Ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ tới sự phát triển công nghệ xanh

Một phần của tài liệu khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển công nghệ xanh ở việt nam (Trang 30 - 34)

2.1. Các khái niệm đã được xây dựng

2.1.3.Ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ tới sự phát triển công nghệ xanh

Quyền sở hữu trí tuệ có nhiều vai trị khác nhau trong phát triển cơng nghệ nói chung và cơng nghệ xanh nói riêng. Câu hỏi nghiên cứu đã được đưa ra đó là quyền sở hữu trí tuệ ảnh hướng như thế nào đến công nghệ xanh và ở mức độ như thế nào. Hiện nay, vấn đề này vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu như của ICTSD (2008), Hutchison (2006) chỉ ra rằng sở hữu trí tuệ có thể vừa thúc đẩy phát triển công nghệ xanh vừa tạo rào cản cho các nước nghèo tiếp cận cơng nghệ xanh. Nhóm nghiên cứu đã tổng kết các kết quả nghiên cứu đã được cơng bố như sau:

a) Sở hữu trí tuệ tạo rào cản ban đầu cho các nước đang phát triển khi tiếp cận cơng nghệ xanh

Nhìn chung, rào cản lớn nhất mà của hữu trí tuệ đặt ra cho sự phát triển công nghệ xanh là rào cản về tài chính tại các nước nghèo. Số liệu từ bảng 2.1. cho thấy, các sáng chế công nghệ xanh đa số thuộc sở hữu của các nước phát triển do họ có nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu, trong khi đó các nước nghèo thường phải nhập khẩu công nghệ. Vốn đầu tư ban đầu để phát triển công nghệ xanh vốn đã

thường cao hơn so với công nghệ cũ trước đây. Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ làm tăng đầu tư cần thiết để mua một công nghệ nhất định, chi phí mua cơng nghệ cao hơn so với giá khi quyền sở hữu trí tuệ khơng được bảo vệ. Một mặt, sự gia tăng chi

phí này phải đảm bảo chi phí tài chính và cơng sức các nhà phát minh đã bỏ ra. Mặt khác, sự gia tăng này phải phản ánh đúng giá trị và vai trị của cơng nghệ trong việc cải thiện đời sống kinh tế xã hội. Điều này gây thêm khó khăn cho các nước nhập khẩu và một bộ phận không nhỏ người có thu nhập thấp khó có thể tiếp cận với

những kỹ thuật này nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, đầu tư cho công nghệ xanh là một khoản đầu tư dài hạn, nhiều

khoản đầu tư bỏ ra sẽ được thu hồi nhờ những lợi ích mà cơng nghệ xanh đem lại,

do đó chi phí tài chính rịng sẽ thấp hơn nhiều. Ví dụ, chi phí lắp đặt một tua-bin gió năm 2012 dao động từ khoảng 1,3 triệu đến 2,2 triệu USD trên một MW (Windustry

cấp độ tồn cầu, nếu chi 1USD vào mục đích cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ tiết kiệm được 2USD đầu tư vào nguồn cung cấp điện nước, mức độ tiết kiệm này ở các nước đang phát triển còn cao hơn. Do đó, Ngân hàng thế giới đã ước tính rằng chỉ cần áp dụng một nửa các biện pháp cần thiết để giảm CO2 cho hệ thống

năng lượng của các nước đang phát triển sẽ đảm bảo hoàn vốn, giảm bớt chi phí tài

chính từ 140 đến 175 tỷ USD mỗi năm tính đến 2030, tương đương với một nửa

GPD các nước đang phát triển (Ngân hàng thế giới, 2010). Ở các nước đang phát

triển, ước tính nguồn vốn rịng bổ sung vào chính sách năng lượng bền vững là 80 tỷ USD, khoản đầu tư này không cao hơn nhiều so với con số 70 tỷ USD mà khu vực này hiện đang chi cho trợ cấp nhiên liệu hóa thạch (Wang và CS, 2010; IEA,

2008). Hơn nữa, cơng nghệ xanh cịn giúp giảm bớt những thiệt hại do suy thối mơi trường gây ra, mang lại tổn thất cho nền kinh tế tương đương 8% GDP theo

nghiên cứu trên mẫu đại diện cho 40% dân số thuộc các nước đang phát triển. Kết quả là lợi ích mang lại có thể cao hơn nhiều so với chi phí đầu tư bỏ ra. Từ 900 đến 1700 tỷ USD đầu tư vào các dự án xanh trong các ngành đất, nước và ngành năng

lượng có thể đem lại lợi nhuận lên đến 3,7 nghìn tỷ USD nếu khơng có chính sách

trợ giá năng lượng, nông nghiệp hay nước (Mckinsey and Company, 2011).

Như vậy, mặc dù sở hữu trí tuệ gây ra một số rào cản ban đầu cho việc nhập

khẩu công nghệ xanh của các nước đang phát triển cũng như việc tiếp cận công nghệ xanh của người dân, công nghệ xanh vẫn là một khoản đáng đầu tư vì những lợi ích bền vững, lâu dài nó mang lại.

b) Sở hữu trí tuệ khuyến khích đổi mới công nghệ bằng các chế độ ưu đãi

Đổi mới, sáng tạo là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế bền vững và

tạo thêm nhiều việc làm tốt. Nhiều nghiên cứu ước tính rằng sự đổi mới đóng góp

80% vào tăng trưởng nền kinh tế sản xuất ở các nước thu nhập cao (WIPO, 2011).

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả góp phần thu hút nguồn đầu tư mạo hiểm cho R & D và thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ. Sở hữu trí tuệ thúc đẩy sự phổ biến của công nghệ mới và tạo tiền đề cho sự phát triển. OECD đã phát

hiện ra rằng một tăng 1% sức mạnh của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển có thể khiến nguồn đầu tư cho R & D trong nước tăng 1%. Bên cạnh

đó, thương hiệu và quyền tác giả được bảo vệ mạnh mẽ hơn 1% cũng dẫn đến sự gia tăng từ 1,4 % đến 3,3% nguồn R & D trong nước (Cavazos Cepeda, R., Lippoldt, D.

and Senft, J., 2010)

Các cơng ty có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bằng sáng chế có thể khiến giá trị của sáng chế tăng lên từ 180% đến 240%. Khi sáng chế càng có giá trị, nguồn đầu tư cho R&D sẽ càng lớn: tăng 10% trong phí bảo hiểm bằng sáng chế dẫn đến một sự gia tăng 6% các khoản đầu tư cho R&D

để phát triển kinh doanh (Arora, A., Ceccagnoli, M., and Cohen, W.C, 2003). Nhu

cầu về bằng sáng chế trên toàn thế giới đã tăng từ 800.000 trong những năm 1980 lên gần 2 triệu vào năm 2010 (WIPO, 2011). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như tất cả các công nghệ khác, khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách chặt chẽ và người sáng tạo có thể nhận thấy vai trò và quyền lợi của mình,

chính sách này sẽ thu hút đầu tư tư nhân và ngược lại, sẽ thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Hơn nữa, luật sở hữu trí tuệ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến

công nghệ bằng cách cho phép xuất bản và sau đó là tái bản, cải tiến. Theo ước tính, tỉ lệ đầu tư cho phát triển cơng nghệ xanh đến từ khu vực tư nhân so với đầu tư đến từ khu vực công là 70:30 (Anthony Taubman & Jayashree Watal, 2011). Cơng nghệ

xanh thường có mức đầu tư lớn cả về chất xám lẫn kinh phí, nếu quyền sở hữu trí

tuệ khơng được bảo vệ chặt chẽ, động lực cho các nhà đầu tư tư nhân sẽ giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công nghệ xanh (World Energy

Council, 2011).

Hơn nữa, các chế độ ưu đãi thuộc quyền hữu trí tuệ khuyến khích việc thương

mại hóa cơng nghệ, phổ biến rộng rãi công nghệ xanh, tăng cường trao đổi mua bán, và sẽ tiếp tục khuyến khích cải tiến cơng nghệ để có những sản phẩm chất lượng

hơn. Những cải tiến như vậy sẽ làm cho sản phẩm công nghệ xanh dễ tiếp cận với

thị trường hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội từng khu vực.

c) Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Sức mạnh của quyền sở hữu trí tuệ của một quốc gia là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà sản xuất và các công ty chuyển giao cơng

hữu trí tuệ của một quốc gia ảnh hưởng tích cực đến FDI của quốc gia đó khi các yếu tố khác không đổi. Các nhà kinh tế cho thấy một sự gia tăng 1% trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của một quốc gia sẽ làm tăng 2,8% vốn FDI, sự cải thiện 1% trong việc bản vệ thương hiệu và quyền tác giả sẽ khiến FDI tăng lên lần lượt là

3,8% và 6,8% (Park, W. and Lippoldt, D.,2008) .

Chuyển giao công nghệ là tập hợp toàn diện các hoạt động của một chủ sở hữu

công nghệ dựa trên trên cơ sở thỏa thuận cấp phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ cho người hoặc pháp nhân khác. Chuyển giao công nghệ cũng đề cập đến việc

chuyển nhượng quyền giữa các trụ sở công ty và các quốc gia (Lee G. Branstetter, Raymond Fisman, C. Fritz Foley, 2003).

Nếu như khơng có sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ, nhiều công ty sẽ lợi dụng lợi thế người đi sau, nói cách khác, họ chờ đợi cơng nghệ mới của cơng ty

khác và sau đó sao chép, như vậy họ không cần đầu tư nghiên cứu, sáng chế mà vẫn

thu lại lợi ích. Chính điều này dẫn đến sự chậm trễ trong nghiên cứu và phát triển công nghệ (Andrew Wait, 2010). Nghiên cứu tìm ra cơng nghệ mới đòi hỏi sự đầu

tư lớn về của cải, thời gian và nó mang tính rủi ro cao, khơng phải công ty nào cũng

sẵn sàng cho những khoản đầu tư này, hơn nữa công ty bị sao chép sẽ chịu tổn thất. Quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao công nghệ xanh

theo hai hướng. Thứ nhất, để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh

nghiệp buộc phải đầu tư nghiên cứu để có sản phẩm tốt. Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích các công ty lớn cởi mở hơn trong chuyển giao công nghệ. Các công ty nhỏ sẽ mua lại công nghệ mới để bắt đầu hoạt động sản xuất sớm nhất. Một

môi trường cởi mở như vậy sẽ tạo điều kiện hơn thị trường tiếp nhận công nghệ xanh và thúc đẩy sự cải tiến thơng qua lợi thế người đi sau này.

Hình 2.5 cho thấy tác động của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế mới nổi. Trục ngang hiển thị thời gian. Gọi ‘t’ là năm hệ thống sở hữu trí tuệ được cái cách, ‘t -1’ chỉ 1 năm trước khi cải cách sở hữu trí tuệ được thực hiện. Trục thẳng đứng cho biết logarit của các chỉ số của chuyển giao công nghệ và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D). Hình vẽ cho thấy rằng một năm sau khi sở hữu trí tuệ được cải cách,

chuyển giao công nghệ và hoạt động R&D tăng lên. Đây là bằng chứng cho thấy sở hữu trí tuệ làm tăng chuyển giao cơng nghệ và hoạt động đổi mới, cải cách.

Hình 2.5. Hoạt động chuyển giao công nghệ trước và sau cải cách sở hữu trí tuệ

(Nguồn: Lee G. Branstetter, Raymond Fisman, C. Fritz Foley, 2003, Do Stronger Intellectual Property Rights Increase International Technology Transfer? Empirical Evidence from U.S. Firm-Level Panel Data)

Như vậy, hệ thống sở hữu trí tuệ được thực thi là một điều kiện tiên quyết cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển công nghệ xanh ở việt nam (Trang 30 - 34)