2.1. Các khái niệm đã được xây dựng
2.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới: “Sở hữu trí tuệ liên quan đến sự sáng tạo của trí tuệ, chẳng hạn như sáng chế, tác phẩm văn học và nghệ thuật, kiểu dáng và biểu tượng, tên và hình ảnh được sử dụng trong thương mại.” (WIPO)
Quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo vệ, cho phép mọi người được công nhận và hưởng lợi từ những gì họ phát minh hoặc tạo ra. Bằng cách giữ cân bằng giữa quyền lợi của người sáng tạo và lợi ích cộng đồng rộng lớn, hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm mục đích thúc đẩy mơi trường mà trong đó sự sáng tạo có thể phát triển.
Theo Điều 4, Mục 1, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ, bao gồm (1) quyền sở hữu công nghiệp, (2) quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả và (3) quyền đối với giống cây trồng.”
Quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của quyền sở hữu. Điều 7, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đã thừa nhận vai trị của quyền sở hữu trí tuệ như sau: “Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu
trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến cơng nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức cơng nghệ,
đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.”
Có thể hiểu, quyền sở hữu trí tuệ là một thỏa thuận giữa các nhà phát minh, nhà sáng chế và xã hội, nó phản ánh một sự đánh đổi của xã hội để nhận được
quyền tiếp cận và sử dụng sản phẩm trí tuệ của một nhà phát minh và nhà phát minh có quyền sở hữu độc quyền cơng nghệ của mình trong khoảng thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian giới hạn này, chủ sở hữu có thể khai thác độc quyền giá trị
thương mại sáng chế của mình và ngăn chặn người khác sử dụng trái phép
(Copenhagen Economics A/S and the IPR Company APS, 2009)
Vai trị của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau giữa các ngành công nghiệp và các lĩnh vực cơng nghệ khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi loại hình sở hữu trí tuệ khác nhau có mối quan hệ khác nhau trong bảo việc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghệ.
Quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích nhà phát minh chia sẻ thông tin sáng chế thay vì giữ bí mật, qua đó các nhà phát minh khác có thể học hỏi hoặc để tiếp tục
phát triển công nghệ cao hơn. Do vậy, việc cấp quyền sở hữu trí tuệ có vai trị quan trọng trong sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế, xã hội.