Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 50 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

, T

Vị trí của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ ở vị trí tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Tây- Đông Bắc, là 1 trong 14 trung tâm vùng đã được Chính phủ quyết định. Phú Thọ trước đây được xếp vào khu vực miền núi trung du Bắc Bộ, nay được xếp vào khu vực Tây Bắc, phía Đông giáp với Hà Nội và tỉnh Vĩnh phúc, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Tây giáp các tỉnh Sơn La và Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, là địa bàn mở gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh.

Ngoài ra, với vị trí địa lý- lịch sử của mình, tỉnh Phú Thọ còn là đất đóng đô, dựng nghiệp của 18 đời vua Hùng Vương, xây dựng nên nhà nước có chủ quyền đầu tiên của nước Việt nam. Bởi vậy Nhà nước đã xếp thành phố Việt trì- thủ phủ của tỉnh là THÀNH PHỐ LỄ HỘI VỀ CỘI NGUỒN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM, tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Dân số, lao động và việc làm

Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,0%/năm trong thời kỳ 2006- 2015 và khoảng 0,9%/năm thời kỳ 2016-2020: dân số tại tỉnh đến năm 2010 là khoảng 1.380.000 người, đến năm 2015 khoảng 1.440.000 người và đến năm 2020 khoảng 1.500.000 người. Ngoài ra, ước tính di chuyển dân số cơ học từ các khu vực xung quanh về tỉnh do sự phát triển của các khu công nghiệp khoảng 30.000 người vào năm 2015 và 100.000 người vào năm 2020.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy dân số của tỉnh ước đến năm 2015 là khoảng 1.470.000 người, đến năm 2020 khoảng 1.600.000 người

Dân số trong độ tuổi lao động ước tính chiếm khoảng 60% tổng số dân suốt thời kỳ 2008-2020, tuy nhiên tỷ lệ trên sẽ giảm dần qua các thời kỳ do tỷ lệ sinh giảm.

Số người trong độ tuổi lao động cần có việc làm đến năm 2015 ước tính khoảng 838.000 người (tăng gần 88.000 người so với năm 2007, ước tăng trung bình 11.000 người/năm) và đến năm 2020 là khoảng 890.500 người (tăng 52.500 người so với năm 2015, ước tăng trung bình 10.500 người/năm). Tỷ lệ lao động không có việc làm ước tính giảm từ 3,4% năm 2007 xuống 3,1% vào năm 2010 (bình quân mỗi năm giảm 0,1%); 2,8% năm 2015 và 2,5% năm 2020 (bình quân mỗi năm giảm 0,06%).

Sự thay đổi cơ cấu lao động trong những năm tới đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ CSSK cũng phải thay đổi cho phù hợp theo hướng tăng sự chú ý, đầu tư cho các khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 12,1- 12,4%/ năm giai đoạn 2006-2010; trên 11,7%/năm giai đoạn 2011-2015.

- Mức GDP bình quân đầu người đạt 840- 850 USD vào năm 2010; 1.600- 1.650 USD vào năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2010 đạt tỷ lệ: công nghiệp-xây dựng 45-46%; dịch vụ 35-36%; nông-lâm nghiệp-thuỷ sản 19-20%; giai đoạn 2011- 2020 tỷ trọng công nghiệp-xây dựng 50-51%; dịch vụ 40-41%; nông-lâm nghiệp-thuỷ sản 9-10%.

- Thu ngân sách đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,5- 12% GDP ; Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300- 320 triệu USD.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ 2006- 2020 đạt khoảng 124- 125 nghìn tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2006- 2010 đạt 28- 29 nghìn tỷ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng, giai đoạn 2011- 2015 đạt 35- 36 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016- 2020 đạt 60- 61 nghìn tỷ đồng.

Các dự báo lạc quan trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ tạo tiền đề cho quy hoạch phát triển hệ thống y tế của tỉnh có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở bệnh viện xây dựng Việt Trì (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)