Mô hình quản lý tài c

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 42 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Mô hình quản lý tài c

1.3.1.1. Mô hình Phòng khám, chữa bệnh ngoài giờ

Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến Thành phố đến Quận/Huyện đều tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế ngoài giờ hành chính, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân đồng thời giải quyết khó khăn đời sống cho cán bộ viên chức y tế. Trước khi tổ chức đơn vị phải xây dựng phương án hoạt động gửi Sở Y tế; các hoạt động dịch vụ y tế không được ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao; các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật theo tiêu chuẩn chung của ngành y tế; [13].

1.3.1.2. Mô hình giường dịch vụ

Được thực hiện ở nhiều bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc, điều trị về chuyên môn theo giá viện phí qui định của nhà nước, nhưng nếu có sử dụng dịch vụ giường bệnh theo yêu cầu phải chi trả cho bệnh viện theo giá thỏa thuận. Toàn bộ số tiền thu được của các giường bệnh theo thỏa thuận này đều được nộp vào nguồn thu một phần viện phí chung của bệnh viện và sử dụng theo qui định của nhà nước. Số giường bệnh theo giá thỏa thuận không được chiếm quá 30% số giường bệnh trong chỉ tiêu kế hoạch được giao.

1.3.1.3. Mô hình dịch vụ sinh, phẫu thuật theo yêu cầu

Bệnh nhân chọn Bác sĩ theo ý muốn để được hưởng sự chăm sóc của các Bác sĩ giỏi chuyên môn và không phải chờ đợi lâu, tiền dịch vụ thu của bệnh nhân được trích 1 phần để bồi dưỡng cho bác sĩ được chọn hoặc cho ê kíp phẫu thuật.

1.3.1.4. Mô hình huy động vốn nội bộ để mua máy móc, trang thiết bị

Vay vốn của CBCC, quỹ phúc lợi tập thể của đơn vị mua sắm máy móc, trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật hiện đại được thực hiện ở nhiều Bệnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viện của thành phố và tại các Trung tâm Y tế Quận/Huyện trước khi thực hiện, đơn vị phải lập dự án gửi Sở Y tế trình Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt và tùy theo giá trị mua sắm đơn vị phải đảm bảo thực hiện đúng thủ tục qui trình theo qui định. [13]

1.3.2. Một số kinh nghiệm chung từ phát triển các mô hình quản lý tài chính trong Bệnh viện công tại thành phố

Thứ nhất: Giám đốc đơn vị tự quyết định giá thu dịch vụ y tế trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các chi phí và có tích lũy. Tổng số nguồn thu của các mô hình nêu trên (trừ giường thỏa thuận) được phân bố như sau: Chi phí tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, nguyên vật liệu…,Chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc, trang thiết bị; Chi phí cho hoạt động dịch vụ như: trả công người lao động, chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước…; Trích khấu hao tài sản để hoàn vốn (hoặc lập quỹ phát triển sự nghiệp); Trả lãi suất theo tỷ lệ vốn góp; Nộp đầy đủ các khoản thuế theo qui định hiện hành.

Phần thu nhập còn lại, đối với đơn vị đã thực hiện Nghị định 10/CP thì trích 100% bổ sung vào kinh phí hoạt động. Đối với đơn vị chưa thực hiện Nghị định 10/CP thì trích 35% bổ sung kinh phí hoạt động và trích 65% bổ sung quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Thứ hai: Trong quản lý tài chính, đơn vị phải mở đầy đủ sổ sách kế toán để theo dõi khoản thu này; hạch toán và báo cáo theo qui định; lập đầy đủ chứng từ để kiểm tra, đối chiếu khi cần; nộp đầy đủ các khoản thuế theo qui định.

Thứ ba: Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động chi thường xuyên sự nghiệp y tế gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp (trong đó kể cả nguồn viện trợ không hoàn lại) cho chi thường xuyên; Nguồn thu sự nghiệp y tế gồm thu một phần viện phí (kể cả thu Bảo hiểm y tế), thu phí và lệ phí (y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, kiểm nghiệm dược phẩn), học phí của Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng Cán bộ Y tế; Nguồn thu khác gồm: Thu tiền nhượng máu của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, nguồn thu tài trợ của tổ chức, cá nhân, nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ bổ sung cho hoạt động của đơn vị.

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở y tế thành phố là nguồn kinh phí quan trọng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh (KCB), phòng bệnh. Nguồn ngân sách nhà nước cấp (không kể kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo) cho ngành y tế ngày càng tăng (năm 2004 : 518 tỉ; năm 2005: 651 tỉ, kế hoạch năm 2006: 720 tỉ); Ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế chiếm khoảng 25% - 30% tổng chi cho công tác khám chữa bệnh. Ngân sách nhà nước cấp có tăng về số tuyệt đối nhưng mức tăng còn thấp hơn so với nguồn thu viện phí.

Ngân sách nhà nước chi cho y tế bình quân từ năm 2004 đến năm 2006 khoảng 90.000đ/đầu dân/năm đến 115.000đ/đầu dân/năm (tính trên 6.062.933 dân số theo số liệu của Cục Thống kê TP) so với năm 1999 - 2000 là 61.000đ/đầu dân/năm.

Về định mức giường bệnh nội trú và phòng bệnh được Ủy ban nhân dân thành phố giao cho ngành y tế năm 2006 như sau: Tuyến Thành phố: 30 triệu/giường/năm; tuyến Quận/Huyện: 23,7 triệu/giường/năm. Định mức chi cho phòng bệnh bình quân 13.000 đồng/đầu dân/năm.

- Nguồn thu một phần viện phí (kể cả Bảo hiểm y tế): vẫn chiếm tỉ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu của đơn vị, bình quân cả giai đoạn từ năm 2001 - 2005 chiếm khoảng 60% - 65% trên tổng chi thường xuyên và có xu hướng ngày càng tăng. Riêng đối với Bảo hiểm y tế khả năng khai thác còn rất lớn, có tính chia sẻ rủi ro và đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh.

Chính sách thu một phần viện phí theo Nghị định 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn kinh phí hoạt động cho các bệnh viện (năm 2004 thu được 1.114 tỉ đồng; năm 2005 thu được 1.300 tỉ đồng và kế hoạch năm 2006 là 1.350 tỉ đồng), giúp các Bệnh viện chủ động nguồn tài chính, giảm bớt phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giá thu viện phí theo qui định của Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của Liên bộ ban hành từ năm 1995 đến nay đã quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế, lại được lấy làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT dẫn đến tình trạng các cơ sở y tế bội chi ngày càng tăng và đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính của đơn vị.

Ngày 26 tháng 1 năm 2006 Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời khoảng 1.000 biểu giá kèm theo Thông tư số 03/2006/TTLT bổ sung cho Thông tư liên bộ số 14/TTLB. Sở Y tế đã phối hợp với các Sở ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận theo khung giá trần tối đa và đang tổ chức xét duyệt biểu giá thu 1 phần viện phí cho từng đơn vị trực thuộc theo qui định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Tại Nghị định số 03/CP; Nghị định số 204/CP và Nghị định 118/CP của Chính phủ qui định đối với ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số viện phí sau khi trừ thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất để thực hiện lương tăng thêm và Thông tư số 02 của Bộ Tài chính qui định sử dụng từ nguồn 35% số thu viện phí để chi cho phụ cấp ưu đãi ngành là chưa hợp lý do giá thu viện phí chưa kết cấu các khoản chi này mà mới chỉ thu 1 phần chi phí trực tiếp sử dụng cho người bệnh. Do hiện nay chỉ mới thu một phần viện phí nên mức thu chưa được tính đủ và số thu chưa được bù đắp chi phí mà Bệnh viện đã chi cho người bệnh, cụ thể mức thu chỉ được tính 1 số chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ như hóa chất, test, kít xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao, điện, nước, chưa cho phép thu tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý… Và số thu viện phí thực chất không phải tăng thu cho ngành y tế mà toàn bộ số thu này được sử dụng trực tiếp lại cho người bệnh thông qua việc mua thuốc, máu, hóa chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao y tế, trả chi phí điện, nước, dụng cụ vệ sinh.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số tiền viện phí thu được chủ yếu là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao của người bệnh sử dụng, chiếm khoảng 60 - 70% tổng số thu viện phí, nếu phải sử dụng 35% số thu để chi lương tăng thêm, mà khoản chi này ngày càng tăng (vì nhà nước tăng lương tối thiểu hàng năm) thì Bệnh viện sẽ không còn kinh phí để chi trả cho các hoạt động phục vụ bệnh nhân, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị người bệnh và đơn vị sẽ tiếp tục xuống cấp, tụt hậu do không có ngân sách để hoạt động.

- Nguồn thu khác từ nguồn thu nhượng máu, nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ bổ sung cho kinh phí hoạt động chiếm khoảng 4% tổng chi thường xuyên.

Thứ tư: việc khám, chữa bệnh cho người nghèo và cơ chế huy động nguồn lực xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe, bảo trợ cho người nghèo.

Từ năm 1999, Sở Y tế Thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố mua thẻ BHYT cho người nghèo theo Thông tư 05/1999/TTLT hướng dẫn thực hiện KCB miễn nộp 1 phần viện phí đối với người thuộc diện nghèo. Đến năm 2002, thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, Sở Y tế đã tích cực phối hợp với các Sở ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 5313/QĐ-UB ngày 5 tháng 12 năm 2003 công nhận Ban Quản lý khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo Thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phố .

Việc tổ chức triển khai khám chữa bệnh cho người nghèo tại Thành phố rất tốt, cơ quan BHXH đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng này ngày càng tăng nhưng đồng thời hàng năm các cơ sở y tế của Thành phố cũng phải chi từ nguồn kinh phí hoạt động của mình cho việc miễn, giảm viện phí cho đối tượng người nghèo. [13]

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2 - ? - ? - ?

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, nghiên cứu th

.

Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu chuỗi dữ liệu thời gian từ 2009 đến năm 2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 42 - 47)