trong cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất một cách hợp lý. Đây là một trong những biện pháp cần được vận dụng hết sức linh hoạt, mềm dẻo để thu hút khách hàng lớn và những khách hàng có nghiệp vụ, kinh nghiệm trong hoạt động vận chyển và kinh doanh, làm tốt cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất. Với những khách hàng này, mặc dù tỷ lệ phí thu thấp, mức phí thu được thấp hơn nhưng khả năng xảy ra tổn thất ít, tỷ lệ bồi thường có khả năng thấp hơn ở những khách hàng khơng có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.3.3.2 Nhóm giải pháp về thu phí nợ
Trong cuộc cạnh tranh giành thị phần và tăng doanh thu, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải cho khách nợ phí và từ đó phát sinh nhiều tranh chấp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vài năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
căng thẳng hơn khi số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tăng nhanh, trong khi quy mơ thị trường thay đổi chậm. Bởi vậy, để có được doanh thu, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải chấp nhận rủi ro khi cố giữ chân khách hàng bằng cách cho nợ phí. Tuy nhiên, điều này đã nảy sinh tình trạng đối mặt với tranh chấp nếu sự kiện bảo hiểm phát sinh.
Dù biết việc cho nợ phí bảo hiểm đưa đến nhiều rủi ro, nhưng để giữ khách và tăng doanh thu, doanh nghiệp không thể tuyệt đối khơng cho khách hàng nợ phí bảo hiểm. Lãnh đạo một công ty bảo hiểm chia sẻ, dù các doanh nghiệp bảo hiểm đều biết phải yêu cầu khách hàng nộp phí ngay khi có đơn bảo hiểm, nhưng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu cứng nhắc áp dụng thì có nguy cơ đối mặt với tình trạng mất khách hàng. Hơn nữa, với đơn bảo hiểm lớn, mức phí hàng tỷ đồng, nếu cứ khăng khăng buộc khách hàng phải nộp phí ngay thì rất khó.
Theo quy định hiện hành, nhà bảo hiểm chỉ được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi khách hàng đã nộp phí và khi đó trách nhiệm bảo hiểm mới phát sinh. Quy định thì đơn giản như vậy, song thực trạng của việc cho nợ phí, dẫn đến tranh chấp mn hình vạn trạng và kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp xét xử, khiến các DN bảo hiểm không chỉ tốn thời gian và nhân sự theo đuổi vụ kiện, mà còn ảnh hưởng hình ảnh, uy tín đối với khách hàng.
Mặc dù nợ phí dẫn đến nhiều hậu quả, mà trong đó có những vụ kiện kéo dài nhiều năm về tranh chấp bồi thường, về địi nợ phí, nhưng thực tế do cạnh tranh, giành khách, nhiều DN bảo hiểm chưa thực sự “cứng rắn” với nợ phí. Lãnh đạo các DN bảo hiểm đều khẳng định, không cho khách hàng nợ phí bảo hiểm, nhưng khi triển khai ở cấp cơ sở, khơng ít trường hợp khơng tn thủ chủ trương này.
Khi có tranh chấp về bồi thường, mà nguyên nhân xuất phát từ lý do nộp phí chậm, thì Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm nêu trên thường được viện dẫn. Tuy nhiên, xét cụ thể tình tiết các vụ tranh chấp, không chỉ đơn giản là không nộp phí
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực và khơng phải bồi thường. Hai vụ việc tranh chấp nêu trên kéo dài nhiều năm và đến gần đây mới kết thúc cho thấy sự phức tạp và vai trò quan trọng của các thỏa thuận khác trong giấy chứng nhận bảo hiểm, trong quy tắc bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt, hợp đồng bảo hiểm được coi là hết hiệu lực khi khách hàng khơng nộp phí đúng thời hạn quy định, nhưng khi DN bảo hiểm đã thu khoản phí bị chậm đó, tức là DN chấp nhận khơi phục hiệu lực hợp đồng.
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
KẾT LUẬN
Trong ngành dịch vụ vận tải, mỗi loại hình vận tải như: đường bộ, hàng khơng, đường thủy, đường sắt đều tỏ ra có những ưu thế nhất định. Tuy nhiên, trong những loại hình đó, vận tải bằng đường thủy, đặc biệt là đường biển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng giá trị giao dịch của tất cả những loại hình vận tải khác. Do đó vận chuyển bằng đường biển ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trị của vận tải biển là rất quan trọng.
Hiện nay bảo hiểm thương mại đang phát triển hết sức mạnh mẽ với đầy đủ mặt tích cực của nó. Hoạt động này góp phần khơng nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Đối với hoạt động thương mại và hàng hải quốc tế, bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tầu nói riêng là một yêu cầu không thể thiếu được.
Ở Việt Nam, cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu ngày càng phát triển cùng với đà đi lên của đất nước. Điển hình là tại Bảo Việt, Tổng công ty bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam, nghiệp vụ này đã và đang được triển khai hết sức hiệu quả, đóng góp một phần đáng kể vào sự ổn địnhvà tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Đứng trước một thị trường bảo hiểm mà sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với sự thành lập của nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam cũng như công ty bảo hiểm nước ngoài trong tương lai, hứa hẹn một thị trường bảo hiểm sôi động, Bảo Việt cần phải có những nỗ lực, cố gắng phát huy mọi tiềm lực đểđứng vững và phát triển trong điều kiện mới, nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu cũng khơng nằm ngồi sự ràng buộc đó. Tận dụng những lợi thế sẵn có và khắc phục những tồn tại là chìa khố thành công cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này.
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị với Tổng Công ty Bảo Việt
Thực tế, không phải DN bảo hiểm nào cũng tỉnh táo nhận ra những rủi ro của nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy, để chủ động rút lui và hoặc hạn chế khai thác. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, những năm qua, vẫn có các DN bảo hiểm sẵn sàng đón nhận những chủ tàu cịn nợ phí của DN bảo hiểm khác, có lịch sử tổn thất nhiều, thậm chí cịn hạ phí hoặc tiếp tục cho nợ phí để giành giật khách hàng. Thậm chí, những khuyến cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam về việc mượn bằng cấp chuyên môn của thuyền bộ, không đủ trang thiết bị, biên chế thuyền bộ, mất an ninh an toàn hàng hải cũng chưa được các DN quan tâm. Vì vậy để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với Tổng Công ty Bảo Việt như sau:
Hoàn thiện bổ sung thêm điều khoản bảo hiểm phù hợp hơn so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay, do khơng có quy định về lệ phí thu, chi nên việc thu hồi nợ đọng gặp nhiều khó khăn, khơng có kinh phí để chi cho các tổ chức, cá nhân. Do vậy cần bổ sung thêm một nội dung quy định về lệ phí chi để chi trả tiền cơng cho đại lý chi trả; lệ phí thu để chi tiền cơng cho đại lý thu, chi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thu hồi nợ đọng.
Tỷ lệ phí bảo hiểm nên phù hợp với thị trường hiện nay. Bởi vì, doanh thu phí các dịch vụ có tái bảo hiểm tăng trưởng khơng đáng kể, hoặc tăng trưởng âm (bảo hiểm kỹ thuật ước giảm 30%, bảo hiểm thân tàu giảm khoảng 40%). Tình hình cạnh tranh tiếp tục diễn ra gay gắt, bằng chi phí khai thác, giảm phí, mở rộng điều kiện điều khoản... Tình hình tổn thất tiếp tục xấu, vấn đề đánh giá rủi ro, giải quyết bồi thường vẫn đáng lo ngại. Đặc biệt, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tiếp tục có tỷ lệ tổn thất cao.
Lập Trung tâm xử lý thông tin, tư vấn về giải quyết sự cố. Trung tâm này có nhiệm vụ hỗ trợ các chi nhánh thực hiện tốt nghiệp vụ của mình, đồng thời nhận
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
được những phản hồi để có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.
Đề nghị Tổng Công ty kiến nghị với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam về tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, có biện pháp trong sạch thị trường. Bởi vì một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là địn bẩy, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của thị trường một cách có hiệu quả.
2. Kiến nghị với Cơ quan Nhà Nước
Như đã trình bày, những nhân tố khách quan nằm ngồi sự kiểm soát của Bảo Việt cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động bảo hiểm thân tàu. Ngoài những giải pháp đưa ra cho Cơng ty thì những chính sách của Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng. Nhằm khác phục những mặt còn tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hải Phịng tơi xin được đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:
- Xem xét lại thủ tục hành chính trong quản lý cảng biển, hoạt động kinh doanh vận tải biển để thúc đẩy phát triển vận tải biển ở địa phương (tạo các ưu đãi đối với ngành kinh tế biển)
- Nghiên cứu , trình chính phủ về mở rộng quy mơ cảng biển, Cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế vận tải biển
- Tổ chức họp báo, tuyên truyền về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải
- Nhà nước nên có những chính sách quản lý bảo hiểm một cách chặt chẽ hơn, đòi hỏi cao hơn đối với các đơn vị muốn thành lập các công ty bảo hiểm
chuyên nghành, công ty bảo hiểm cổ phần, phải đáp ứng yêu cầu về số vốn tối thiểu, năng lực và trình độ của giám đốc doanh nghiệp.
- Các quy định về từ bỏ tàu cũng khơng rõ ràng do đó dễ xảy ra tranh chấp. Vì thế Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể về việc này.
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
- Nhà nước cần có cơ quan định giá tàu để giúp các doanh nghiệp cũng như các cơng ty bảo hiểm xác định gía trị con tàu tham gia bảo hiểm để tránh tranh chấp khi có tổn thất tồn bộ xảy ra.
- Nhà nước phải quan tâm, xem xét, để các doanh nghiệp bảo hiểm phải được bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là cùng cơ chế hoạt động: doanh nghiệp nhà nước cũng phải có cơ chế hoạt độnh như doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, cơng ty cổ phần... Có như vậy mới tạo ra được mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các cơng ty bảo hiểm.
Trên đây là một số giải pháp, kiến nghị được đưa ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủtàu tại Bảo Việt Hải Phịng. Vì thời gian có hạn, chủ yếu là lý thuyết nên khó có thể tránh khỏi những ý kiến xa rời thực tế. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như của các cô chú, anh chị nhân viên trong Công ty Bảo Việt Hải Phịng để chun đề nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tham khảo Giáo trình
[1] Giáo trình “Bảo hiểm trong kinh doanh” PGS. TS. Hồng Văn Châu; TS. Vũ Sĩ Tuấn; TS. Nguyễn Như Tiến
[2] “Giáo trình bảo hiểm hàng hải”, Nhà xuất bản Hành chính, Tiến sĩ Hồ Thủy Tiên, 2007.
[3] Giáo trình Quản trị Kinh doanh bảo hiểm - PGS. PTS. Nguyễn Ca Thường, năm 2012
[4] Giáo trình Thống kê bảo hiểm – PGS. PTS. Bùi Huy Thảo [5] Luật hàng hải Việt Nam.
[6] Các văn bản pháp quy về bảo hiểm.
2. Tài liệu tham khảo tạp chí, báo cáo, báo
[1] “ Bảo Việt thực hiện tăng trưởng bền vững” Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
[2] Tạp chí Bảo hiểm xã hội các số năm 2010,2011, 2012,2013 [3] Bản tin thị trường bảo hiểm, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. [4] Báo cáo tổng kết của Bảo Việt Hải Phòng năm 2010, 2011, 2012
[5] Báo cáo tổng kết cơng tác bảo hiểm của Bảo Việt Hải Phịng năm 2012 và chương trình cơng tác năm 2013.
3. Tài liệu tham khảo khác
[1] http://www.baoviet.com.vn
[2] http://vi.wikipedia.org
[3] http://tailieu.vn
[4] http://www.baohiem.pro.vn