Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 30 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện

.

Luật pháp y tế là các quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế, bao gồm các quy định của hiến pháp, văn bản luật và dưới luật về y tế và liên quan đến lĩnh vực y tế.

Luật pháp y tế Việt Nam nằm trong hệ thống pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam nên mang đầy đủ các đặc tính và quy định của luật pháp XHCN nói chung.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có nhiều cách phân loại các văn bản luật pháp về y tế. Sau đây xin giới thiệu một cách phân loại đơn giản.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về y tế: Gồm các văn bản hoàn toàn thuộc lĩnh vực y tế. Nội dung các văn bản này chỉ đề cập về vấn đề y tế, ví dụ: Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 3-1-1998 của chính phủ về tổ chức hệ thống y tế địa phương …

- :

là các văn bản quy phạm pháp lụât mà nội dung chủ yếu đề cập về lĩnh vực ngoài y tế nhưng có một phần liên quan đến y tế. Ví dụ: bộ luật lao động, Nghị định số 171/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 29-9-2004 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó Sở y tế là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo quy định của nghị định này; Nghị quyết số 172/ 2004/NĐ-CP ngày 29-9-2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó phòng y tế là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo quy định của nghị định này.

- Chính sách y tế gồm những quá trình hành động tác động đến một loạt các cơ quan, tổ chức, các dịch vụ y tế và việc phân bổ kinh phí của một hệ thống y tế. Tuy nhiên nó không chỉ dừng ở mức các dịch vụ y tế mà bao gồm cả các chủ trương đã được thực hiện bởi các tổ chức nhà nước, tư nhân, và tình nguyện viên nhằm tác động đến sức khoẻ.

Chính sách y tế quốc gia phản ánh đường lối chính trị của một quốc gia trong lĩnh vực y tế. Có thể nói chính sách y tế là những quy định của những cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và cung cấp dịch vụ y tế, cung cấp nguồn lực cho các dịch vụ đó . Để xây dựng và thực hiện chính sách y tế cần có sự tham gia không chỉ có hệ thống ngành Y tế mà còn của nhiều ngành, nhiều cấp, các tổ chức xã hội, cá nhân, cộng đồng và sự hỗ trợ quốc tế. Chính sách y

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế có thể ở tầm vĩ mô cho cả nước cũng như ở tầm vi mô cho mỗi vùng địa lý, mỗi cộng đồng dân cư.

Việc đề ra chính sách không phải chỉ do cấp quản lý cao nhất. Tuy nhiên người quản lý cao nhất có vai trò chính trong việc định ra toàn bộ các chính sách của một tổ chức y tế. Người quản lý cấp thấp trong khi thực thi các chính sách do cấp trên xác định, họ có thể tự định ra các chính sách cho riêng mình để tự định hưóng và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.

- Các quan điểm, chiến lược y tế của quốc gia. Quan điểm y tế là cách nhìn nhận hay thế giới quan của Đảng, Ngành y tế hay của toàn xã hội về sức khoẻ và công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trong từng giai đoạn lịch sử xã hội nhất định. Cùng với các quan điểm về y tế là Chiến lược y tế. Đó là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể hay chiến lược là những nét lớn về hành động cần thiết của một lĩnh vực nào đó trong giai đoạn nhất định, chỉ ra được các vấn đề và phương pháp giải quyết các vấn đề đó. Chiến lược về y tế chứa đựng những mục tiêu, những cam kết về nguồn lực, bao gồm cả những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng những nguồn lực này để đạt được mục tiêu về sức khoẻ và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ. Bản chất của chiến lược là đề cập đến phương hướng, trên cơ sở đó các nguồn lực được sử dụng để làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu đã lựa chọn.

- Quy hoạch, kế hoạch y tế nói chung, bệnh viện nói riêng là công cụ quản lý có hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai nhờ việc sử dụng nguồn lực hiện có và sẽ có một cách hợp lý và có hiệu quả.

Có thể chia quy hoạch, kế hoạch y tế thành các loại như sau: quy hoạch hay kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch một năm và kế hoạch hành động. Quy hoạch, hay kế hoạch chiến lược là định hướng phát triển cho

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một đơn vị, một chuyên ngành. Kế hoạch dài hạn là bước cụ thể hoá định hướng phát triển theo lịch trình thời gian nhiều năm với các hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết. Khi đưa ra một quy hoạch phát triển cho một cơ quan, một lĩnh vực chuyên ngành phải dựa trên chiến lược phát triển và chính sách chung, phải xuất phát từ việc phân tích tình hình thực tế, các bài học kinh nghiệm trước đây và khả năng tài chính cũng như nguồn lực, thiết bị kỹ thuật có thể huy động được. Quy hoạch y tế phải dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Công bằng, Hiệu quả, Chất lượng, Khả thi và bền vững

Quy hoạch y tế của một địa phương cũng như định hướng phát triển của một lĩnh vực phải nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của ngành Y tế và của từng chuyên ngành. Không những thế, phải cân nhắc đến tiềm năng nguồn lực và môi trường pháp lý hiện tại và trong tương lai.

Xa rời mục tiêu chính trị sẽ dẫn đến các bản quy hoạch không có tính lô-gíc. ví dụ: Trong khi mục tiêu là cung cấp các dịch vụ cơ bản tối thiểu đến với tất cả mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là nhóm dân nghèo và cận nghèo, một địa phương lại đưa ra quy hoạch phát triển hiện đại hoá các khoa phòng ở bệnh viện với số vốn chiếm 80% tổng ngân sách dự kiến, chỉ 15% vốn dành cho phát triển các Trạm Y tế cơ sở. Như vậy định hướng về đầu tư đã hướng tới các dịch vụ chữa bệnh có chất lượng cao ở bệnh viện nhiều hơn là ở các tuyến xã nơi mà nhóm dân nghèo và cận nghèo có thể tiếp cận được. [16]

1.2.1.2. Năng lực nội sinh của bệnh viện

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch hoạt động và điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của bệnh viện

Lập kế họach, thực hiên kế hoạch và đánh giá kế hoạch là ba hoạt động chính của chu trình quản lý kế hoạch. Cả ba hoạt động này đều rất quan trọng và đòi hỏi người quản lý có những kỹ năng và phương pháp nhất định. Một kế hoạch đưa ra dù có tốt đến đâu mà việc tiến hành không được theo dõi và giám sát thường xuyên thì cũng khó có thể đạt được kết quả tốt.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều hành là một hoạt động thường xuyên trong quá trình thực hiện được kế hoạch, người quản lý phải xem xét các nguồn lực, các hoạt động, các điều kiện cho thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo cho các hoạt động được thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đã đạt ra. Như vậy, quản lý thực hiện kế họach thực chất là hoạt động điều hành.

Điều hành thực chất gồm nhiều hoạt động như theo dõi, kiểm tra, giám sát,thanh tra và đánh giá các công việc đang được thực hiện theo kế hoạch.Các hoạt động này thưc chất là hoạt động thu thập, xử lý, phân tích thông tin và ra quyết định với các mục đích khác nhau, hoạt động thường lồng ghép nhưng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản.

Kiểm tra là xem xét việc thực hiện kế hoạch đến đâu, việc thực hành mọi công việc có đúng quy định không, việc nào hoàn thành, việc nào chưa hoàn thành và lý do tại sao v.v…

Theo dõi là quá trình thu thập thông tin liên quan đến tiến bộ thực hiện các nội dung hoạt động đã vạch ra theo tiến trình thời gian. Theo dõi nhằm vào tiến độ thực hiện các nội dung công việc.

Giám sát là hoạt động xem xét các công việc có được tiến hành theo đúng kỹ thuật hay không, có sai sót ở khâu nào và cân nhắc xem làm thế nào cho tốt. Thực chất đây là hoạt động hỗ trợ của người quản lý đối với người thực hiện. Giám sát nhằm vào mục tiêu kiểm soát các nội dung công việc của một cá nhân, một đơn vị.

Thanh tra là những hoạt động để xem xét các công việc được tiến hành có đúng với các quy chế, hợp đồng, và pháp luật quy định hay không.

Đánh giá là hoạt động đo lường các kết quả đạt được của một chương trình hay một hoạt động nhằm mục đích xem xét kết quả có đạt được như mục tiêu đặt ra hay không để từ đó có quyết định điều chỉnh cho việc thực hiện tiếp theo hoặc chuẩn bị kế hoạch lần sau. Đánh giá quá trình điều hành thường là các đánh giá nhanh, đánh giá giữa kỳ, đánh giá giai đoạn để xem

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xét nhận định các công việc nhiệm vụ sau một thời gian thực hiện kế hoạch, từ đó có điều chỉnh để hướng tới các hoạt động tới việc hoàn thành mục tiêu hoặc điều chỉnh mục tiêu và hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trong các hoạt động trên đây, hoạt động giám sát có vai trò cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều quan niệm về giám sát đã được sử dụng. Giám sát có thể được định nghĩa là:

- Giám sát là quá trình quản lý, chủ yếu hỗ trợ/ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, tạo điều kiện để mọi người hoàn thành và nâng cao hiệu quả công việc. Như vậy giám sát về cơ bản là nhằm vào con người với khả năng và điều kiện làm việc và cả điều kiện sống của họ.

- Giám sát là quá trình quản lý (thường là quản lý trực tiếp) trong đó giám sát viên xem xét và tìm ra những khó khăn về mặt kỹ thuật của tuyến dưới rồi cùng bàn bạc với người được giám sát và người quản lý của tuyến dưới để cùng tìm ra các giải pháp để thực hiện hoạt động đó đúng kỹ thuật. Do vậy giám sát là một quá trình đào tạo tại chỗ.

- Giám sát là một hoạt động liên kết công việc giữa giám sát viên và người được giám sát mà qua đó người được giám sát thể hiện, mô tả,tiến hành và trao đổi về công việc của họ rồi nhận được phản hồi và những lời chỉ dẫn thích hợp từ giám sát viên. Như vật mục đích của giám sát là nhằm giúp cho người được giám sát tăng cường những khả năng về đạo đức, niềm tin và tính sáng tạo trong công việc để từ đó đạt được kết quả tốt nhất trong công việc/ nhiệm vụ của họ .

- Giám sát là một phần quan trọng của hoạt động điều hành, nó đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch thông qua việc nâng cao trình độ về chuyên môn kỹ thuật cho các nhân viên, thông qua quá trình tìm hiểu, chia sẻ và động viên giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Như các nhà chuyên môn đã nói quản lý mà không giám sát là thả nổi quản lý.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực chất giám sát là quá trình đào tạo tại chỗ nên giám sát giúp đỡ cho cấp dưới thực hiện được đúng các quy định về kỹ thuật (uốn nắn, đào tạo tại chỗ). Cấp trên nhiều khi không biết cấp dưới cần hỗ trợ về mặt nào và hỗ trợ như thế nào nếu không thông qua hoạt động giám sát vì mỗi người trong mỗi hoàn cảnh có những khó khăn riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình mặc dù đó là những công việc mang tính chất kỹ thuật .

Giám sát giúp người quản lý phát hiện và xác định được nhu cầu đào tạo của cán bộ cấp dưới. Thông qua hoạt động giám sát người quản lý cũng phát hiện được các khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để điều chỉnh, giải quyết hoặc đề xuất biện pháp giải quyết.

Thông qua việc thu thập, phân tích và sử lý thông tin trong quá trình giám sát, người quản lý có được những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

Giám sát hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch đảm bảo cho kế hoạch được hoàn thành vì giám sát là đào tạo, hỗ trợ người thực hiện kế hoạch.

Giám sát góp phần thực hiện công việc theo đúng kế hoạch, đúng pháp luật/ quy định.

Trong hệ thống y tế có sự phân cấp về kỹ thuật rõ ràng, ở tuyến dưới trình độ chuyên môn thấp hơn so với tuyến trên nên giám sát từ tuyến trên giúp phát triển các kỹ năng ở tuyến dưới, từ đó giúp cho sự phát triển hệ thống y tế. Ngày nay diện phục vụ ở các tuyến dưới được mở rộng hơn (ví dụ như đưa bảo hiểm y tế về xã), giám sát giúp đảm bảo cho chất lượng phục vụ y tế ở tuyến dưới không quá khác so với chất lượng phục vụ ở tuyến trên về cùng một loại phục vụ. Giám sát có thể được tiến hành đột xuất hay định kỳ. Giám sát có thể là giám sát trực tiếp tức là giám sát viên giao việc và quan sát cấp dưới thực hiện công việc một cách trực tiếp; hoặc là giám sát gián tiếp khi giám sát viên chủ yếu xem xét, phân tích các sổ sách, báo cáo từ đó nhận định chất lượng và từ đó tìm ra những điểm yếu của tuyến dưới, cấp dưới để hỗ trợ, uốn nắn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám sát thực chất là quá trình thu thập, phân tích, xử lý và trao đổi thông tin giữa giám sát viên với người được giám sát. Phương pháp giám sát là cách thức để thu thập và trao đổi thông tin. Có nhiều thông tin giám sát nhưng có thể chia thành các nhóm như sau:

Quan sát. Với phương pháp này, giám sát viên phải trực tiếp quan sát

các thao tác kỹ thuật của một hoạt động y tế cụ thể được thực hiện bởi đối tượng giám sát. Trong khi quan sát giám sát viên còn phải lắng nghe từ phía đối tượng để từ đó xem đối tượng đã làm đúng kỹ thuật hay chưa, có gì làm chưa đúng, cần uốn nắn, giúp đỡ thì giám sát viên có thể tham gia vào một thời điểm thích hợp, điều quan trọng là giám sát viên cần giảng kiểm có rất nhiều ưu điểm, trong đó giám sát viên biết rõ được nội dung và yêu cầu đúng của quy trình kỹ thuật cần thực hiện.

Phỏng vấn. khi cần thu thập thông tin thì có thể tiến hành phỏng vấn.

Có thể phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn hoặc phỏng vấn sâu, phỏng vấn tự do. Đối tượng phỏng vấn có thể là cán bộ y tế, người thực hiên các hoạt động y tế công cộng hay những người có liên quan đến các hoạt động cần giám sát. Để thu thập đủ và đúng các thông tin cần thiết, người phỏng vấn phải có kỹ năng phỏng vấn tốt.

Thảo luận. Có thể tổ chức thảo luận sau quan sát, sau khi phỏng vấn

hoặc chỉ thảo luận đơn thuần. Thảo luận có thể thực hiện khi có giám sát của tuyến trên hoặc có thể là cuộc họp thông thường mà qua đó báo cáo, xem xét quá trình thực hiện các công việc trong bối cảnh cụ thể đang có gì diễn ra, có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)