Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 82 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

1. Tiếp tục nâng cao các chỉ số sức khoẻ và giữ vững các chỉ số đã thực hiện tốt hơn so với mức trung bình của cả nước như:

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 8‰ (toàn quốc là 16‰). - Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 8,7‰ ( toàn quốc là 27,5‰).

- Tỷ suất chết mẹ là 15,7 trên 100.000 trẻ đẻ sống (toàn quốc là 80 /100.000).

- Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng thấp hơn 2500g là 4,15% (toàn quốc là 5,1%).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi giảm xuống còn 21,16%, (bình quân cả nước là 23,4%) .

2. Một số chỉ số dịch vụ y tế hiện vẫn còn thấp so với mức trung bình của cả nước cần phải tiếp tục được cải thiện để đảm bảo nhân dân trong tỉnh được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao hơn. Một số chỉ số cần phải sớm được cải thiện cải thiện đó là:

+ Tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng tại các bệnh viện là 1/1,98 (cả nước: 1/2,2). + Tỷ lệ dược sĩ/vạn dân: 0,48 (cả nước: 0,8).

+ Tỷ lệ giường bệnh công lập/vạn dân: 16,3 (cả nước: 18).

+ Ngân sách y tế bình quân trên đầu người dân khá thấp so với bình quân khu vực và so với bình quân cả nước, cụ thể: năm 2007 chi cho Y tế bình quân đầu người dân của Phú Thọ là 87.300 đồng/người trong khi bình quân cả nước là 112.100 đồng/người; bình quân khu vực Đông Bắc là 102.000 đồng/người; bình quân khu vực Tây Bắc là 107.900 đồng/người.

3. Nhu cầu phòng bệnh và KCB với các kỹ thuật mới, hiện đại ngày càng tăng: Trong những năm tới, mức sống của nhân dân Phú Thọ sẽ được cải thiện đáng kể, vì vậy số người có điều kiện tiếp cận và sử dụng các kỹ thuật cao sẽ tăng lên nhiều. Nhu cầu này càng lớn hơn trong bối cảnh hội nhập trong vùng và quốc tế tăng lên, số người ngoại tỉnh và nước ngoài đến làm việc hoặc tham quan, du lịch tại Phú Thọ ngày càng nhiều trong những năm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tới. Sự gia tăng này vừa là thách thức vừa là cơ hội để Phú Thọ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong khám chữa bệnh.

4. Các hoạt động BVCSSK phải phù hợp với sự thay đổi cơ cấu bệnh tật tại tỉnh: Hiện nay tỷ lệ bệnh nhiễm trùng ở Phú Thọ vẫn còn cao, chủ yếu là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hoá. Cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ là những bệnh phổ biến nhất trong những năm gần đây, số mắc hàng năm vẫn có xu hướng tăng; tương tự đối với bệnh lao, sốt rét, viêm gan, nhưng số mắc thấp hơn nhiều. Các bệnh viêm phổi, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp cũng nằm trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Phú Thọ. Ngoài các bệnh phổ biến trên, cần chú ý đến các bệnh nguy hiểm, mới phát sinh trong những năm gần đây và tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành dịch như SARS, cúm A (H5N1) …

Tương tự như các địa phương khác trong cả nước, cơ cấu bệnh tật của Phú Thọ cũng đã thay đổi. Quá trình đô thị hoá kéo theo sự gia tăng dân số ở các vùng đô thị, tạo ra sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, gia tăng tai nạn giao thông và nhất là tai nạn lao động. Tại Phú Thọ một số bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường, tâm thần, HIV/AIDS, tai nạn giao thông, các bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường… có chiều hướng gia tăng và nằm trong nhóm những bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay.

Phòng chống các bệnh nhiễm trùng và quản lý chặt chẽ để giảm các bệnh không nhiễm trùng, các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá… đều là các nhu cầu cần được đáp ứng của nhân dân tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đến năm 2015

Bệnh viện

X V T ới

Thứ nhất, phương hướng hoàn thiện công tác xây dựng dự toán thu chi. Xuất phát từ những hạn chế hiện nay, việc hoàn thiện công tác xây dựng dự toán thu chi của bệnh viện cần chú ý vào một số vấn đề sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1) Tăng cường tính khoa học và tính khả thi của dự toán thu chi . Điều này đòi hỏi một mặt cần tăng cường chất lượng công tác tổng kết, đánh giá thực hiện dự toán tài chính hàng năm của bệnh viện, mặt khác phải coi trọng công tác khảo sát nhu cầu và tình hình thực tế hoạt động của Bệnh viện để đưa ra các mức dự toán thu chi đúng đắn.

2) Thực hiện đa dạng hóa nguồn thu .

2009-2012, việc đa dạng hóa nguồn thu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của quản lý tài chính hiện nay. Cơ sở của đa dạng hóa nguồn thu là các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tại điều 14. Nghị định 69/2008 quy định nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa bao gồm:

a) Thu phí, lệ phí. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.

b) Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.

c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.

d). Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm: - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;

- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động; - Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;

- Khoản kinh phí khác.

d). Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.“

Hiện nay, các nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hầu như chưa có.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kinh phí Nhà nước hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ còn chưa được cấp thường xuyên và còn thấp; Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động còn thấp; các nguồn tài chính khác từ viện trợ,…chưa có. Chẳng hạn theo Dự toán thu chi của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì 2013-2015 cho thấy điều này. (Bảng 4.1).Vì thế việc tăng cường các nguồn thu này có ý nghĩa quan trọng để tăng nguồn thu cho Bệnh viện những năm tới.

Bảng 4.1: Dự báo nguồn thu của bệnh viện những năm 2013-2015

Đơn vị tính: 1000.đ Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1. Nguồn NSNN cấp 11.632.929 15.500.000 17.000.000 2. Nguồn Thu phí, lệ phí 8.100.000 9.500.000 10.700.000 - 1.000.000 1.200.000 1.200.000 - Thu BHYT 6.000.000 7.000.000 8.000.000 - 1.100.000 1.300.000 1.500.000

3. Thu từ hoạt động cung cấp

hàng hoá, dịch vụ khác - - -

4. Viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng - - -

Cộng 19.732.929 25.000.000 27.700.000

(Nguồn: - Bệnh viện XD )

3) Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của bệnh viện. Đây là nội dung chi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong thời gian tới bệnh viện cần kiếm tra đối chiều các định mức về quản lý hành chính để có những điều chỉnh phù hợp, nhằm tiết kiệm khoản chi này. Mặt khác, hạn chế những khoản chi phát sinh không nằm trong kế hoạch đầu năm. Muốn vậy công tác lập dự toán đầu năm cần sát với nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Bệnh viện cần có kế hoạch

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung và dài hạn về đào tạo, nghiên cứu khoa học để làm cơ sở xây dựng cơ cấu chi hợp lý

4) Điều chỉnh khung viện phí cho phù hợp với biến đổi của thực tế.

-

với tình hình thực tế nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế cho người dân đạt chất lượng tốt .

Thứ hai, phương hướng hoàn thiện quản lý thực hiện dự toán thu chi.

1. Hạn chế tình trạng vượt chi so với dự toán. Như đã nói hiện các khoản chi của Bệnh viện đều vượt quá so với dự toán chi được xây dựng hàng năm;

2. Khắc phục tình trạng lạm dụng các nguồn thu đặc biệt là nguồn thu từ NSNN cấp cho xây dựng cơ bản để sử dụng vào các việc khác để đảm bảo cho công tác xây dựng cơ bản thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo cho việc thực hiện dự toán thu chi so với kế hoạch.

Thứ ba, phương hướng hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự toán thu chi.

Thực hiện kiểm tra một cách thường xuyên, theo kế hoạch để kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình lập dự toán và thực hiện dự toán thu chi, giúp cho lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính sát đúng để tăng hiệu quả công tác quản lý tài chính của Bệnh viện.

Kiểm tra giám sát các khoản chi sao cho phù hợp với các qui định của nhà nước cũng như qui chế chi tiêu nội bộ bệnh viện đã xây dựng, từ đó sẽ có thưởng, phạt đối với các cá nhân, khoa phòng thực hiện tốt các qui định của nhà nước cũng như qui chế chi tiêu bệnh viện xây dựng cũng đồng thời từ chối các khoản chi không hợp lý.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát sử dụng thuốc vật tư tiêu hao tại các khoa sao cho sử dụng đúng, sử dụng đủ tránh thất thoát lãng phí.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ tư, trong quyết toán và đánh giá

Cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đảm bảo cho việc tính toán và và đánh giá thu chi tài chính một cách đầy đủ và toàn diện; chú trọng đến căn cứ khoa học của đánh giá, khắc phục tính chung chung, thiếu căn cứ để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính phản ánh đúng hoạt động của từng bộ phận

viện những năm tới

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý cho quản lý nhà nước đối với Bệnh viện nhà nước đối với Bệnh viện

Luật pháp y tế là các quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế, bao gồm các quy định của hiến pháp, văn bản luật và dưới luật về y tế và liên quan đến lĩnh vực y tế.

Luật pháp y tế Việt Nam nằm trong hệ thống pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam nên mang đầy đủ các đặc tính và quy định của luật pháp XHCN nói chung.

Xuất phát từ quan điểm, chiến lược, cách nhìn nhận hay thế giới quan của Đảng, ngành y tế hay toàn xã hội về công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân hay toàn xã hội cũng như quản lý kinh tế y tế trong từng giai đoạn qua đó tiến hành Quy hoạch, lập kế hoạch cho nghành y tế nói chung, bệnh viện nói riêng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra nhờ việc sử dụng nguồn lực hiện có và sẽ có một cách hợp lý và có hiệu quả.

Nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho quản lý nhà đố

các văn bản quy phạm pháp luật về y tế cũng như các văn bản pháp luật khác liên quan đến y tế như ban hành các luật, nghị định, thông tư, quyết định.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2.Hoàn thiện công tác kế hoạch, tạo nguồn để tăng nguồn thu Thứ nhất, chú trọng tới công tác Thứ nhất, chú trọng tới công tác

.

- Lập kế hoạch hàng năm về các nguồn thu và kế hoạch chi về số lượng, thời gian phát sinh.

- Ưu tiên đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong bệnh viện .

- Kế hoạch tài chính của Bệnh viện cần chú ý đến việc bổ sung và từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên hàng năm phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, thu nhập của cán bộ cần tính đến yếu tố học hàm học vị nhằm khuyến khích việc nâng cao trình độ chuyên môn.

- Cần xuất phát từ cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó có kế hoạch bổ sung và khai thác có hiệu quả, tạo nguồn tài chính ngày càng dồi dào cho hoạt động hàng năm của bệnh viện.

Thứ hai, tăng cường tạo nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu.

. Muốn duy trì và phát triển tốt các nguồn thu đòi hỏi bệnh viện phải duy trì tốt chất lượng trong công tác khám chữa bệnh và đẩy mạnh liên doanh liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm tạo thêm nhiều nguồn thu cho bệnh viện. Đồng thời,bệnh viện rà soát các khoản chi thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp, tiến tới các khoản chi nào bệnh viện thấy không cần phải quản lý có thể xây dựng định mức khoán cho từng khoa phòng , từng cán bộ nhân viên trong bệnh viện nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện tránh tình trạng sử dụng không hiệu quả gây thất thoát lãng phí. Mặt khác, tăng cường công khai, kiểm tra, giám sát để phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, từ đó kịp thời có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của bệnh viện .

Thứ ba, chú trọng đa dạng hóa nguồn thu cho bệnh viện. Bệnh viện cần đa dạng hoá các nguồn thu đồng thời sử dụng hợp lý nguồn thu đó nhằm tạo cơ sở cho việc trích lập các quỹ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.3. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý

Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán. Mỗi khoản chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn định mức hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí . Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.

Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện thực hiện theo các bước sau:

Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:

Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.

Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu các mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.

Từ thực tế bệnh viện, tôi đề xuất cần hoàn thiện một số định mức như bảng sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 4.2: Đề xuất điều chỉnh một số định mức bệnh viện hiện nay

Định mức Hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 82 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)