(Nguồn: Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam, 2013)
Trâu bò ăn Chất độn chuồng
Phủ cây hoa màu, cây vụ đông
Đun nấu Đốt
Đốt sau thu hoạch là phương pháp xử lý rơm rạ được sử dụng nhiều nhất, gây
lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Đặc tính của phương pháp dùng chế phẩm này là: lượng chế phẩm sử dụng ít
(200g/tấn rơm rạ); giá thành rẻ (40.000 đ/tấn rơm rạ); đáp ứng được thời vụ sản
xuất; qui mô sản xuất chế phẩm lớn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng để xử lý rơm rạ trên toàn quốc; chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích có khả năng phân hủy rơm rạ triệt để thành phân hữu cơ; qui trình xử lý rơm rạ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với
điều kiện của người dân; thời gian xử lý ngắn, chỉ từ 20 đến 25 ngày; thời gian bảo
quản và sử dụng chế phẩm dài; được đăng ký chất lượng với các cơ quan chức năng của nhà nước, đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm được
dinh dưỡng đồng thời góp phần cải tạo tính chất nơng hóa của đất. Phương pháp này đã được triển khai ở hầu hết cả tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Hịa Bình, Hà Giang, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Bình Thuận, Kon
Tum...và mang lại hiệu quả kinh tế lớn Trong tương lai gần dự án này sẽ được ứng dụng và chuyển giao cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Theo tính tốn của dự án, người nông dân sẽ tiết kiệm được gần 2 triệu đồng trên mỗi ha ruộng nhờ không phải mua phân hóa học và bán phân ủ hữu cơ. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê (2012), diện tích đất trồng lúa của nước ta hiện nay là 4092,8 nghìn hecta, nếu như phương pháp này được ứng dụng trên tồn bộ diện tích trồng lúa trên cả nước, lợi nhuận thu về sẽ là hơn 8 ngàn tỷ đồng.
Ngoài ra, phương pháp này cũng mang lại những lợi ích về mơi trường và xã
hội như: khắc phục và tiến tới xóa bỏ hồn tồn tình trạng đốt rơm; thay thế nguồn phân bón hóa học, góp phần sản xuất sạch trong nơng nghiệp, nông thôn; nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân về kỹ thuật thâm canh lúa an toàn đạt chất lượng
cao, đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái trong nông nghiệp được bền vững.
(Nguồn: Lê Văn Tri, 2011)
Trên đây chỉ là một ví dụ về ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất nông nghiệp,
ngồi ra, cũng cịn có rất nhiều sáng chế và giải pháp hứu ích cơng nghệ xanh khi
Với những con số tổng kết từ hai chương trình CPI, PECSME và ví dụ cơng nghệ xanh trong sản xuất nơng nghiệp, các doanh nghiệp và địa phương hồn tồn có thể tin tưởng vào việc đầu tư vào công nghệ xanhtrong sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn dành được sự ủng hộ của chính phủ, người tiêu dùng, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội.
Như vây, giả thuyết thứ nhất đã được chứng minh.
3.2.2. Giả thuyết thứ hai: Đầu tư phát triển cơng nghệ xanh tại Việt Nam, vai trị quan trọng của các tổ chức quốc tế.
a) Phương pháp nghiên cứu
Để chứng minh giả thuyết này, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích số số liệu cơng nghệ xanh được cấp bằng sáng chế tại Cục Sở hữu
trí tuệ Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
Dựa trên công báo sở hữu cơng nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ hàng tháng, nhóm nghiên cứu đã đọc và tìm ra các sáng kiến cơng nghiệp và giải pháp hữu ích
được cấp bằng sáng chế thỏa mãn các yêu cầu công nghệ xanh (PHỤ LỤC). Cụ thể,
các sáng chế và giải pháp hữu ích cơng nghệ xanh phải đạt các tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, công nghệ giảm thiểu sự xuống cấp của môi trường;
Thứ hai, công nghệ khơng hoặc ít gây hiệu ứng nhà kính, được sử dụng một cách an tồn, thúc đẩy mơi trường lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống;
Thứ ba, cơng nghệ góp phần bảo tồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên;
Thứ tư, công nghệ phải thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. Công nghệ xanh khơng chỉ bao gồm các máy móc, thiết bị thân thiện với mơi
trường mà cịn bao gồm các giải pháp cải tiến cơng nghệ hiện có, các quy trình sản
xuất tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và hệ thống quản lý, giám sát môi trường.
Chủ sở hữu của các công nghệ xanh được cấp bằng độc quyền sáng chế được chia thành 6 nhóm, bao gồm: Tổ chức đa quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam, các
trường đại học tại Việt Nam, các viện nghiên cứu Việt Nam, các cá nhân là người
Đối với các nhóm đối tượng mang quốc tịch nước ngồi, nhóm nghiên cứu
tiếp tục phân tích các quốc gia có sở hữu cơng nghệ xanh.
b) Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Kết quả thống kê thu được dựa trên công báo công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 1 năm 2014 như sau:
Bảng 3.2. Thống kê quốc tịch chủ sở hữu công nghệ xanh tại Việt Nam từ năm
2008 đến tháng 1 năm 2014
Đơn vị: bằng sáng chế
Năm Việt Nam Nước ngoài Tổng
2008 10 14 24 2009 5 29 34 2010 9 5 14 2011 9 11 20 2012 15 17 32 2013 15 13 28 2 tháng đầu năm 2014 2 7 9 TỔNG 65 98 161
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ Cơng báo của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam)
Bảng 3.2. cho thấy gần 70% chủ sở hữu công nghệ xanh được cấp bằng sáng chế bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2014 mang
quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng này chưa ổn định qua các năm.
Bảng 3.3. Tổng số độc quyền sáng chế công nghệ xanh tại Việt Nam do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp theo chủ thể từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2014
Đơn vị: Bằng sáng chế
STT Chủ thể Số lượng bằng sáng chế
1. Tổ chức đa quốc gia 79
2. Doanh nghiệp Việt Nam 25
3. Trường đại học Việt Nam 3
4. Viện nghiên cứu Việt Nam 9
5. Cá nhân, tập thể người Việt Nam 29
6. Cá nhân người nước ngoài 16
TỔNG 161
Bảng 3.3. cho thấy, các tổ chức đa quốc gia sở hữu phần lớn bằng sáng chế/giải pháp hữu ích tại Việt Nam, với hơn 47% tổng số bằng sáng chế công nghệ xanh, bao gồm các tập đồn kinh tế, cơng nghệ lớn như Honda Motor (Nhật Bản), Sanyo Electronic CO (Nhật Bản), Unilever (Hà Lan), Dartmouth Wave Energy (Hoa Kỳ). Trong nhóm các chủ sở hữu công nghệ xanh mang quốc tịch Việt Nam, nổi bật nhất là nhóm các cá nhân tham gia sáng chế, chiếm hơn 20%.
Bảng 3.4. Năm quốc gia đứng đầu về sở hữu công nghệ xanh được cấp bằng sáng chế bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 1 năm 2014
Đơn vị: Bằng sáng chế
STT Quốc gia Số lượng sáng chế công nghệ xanh
1. Nhật Bản 33
2. Đài Loan 18
3. Hàn Quốc 8
4. Hoa Kỳ 8
5. Đức 5
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ Cơng báo hàng tháng của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)
Bảng 3.4 cho thấy, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về số lượng sáng chế công nghệ xanh được cấp bằng sáng chế tại Việt Nam.
Bên canh đó, Việt Nam nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngồi nhằm
hỗ trợ phát triển cơng nghệ xanh, thân thiện với môi trường từ nhiều quỹ phát triển và quỹ môi trường trên thế giới.
Bảng 3.5 dưới đây sẽ cho biết một số nguồn tài tợ ODA trong lĩnh vực môi
trường tại Việt Nam. Điều này sẽ chỉ rõ rằng vấn đề nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường tại Việt Nam đã và đang thu hút nhiều quỹ đầu tư trên thế giới, điều này
không chỉ mang lại tiềm lực để giải quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường nói chung tại Việt Nam mà cịn tạo điều kiện phát triển các cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi
trường, nâng cao năng lực quản lý môi trường và hiệu quả sử dụng năng lượng đặc
Bảng 3.5. Tài trợ ODA cho lĩnh vực môi trường thời kỳ 1995-2005
Đơn vị: triệu US$
STT Các chỉ tiêu 1996 – 2000 2000 – 2005 Quỹ đầu tư chính
1. Tổng số dự án 195 341
2. Tổng ODA, tr. USD 1.047,4 2.925,6
3. Chia theo lĩnh vực
3.1. Tài nguyên thiên
nhiên 44,2 339,6
ADB, WB, EC, Hà Lan, Thuỵ Điển
3.2. Năng lực quản lý 79,8 458,4 WB, UNDP, Thuỵ
Sỹ, Đan Mạch, Úc
3.3. Bảo tồn thiên nhiên 252,0 405,0 UNDP, EC, WB
3.4.Phát triển hạ tầng và ngành 414,8 779,9 WB, ADB, DGDC 3.5.Phòng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm 289,2 1043,7 ADB, Úc, OFDA, UNDP
(Nguồn: Báo cáo đề tài “Tổng kết các dự án quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường”, Cục Bảo vệ Môi trường năm 2006)
Các cơ quan, bộ ngành của Việt Nam cũng đã chủ trì nhiều dự án ngắn hạn do
các quỹ đầu tư và chính phủ nước ngoài tài trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động sản xuất gây ra với tổng kinh phí lên tới hàng chục triệu USD. Có thể kể đến một số dự án sau:
Hình 3.6. Một số dự án đầu tư của nước ngoài nhằm hỗ trợ phát triển công nghệ xanh và cải thiện môi trường ở Việt Nam
STT Tên dự án Quỹ đầu tư/ Nhà tài trợ Thời gian thực hiện Tổng kinh phí Mục tiêu dự án
1 PECSEM GEF, UNDP và các bộ ngành Việt Nam 2006 – 2011 28,5 triệu USD
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 2 VCEP Chính phủ Canada 2008 – 2011 10 triệu USD
Tăng cường năng lực
quản lý môi trường của các tổ chức chủ chốt tại Việt nam 3 BAT/BEP GEF, UNIDO, VEA, Bộ Công Thương 2009 – 2011 2,4 triệu USD Xây dựng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, giảm bớt và loại bỏ phát thải POP 4 Lắp đặt lò sấy gốm sứ tiết kiệm năng lượng trường tại Bát Tràng Tổ chức Phát triển thế giới (DWW) và Đại sứ quán Cộng hòa Séc 2008 - 2010 200 triệu VNĐ
Chuyển đổi cơng
nghệ đốt lị than sang
đốt lị gas, giảm thiểu
ơ nhiễm mơi trường làng nghề thủ công Bát Tràng - Hà Nội 5 Quỹ tín dụng xanh Bộ Mơi trường Nhật Bản Từ năm 2013 13 triệu USD Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu chuyển đổi sang công nghệ xanh
Dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 1, Việt Nam là một nước đang phát triển, năng lực về tài chính, kinh tế, khoa học, trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, trong khi phát triển công nghệ xanh địi hỏi
trình độ phát triển tiên tiến và đầu tư nghiên cứu, bởi vậy vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc đầu tư, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ là vô cùng quan trọng.
Như vậy, giả thuyết thứ hai được chứng minh.
3.2.3. Giả thuyết thứ ba: Chính sách cơng nói chung và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng có vai trị quan trọng trong phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam.
a) Phương pháp nghiên cứu
Để chứng minh giả thuyết nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích tình huống, bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, quốc gia có nhiều
điểm tương đồng với Việt Nam, và Kenya, một quốc gia đã thành công trong việc
cải cách các chính sách cơng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển cơng nghệ xanh và đời sống xã hội.
b) Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Các nhà nghiên cứu đi trước đã khẳng định tình hình chính trị và các quy định
trong nước ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công nghệ xanh. Xét trên khía cạnh thu hút đầu tư nước ngoài, các tổ chức đa quốc gia xem xét nhiều yếu tố trước khi đầu tư vào một dự án tại một nước đang phát triển. Đặc điểm cơ bản của một quốc gia, như tài nguyên thiên nhiên, GDP, và các chính sách của chính phủ được cân
nhắc kỹ lưỡng, bao gồm hiệu quả của hệ thống pháp luật của một quốc gia, sức
mạnh của các tổ chức và ổn định kinh tế, chính trị của nó. Các chính phủ có thể thiết lập các chính sách khuyến khích đầu tư tổng thể như chính sách về lợi nhuận, thuế, chính sách tiền tệ, tiêu chuẩn môi trường, luật lao động và hiệp định thương mại ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Những hành động của chính phủ có thể tạo
mơi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ xanh bao gồm (IEA, 2011):
- Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ chặt chẽ, minh bạch;
- Giảm hoặc loại bỏ trợ cập cho nhiên liệu hóa thạch;
- Tính chi phí mơi trường trong giá tổng thể của dịch vụ năng lượng;
- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của cơng nghệ xanh; - Đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ xanh;
- Đánh giá nhu cầu công nghệ xanh, phát triển công nghệ xanh phù hợp với
nhu cầu của từng địa phương, từng ngành kinh tế cụ thể … - Minh bạch hóa thị trường.
Có thể khẳng định, con đường hiệu quả nhất cho các nước đang phát triển để phát triển và ứng dụng công nghệ xanh là phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ xanh. Dưới đây là hai ví dụ về vai trị của
chính sách công và quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển công nghệ xanh tại hai quốc gia Trung Quốc và Kenya.
Sự thất bại của Trung Quốc trong thu hút đầu tư phát triển công nghệ xanh:
Tại Trung Quốc, quyền sở hữu trí tuệ ảnh hướng đến rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt các ngành địi hỏi cơng nghệ cao như y tế, công nghệ
sinh học, công nghệ thông tin. Theo “Báo cáo công nghệ xanh Trung Quốc năm 2011” công bố bởi Ủy ban sáng kiến công nghệ xanh Trung Quốc, Trung Quốc đang nổi lên như một thủ lĩnh trong lĩnh vực cơng nghệ xanh tồn cầu. Đến cuối năm 2010, Trung Quốc đã đầu tư 54,4 tỷ USD lắp đặt 44,7 GW năng lượng gió; xây dựng 8.358 km đường sắt cao tốc. Trung Quốc có 6 lĩnh vực cơng nghệ xanh bao gồm: năng lượng truyền thống sạch hơn; năng lượng tái tạo; cơ sở hạ tầng xanh;
giao thông vận tải xanh; quản lý và xử lý chất thải và hệ thống cung cấp nước sạch. Mỗi lĩnh vực đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác nghiên cứu và phát triển. Trung Quốc đứng đầu trong sản xuất và tiêu thụ máy nước nóng năng
lượng mặt trời, nhưng nó vẫn cịn tập trung vào các công nghệ cung cấp nước nhiệt độ thấp và sản phẩm quang điện năng lượng mặt trời. Công nghệ chế tạo hệ thống phát điện bằng năng lượng mặt trời, hệ thống thu và lưu trữ năng lượng mặt trời có
quy mơ lớn, và các kỹ thuật chuyển đổi ánh sáng nhiệt sang điện năng vẫn còn trong
năng lượng mặt trời chất lượng cao, do đó 90% nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
này phải nhập khẩu. Trong khi đó, hầu hết các nước phát triển từ chối chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, dẫn đến 9,22% năng lượng tại quốc gia này vẫn được sản xuất bởi nguồn tài nguyên truyền thống như than đá. Đến năm 2010, cơng suất lắp đặt điện gió có thể đạt đến 20 triệu kW, nhưng tua-bin gió của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với các quốc gia khác.
Có được bằng sáng chế về công nghệ xanh là một thách thức lớn đối với
Trung Quốc, vì cơng nghệ xanh liên quan đến nhiều lĩnh vực công nghệ do nhiều