Lập Biên bản Giám định

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy (Trang 66 - 67)

2.4.2 Công tác giám định tổn thất

2.4.2.7 Lập Biên bản Giám định

- Biên bản giám định là tài liệu chính để xét duyệt bồi thường cho người được bảo hiểm và khiếu nại người thứ ba (nếu có). Vì vậy nội dung biên bản giám định phải đảm bảo trung thực, chính xác, khách quan, rõ ràng và cụ thể sự việc xẩy ra gây nên tổn thất/thiệt hại. Biên bản giám định phải thể hiện được nội dung sau:

+ Ngày giờ, địa điểm giám định. Thành phần tham gia giám định. + Đặc điểm của tàu, thuyền bị tai nạn.

+ Diễn biến trước, trong và sau khi tai nạn. + Mức độ tổn thất.

+ Nguyên nhân tổn thất

+ Kiến nghị và ý kiến đề xuất của giám định viên về việc xử lý tai nạn.

- Sau khi dự thảo xong biên bản giám định, đính kèm tồn bộ hồ sơ do tàu, chủ tàu cung cấp (như các giấy tờ Đăng kiểm, bằng cấp, kháng cáo hàng hải, nhật ký boong, máy và ảnh chụp ...) trình Lãnh đạo duyệt ký xác nhận.

- Đối với những vụ tổn thất lớn, phức tạp sau khi dự thảo xong cần tham khảo thêm hoặc thuê các chuyên viên kỹ thuật về tàu để có kết luận ngun nhân tổn thất được chính xác.

- Nghiên cứu lại ý kiến của lãnh đạo sau khi được duyệt để bổ sung nội dung hoặc giấy tờ nếu cần thiết.

- Biên bản giám định được in thành 03 bản: chuyển chủ tàu 02 bản, Công ty lưu 01 bản.

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng

- Biên bản giám định phải được cấp trực tiếp cho người yêu cầu giám định trong vòng 15 ngày kể từ ngày hồn thành cơng việc giám định tại hiện trường. Trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của người giám định thì phải cấp biên bản giám định trước khi tàu rời cảng (nếu có thể được).

- Kèm theo Biên bản giám định phải có tồn bộ hồ sơ thu thập được tại tàu (giấy tờ Đăng kiểm, bằng cấp, Nhật ký boong, máy, ...), ảnh minh họa.

- Nếu vì một lý do nào đấy mà chưa xác định rõ mức độ và nguyên nhân tổn thất của tàu mà phải chờ đến kết quả kiểm tra trên đà thì giám định viên cấp trước biên bản giám định ban đầu (xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất của phần đã giám định được) cấp cho người yêu cầu giám định và báo cáo về Tổng Công ty để yêu cầu đại lý của BAOVIET nơi tàu lên đà sửa chữa giám định tiếp và cấp biên bản giám định bổ sung mức độ thiệt hại và nguyên nhân tổn thất (nếu khác với nguyên nhân đã được xác định trong Biên bản giám định sơ bộ). Trường hợp tàu lên đà sửa chữa tại Việt Nam thì đơn vị có thể chủ động u cầu đơn vị (thuộc hệ thống BAOVIET) nơi tàu lên đà sửa chữa giám định tiếp và cấp biên bản giám định bổ sung cho tàu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w