Mơ hình thực tiễn đã được áp dụng trên thế giới

Một phần của tài liệu khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển công nghệ xanh ở việt nam (Trang 36 - 41)

2.2.1. Phát triển cơng nghệ xanh từ nguồn lực có sẵn trong nước nhờ khai thác quyền sở hữu trí tuệ thác quyền sở hữu trí tuệ

Nhằm khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong việc phát triển công nghệ xanh, nhiều nước đã tiến hành các chương trình ứng dụng các sáng chế cơng nghệ xanh. Ví dụ, chương Trình Xanh của Nhật Bản và Anh được khởi động vào ngày 12 tháng

5 năm 2009 (Intellectual Property Office) ưu tiên thực hiện các thủ tục kiểm định

nhanh chóng cho các sáng chế công nghệ xanh (Japan Patent Office, 2010)

Cục Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã thực hiện Chương trình thí điểm cơng nghệ xanh nhằm khuyến khích những nhà phát minh xuất sắc nhất đầu tư nguồn lực

phát triển công nghệ mới và giúp đưa những công nghệ tốt ra thị trường nhanh hơn.

Chương trình bắt đầu từ tháng 12 năm 2009 và kết thúc vào tháng 3 năm 2012, sau hơn 2 năm, có 3533 bằng sáng chế cơng nghệ xanh được công nhận trong tổng số

5550 sáng chế được áp dụng trong các lĩnh vực: giảm hiệu ứng nhà kính, cải thiện chất lượng môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo… (United States

Patent and Trademark Office, 2012). Một cơng ty được hưởng lợi từ chương trình này là Calera Corporation tại California, phát triển công nghệ biến CO2 thành xi

măng, thay thế cho xi măng Portland truyền thống, nguyên nhân chính gây ra lượng

CO2 lớn (United States Patent and Trademark Office, IP in Motion).

Bên cạnh đó, các cơng ty Luật tại Hoa Kỳ cũng có những điều chỉnh nhằm khai thác tài sản trí tuệ với mục đích xanh hóa nền kinh tế (Hà Công Anh Bảo, 2014). Bước đầu, họ xây dựng đội ngũ luật sư chuyên sâu về sản phẩm xanh, không chỉ dừng lại ở mặt pháp lý mà còn kiến thức chuyên sâu của từng lĩnh vực công

nghệ, qui trình sản xuất. Các qui định về mơi trường và năng lượng được kiểm soát chặt chẽ, để các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đặt ra, các doanh nghiệp phải nhờ tới sự tư vấn của các luật sư. Sự gia tăng nhu cầu được tư vấn chính là cơ hội để các cơng ty Luật cung cấp những dịch vụ này. Các đại học về luật cũng nắm bắt xu

hướng này, mở những khóa đào tạo luật “Xanh” (green law) giúp cung cấp một đội

ngũ luật sư chuyên về luật “Xanh” cho các công ty luật (Slend Sblendorio, 2009). Bên cạnh đó, các sản phẩm có nhãn “Eco” hay “Green” được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhưng để sản phẩm đạt tiêu chuẩn này, cần phải có một quy trình sản xuất và chứng nhận phức tạp, vì vậy các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những cách đăng ký sao cho phản ánh được tính “Xanh” trong sản phẩm của mình. Thực tế cho thấy các cơng ty luật của Hoa Kỳ hiện nay vẫn đang dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ mang lại nguồn lợi nhuận khơng nhỏ cho chính phủ Hoa Kỳ, vì vậy lĩnh vực này vẫn cần tiếp tục phát triển và đầu tư (Gaston Kroub, 2012).

Bài học trên của Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ cho thấy sự phát triển của cơng nghệ xanh và hồn thiện quy định về quyền sở hữu trí tuệ ln đi cùng với nhau.

Cùng với sự thành công của của chương trình, nhiều sáng kiến công nghệ xanh

được ứng dụng và công nhận, thủ tục kiểm định sáng chế cũng được xử lý nhanh

gọn hơn và các sáng kiến được nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn.

2.2.2. Phát triển công nghệ xanh từ chuyển giao công nghệ, tiếp cận công nghệ xanh từ các nước phát triển nghệ xanh từ các nước phát triển

Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu là công cụ chủ yếu hỗ trợ

Hiện nay, theo các điều khoản UNFCCC và nghị định thư Kyoto, các nước đang phát triển chưa có ràng buộc trách nhiệm về việc cắt giảm khí thải độc hại ở cấp độ

đặc biệt trong khi nước phát triển có trách nhiệm này. Tất cả các nước phải có nghĩa

vụ tham gia chuyển giao cơng nghệ xanh, giúp các nước đang phát triển có thể tiếp

cận và có đủ khả năng sử dụng cơng nghệ xanh để tạo ra năng lượng, sản xuất công nghiệp và nhiều nhu cầu khác. Cơ chế phát triển sạch là cơ chế hiện hành mà qua đó chuyển giao công nghệ được ưu tiên thực hiện.

Bài học của Thái Lan là một ví dụ thành cơng trong việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công nghệ xanh, giúp giảm khí thải cacbon tại nước này

nhờ tiếp nhận công nghệ xanh được chuyển giao từ Nhật Bản. Hoạt động đặc biệt mà Chính Phủ Nhật Bản thực hiện để khuyến khích cải thiện mơi trường ở Thái Lan

đó là việc thành lập trụ sở của Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) ở Băng Cốc (JETRO Thailand, 2013). Việc làm này giúp hỗ trợ sản xuất, tăng cường năng suất thân thiện với môi trường ở Thái Lan.

Theo các nghiên cứu, Nhật bản là nguồn cung cấp 24% các thiết bị và 15% kiến thức cho Dự Án Chuyển giao Công nghệ CDM (Seres. S, 2008), Nhật bản chi

phối các dự án bao gồm: giao thông, HFCs, năng lượng sạch, và xi măng cùng việc tham gia các dự án năng lượng mặt trời, tái trồng rừng, N20, ga hố chôn , năng lượng nước và năng lượng sinh khối (Saggi, K, 2004). Thái Lan là 1 trong những nước được hưởng chuyển giao công nghệ từ rất nhiều nguồn với 44 dự án trong CDM. Hàng năm, lượng khí độc trung bình được cắt giảm của các dự án này là 6,4

kCERs, so với trung bình 143,7 kCERs của tất cả 3,297 dự án (UNFCCC. 2013)

2.2.3. Phát triển công nghệ xanh nhờ sự hợp tác, chia sẻ quyền sở hữu giữa các tổ chức – Mơ hình GreenXchange giữa các tổ chức – Mơ hình GreenXchange

GreenXchange (GX) là ý tưởng được đưa ra vào đầu năm 2009 tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ bởi Nike, Best Buy và Creative Commons cùng nhiều đối tác khác. Mục đích của GX là làm cho công nghệ xanh đã

được cấp bằng sáng chế trở nên phổ biến cho người dùng trong khi vẫn cho phép người nắm quyền sở hữu công nghệ giữ lại quyền mà họ cho là quan trọng đối với

lợi thế cạnh tranh của họ. Dự án này được thực hiện ở Nike, các sáng chế công nghệ

xanh được đăng trên trang web của dự án để cộng đồng có thể tự do tiếp cận.

Trong khi Nike tiếp tục phát triển các công nghệ, quy trình và nguyên liệu sản xuất nhằm giảm tác động xấu tới môi trường, công ty nhận ra rằng các cơng ty khác cũng có khác nghiên cứu tương tự. Nike cũng nhận ra sự thiếu sót trong nghiên cứu và nhận thấy cần một mơ hình hợp tác giữa các cơng ty khác nhau cùng phấn đấu vì những mục tiêu chung.

GX là sự kết hợp giữa công nghệ xanh và sự chia sẻ công nghệ hiện đại. Nền tảng của nó là hệ thống trực tuyến Creative Commons cho phép chủ sở hữu chia sẻ sáng tạo của họ trong khi duy trì sự kiểm sốt các quyền mà họ muốn giữ và công khai những vấn đến đề họ muốn chia sẻ. Tham gia vào GX khơng có nghĩa là các cơng ty phải tiết lộ tất cả thơng tin về một sản phẩm của mình, họ được cung cấp các cấu trúc cấp giấy phép đơn giản và đảm bảo giữ lại các bí mật cần thiết.

GX cung cấp thông tin sở hữu trí tuệ và các thơng tin kinh doanh trực tuyến,

sử dụng mạng lưới mở một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề phát triển bền vững.

Mạng lưới quyền sở hữu mở này khuyến khích sự trao đổi công nghệ giữa các công ty. Mỗi công ty trong mạng lưới có thể chia sẻ cơng nghệ của mình để đổi lấy quyền sử dụng công nghệ của công ty khác nhằm phát triển công nghệ và sản phẩm của mình, hay thu lợi nhuận thơng qua việc mua bán cơng nghệ. GX kích thích và thúc

đẩy sự đổi mới, phát triển công nghệ xanh đồng thời khuyến khích các cơng ty khai

thác tối đa quyền sở hữu cơng nghệ xanh hiện có và tận dụng các nghiên cứu sáng tạo của các công ty khác trong mạng lưới. Ngồi ra, GX cũng tạo ra một mơi trường cởi mở, nơi các công ty cùng hợp tác, tiết kiệm thời gian, chi phí nghiên cứu cơng nghệ mới để cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Eric L. Lane, 2011).

Hai năm sau khi ra mắt, GX chỉ tập hợp được 463 sáng chế công nghệ xanh: trong đó 444 cơng nghệ xanh được đăng bởi Nike, 15 sáng chế đăng bởi Best Buy, và 4 được đăng bởi Đại học California tại Berkeley. Những con số này cho thấy rõ

rằng kể từ khi ra mắt, GX đã gặp phải một số thách thức. Những khó khăn này khiến Nike phải sửa đổi mục tiêu ngắn hạn đối với GX, mặc dù công ty vẫn cam kết

mục tiêu dài hạn là phục vụ thị trường dựa trên giao dịch sở hữu trí tuệ trực tuyến

thúc đẩy phát triển bền vững (Roya Ghafele và Robert D. O’Brien, 2012)

Chính nhờ phá bỏ những rào cản cùng các điều kiện không cần thiết khi tham gia vào sàn giao dịch, GX đã trở thành một sàn giao dịch sở hữu trí tuệ mở dễ tiếp cận. Khơng chỉ có ý nghĩa trong việc hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, GX còn mang lại nhiều ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, trường học, các nhà đầu tư… Bằng việc tìm kiếm các cơng nghệ đã

đăng trên GX, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra giải pháp tiềm năng cho vấn đề

mình quan tâm và có thể liên hệ với thành viên sở hữu ý tưởng, cơng nghệ đó để tìm hiểu thêm và tiến tới những thỏa thuận, hợp tác, trao đổi quyền lợi hướng tới giải pháp có lợi cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển công nghệ xanh ở việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)