Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm thành công

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 71 - 101)

thành công

Để phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm thành công trong thời gian vừa qua, trong quá trình tổ chức thực hiện mô hình cần tuân thủ các bƣớc sau:

* Bước 1. Xác định nhu cầu của nông dân

Để xác định nhu cầu của nông dân một cách chính xác và đầy đủ thì phải thông qua việc điều tra PRA (điều tra nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân), trong quá trình điều tra phải tìm hiểu đƣợc các nội dung chính sau:

- Tìm hiểu các điều kiện về tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội,... xác định đƣợc thực trạng về sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp.

- Xác định đƣợc những thuận lợi, khó khăn của địa điểm điều tra (thôn, bản).

- Xác định đƣợc nhu cầu của nông dân. - Đề ra đƣợc giải pháp thực hiện cụ thể.

Trong điều kiện tổ chức tiến hành điều tra PRA không cho phép thì có thể xác định nhu cầu của nông dân thông qua các cuộc họp thôn, bản nhƣng các nội dung cần ở trên phải đƣợc đảm bảo chính xác và đầy đủ. Cần lƣu ý việc xác định nhu cầu của nông dân cũng nhƣ lập kế hoạch thƣờng đƣợc tiến hành vào tháng 7, 8 năm trƣớc.

* Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Sau khi xác định đƣợc nhu cầu của nông dân thì tiến hành lập kế hoạch thực hiện (Kế hoạch phát triển thôn bản), hay kế hoạch thực hiện các mô hình. Việc lập kế hoạch phải xắp xếp thứ tự ƣu tiên cái gì làm trƣớc cái gì làm sau và có đầy đủ các nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mục tiêu: khi xác định mục tiêu cần trả lời câu hỏi “thực hiện là cái gì?”. Mục tiêu có thể là định tính, định lƣợng tránh nêu chung chung. Đồng thời mục tiêu đƣợc xác định phải dựa trên những đặc điểm cụ thể của địa phƣơng cũng nhƣ đáp ứng đƣợc mục tiêu của tổ chức đầu tƣ.

- Nội dung của bản kế hoạch cần liệt kê một cách chính xác và đầy đủ. Nội dung phải đƣợc thể hiện bằng các hoạt động cụ thể ví dụ tập huấn cái gì? chứ không chung chung là tập huấn kỹ thuật. Hơn nữa, nội dung phải dựa vào mục tiêu để xây dựng phải sắp xếp thứ tự ƣu tiên việc gì làm trƣớc, việc gì làm sau.

- Quy mô, số hộ tham gia phải thể hiện đƣợc quy mô và số hộ tham gia, dựa trên điều kiện thực tế tại địa phƣơng, nhất là quỹ đất, nguồn lao động đặc biệt là nguồn tài chính từ đó xây dựng quy mô và số ngƣời tham gia cho phù hợp.

- Thời gian và địa điểm thực hiện phải đƣợc thể hiện rõ ràng trong bản kế hoạch để việc triển khai và kiểm tra đƣợc tiến hành thuận lợi, tránh sự chồng chéo.

- Kinh phí thực hiện phải đƣợc tính toán đầy đủ và có kinh phí dự phòng. Phải xác định kinh phí thực hiện đƣợc lấy từ đâu, phải phân chia rõ ràng phần nào là tự có, phần nào là đề nghị hỗ trợ từ bên ngoài.

- Trong bản kế hoạch cần nêu rõ ai là ngƣời thực hiện, chịu trách nhiệm chính và ai là ngƣời giúp đỡ.

* Bước 3: Duyệt kế hoạch

Kế hoạch hoạt động khuyến lâm đƣợc phòng nông lâm nghiệp tổng hợp từ kế hoạch hoạt động thôn bản (kế hoạch hoạt động thôn bản đƣợc gửi lên phòng nông lâm nghiệp huyện) xem xét nội dung, căn cứ vào điều kiện của phòng, các định hƣớng của huyện, của trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai các bƣớc tiếp theo. Khi bản kế hoạch đƣợc phê duyệt, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tiến hành thẩm định lại khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thẩm định kế hoạch đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra thì mới triển khai đi vào thực hiện.

* Bước 4: Tổ chức thực hiện

- Họp cộng đồng: Khi bản kế hoạch đã đƣợc lập và có cơ sở để thực hiện cụ thể là đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiến hành họp cộng đồng, mục đích họp cộng đồng nhằm:

+ Thông báo lại kết quả bản kế hoạch đã đƣợc phê duyệt hoặc sự chấp thuận hỗ trợ từ bên ngoài hoặc cộng đồng chấp thuận với mục đích là thông báo lại những gì mà bản kế hoạch của ngƣời dân đƣợc chấp thuận về nội dung cũng nhƣ kinh phí thực hiện có gì thay đổi và thay đổi nhƣ thế nào, khi thực hiện sẽ phải tiến hành ra làm sao....

+ Thông báo các cơ chế chính sách liên quan đến việc thực hiện kế hoạch. Đây là nội dung rất quan trọng bởi vì các cơ chế chính sách đƣợc phê duyệt, chấp thuận liên quan mật thiết đến việc thành công của mô hình, ngƣời dân có chấp thuận các cơ chế này không và ngƣời dân có khả năng tham gia đóng góp những phần kinh phí đƣợc không, .... mặt khác việc thông báo các cơ chế chính sách đến ngƣời dân để họ biết rõ họ đƣợc hƣởng lợi những gì và trách nhiệm của họ phải thực hiện ra làm sao, ...

- Tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện: Việc tổ chức cho các thành viên đãng ký thực hiện nhằm:

+ Giúp các thành viên nắm rõ các cơ chế chính sách, vận dụng với các điều kiện của gia đình, bàn bạc với vợ con để đăng ký thực hiện bởi cần sự thống nhất của toàn thể gia đình để thực hiện kế hoạch, không ảnh hƣởng tới thời gian tiến hành sau này.

+ Việc đăng ký thực hiện không những ràng buộc cá nhân với tổ chức mà còn đảm bảo cho các tổ chức nâng cao trách nhiệm của hộ khi ngƣời dân đang ký tham gia thực hiện mô hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Thẩm định điều kiện tham gia của các hộ đăng ký thực hiện mô hình:

Khi đã có danh sách các hộ đăng ký tham gia thì tổ chức thực hiện phải tiến hành thẩm định các hộ đăng ký tham gia có đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra không và có gì vƣớng mắc khi thực hiện, việc thẩm định các hộ tham gia nhằm:

+ Xem xét điều kiện của các hộ tham gia có đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra hay không.

+ Lựa chọn các hộ tham gia từ điều kiện các đối chiếu với các tiêu chí của mô hình lựa chọn các hộ tham gia.

+ Lập danh sách chính thức các hộ tham gia.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Sau khi tiến hành đầy đủ các bƣớc trên thì mới tiến hành vào nội dung chính của bản kế hoạch, gồm:

+ Tập huấn kỹ thuật: Đây là bƣớc đầu tiên của việc thực hiện mô hình và cũng là phần quan trọng nhất. Việc tập huấn kỹ thuật giúp ngƣời dân có cơ sở mở ra những kiến thức mới và cũng qua việc tập huấn họ chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

+ Thu những phần kinh phí nông dân phải đóng góp: Đây là bƣớc bắt buộc đối với những hộ tham gia thực hiện mô hình bởi vì khi thực hiện mô hình ngƣời dân chỉ đƣợc hỗ trợ một phần kinh phí về mua vật tƣ cây con giống và phân bón, để đạt kết quả cao cũng nhƣ thực hiện đúng các kỹ thuật thì ngƣời dân phải đóng góp thêm những phần kinh phí nhất định để mua vật tƣ phân bón, cây con giống nhằm thực hiện đƣợc 100% kế hoạch đƣợc giao, mặt khác việc đóng góp thêm của ngƣơi nông dân còn để nâng cao trách nhiệm của họ khi tham gia thực hiện các mô hình khuyến nông.

+ Phát vật tƣ cây giống: Sau khi tiến hành tập huấn và thu đầy đủ các nguồn kinh phí thì tiến hành mua và cấp phát vật tƣ cây con giống cho ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tổ chức thăm quan học tập: Đối với việc thực hiện mô hình khuyến lâm một số mô hình khi thực hiện có nội dung thăm quan học. Đây là nội dung cần đƣợc thực hiện sau khi khi tiến hành tập huấn kỹ thuật bởi vì thông qua việc thăm quan học tập kinh nghiệm ngƣời dân có thể rút ra đƣợc những bài học bổ ích vận dụng vào thực tế địa phƣơng gia đình mình. Đối với yêu cầu của một số mô hình tổ chức thăm quan chéo thì cần tiến hành muộn hơn bởi vì mục đích lúc này là tạo điều kiện cho các hộ trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình xem xét, so sánh kết quả của nhau cái gì tốt cái gì xấu cần phải đƣợc khắc phục,...

+ Trong khi thực hiện mô hình khuyến lâm một yêu cầu đặt ra với nông dân là phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng các hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy trình hƣớng dẫn đề ra, một số nơi ngƣời dân tham gia không thực hiện theo đúng hƣớng dẫn ví dụ nhƣ lƣợng phân bón để thực hiện mô hình không đƣợc ngƣời dân bón đầy đủ (điều này hay xảy ra nhất) dẫn đến kết quả đạt nhƣng không cao đặc biệt là về năng xuất cây trồng.

+ Trong quá trình thực hiện mô hình sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra đối với ngƣời nông dân cần có sự liên hệ khăng khít với cán bộ chỉ đạo để giải quyết các tình huống xấu, đặc biệt là khi thực hiện cần có sự đôn đốc hỗ trợ của lãnh đạo địa phƣơng, thôn bản bởi vì lãnh đạo địa phƣơng, thôn bản là ngƣời ở gần nhất cũng nhƣ có trọng lƣợng trong tiếng nói của mình đối với nông dân, giúp cho việc thực hiện đạt kết quả cao hơn.

*Bước 5: Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch

Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên bởi vì các mô hình thƣờng là các tiến bộ kỹ thuật mới do vậy ngƣời dân rất cần sự chỉ đạo nhiệt tình, thƣờng xuyên của cán bộ khuyến nông, giúp họ giải quyết những thắc mắc, vƣớng mắc trong khi thực hiện mô hình. Việc kiểm tra giám sát thực hiện mô hình nhằm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xem xét các hộ nông dân có thực hiện theo đúng các yêu câu đặt ra hay không:

Từ công tác chuẩn bị cho đến khi thực hiện về mặt thời gian có đúng không? lƣợng vật tƣ phân bón sử dụng có đúng mục đích hay không? quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng có theo quy trình kỹ thuật hay không? ....

- Giải quyết kịp thời các thắc mắc của ngƣời dân khi tham gia chƣơng trình: Nhƣ đã nói ở phân trên các mô hình thƣờng là các kỹ thuật mới do vậy ngƣời dân rất cần sự chỉ đạo của cán bộ để giải thích các thắc mắc của họ, giúp họ tin tƣởng hơn vào kết quả thực hiện của mình, ngoài ra cán bộ chỉ đạo cũng cần có sự động viên khuyến khích ngƣời dân tham gia mô hình để họ nhiệt tình hơn trong trong việc dẫn đến kết quả cao hơn.

- Việc kiểm tra còn nhằm mục đích thu thập những số liệu, thông tin đầy đủ chính xác về việc thực hiện mô hình để báo cáo lên cấp trên cũng nhƣ ghi chép đầy đủ các diễn biến của việc thực hiện mô hình phục vụ cho việc báo cáo tổng kết đánh giá.

* Bước 6: Tổ chức hội thảo đánh giá, nhân ra diện rộng

Tổ chức hội thảo đánh giá là việc làm quan trọng và cần thiết khi thực hiện một mô hình khuyến lâm bởi vì nếu không có đánh giá tổng kết thì không giúp cho ngƣời dân cũng nhƣ cán bộ khuyến nông các cấp, nắm bắt đầy đủ các thông tin nhất trong quá trình thực hiện cũng nhƣ kết quả của mô hình ra làm sao, cần tiếp tục thực hiện mô hình nữa hay không... Cụ thể việc tổ chức hội thảo đánh giá nhằm:

- Đánh giá kết quả thực hiện của mô hình: Những mặt mạnh, mặt yếu. - Đƣa ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch nhân rộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

- Về điều kiện tự nhiên, xã hội thì Băc Kạn là một tỉnh miền núi với 90% diện tích là rừng và đất rừng do đó việc phát triển lâm nghiệp là một yếu tố ngẫu nhiên bắt buộc.

- Về mặt tổ chức, hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc thành lập nhƣng Còn một số thiếu hụt so với chung của cả nƣớc cần phải bổ sung khắc phục. Toàn tỉnh có 8 huyện thị thì trong đó mới có 3 huyện là có trạm khuyến nông, còn lại 5 đơn vị là chƣa có trạm khuyến nông.

- Về phƣơng pháp và các bƣớc xây dựng mô hình khuyến lâm là tƣơng đối đồng nhất, bao gồm: điều tra khảo sát, chọn hộ, lập kế hoạch, tập huấn, thăm quan học tập, xây dựng mô hình và giám sát đánh giá và nhân rộng. Có sự tham gia của ngƣời dân nhƣng kết quả của các nội dung hoạt động không giống nhau do thời gian, trình độ, trách nhiệm của cán bộ thực hiện quyết định.

- Về kết quả đánh giá phân loại mô hình, đã đánh giá phân loại đƣợc các loại mô hình gồm:

+ Các mô hình thành công, gồm: Mô hình trồng cây Keo tai tƣợng hạt nhập khẩu từ Úc, Mô hình trồng cây Mỡ, Mô hình trồng cây Trúc sào, Mô hình trồng cây Mao trúc.

+ Các Mô hình có thành công một phần: Mô hình trồng cây Thảo quả, Mô hình trồng cây Trám ghép.

+ Các mô hình không thành công: Mô hình trồng cây Lát Mêxico, Mô hình trồng cây Dó trầm, Mô hình cây Mây nếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Các mô hình thiếu các thông tin không thể đánh giá đƣợc: Mô hình trồng cây Quế xen lát, Mô hình trồng Điềm trúc, Mô hình nông lâm kết hợp.

- Về hiệu quả của các mô hình khuyến lâm đã có đem lại hiệu quả nhất định, thông qua các mô hình đã chuyển giao đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh cho bà con nông dân. Tạo ra đƣợc các điểm tham quan học tập, tuyên truyền khuyến cáo về các hoạt động lâm nghiệp tới bà con nông dân, làm thay đổi nhận thức của của ngƣời dân trong quản lý phát triển rừng. Các mô hình khuyến lâm trong tỉnh từ năm 2000 đến này đã chứng minh đƣợc những loài cây nào có thể trồng và phát triển đƣợc tại địa phƣơng, từ đó giúp cho các nhà hoạch định xây dựng kết hoạch phát triển gồm cây Keo hạt nhập khẩu úc, cây Mỡ, cây Trúc sào, cây Mao trúc, cây Thảo quả. Khuyến nông tỉnh đã chỉ ra đƣợc các biện pháp kỹ thuật nên áp dụng cho từng loài cây là nhƣ thế nào (thông qua hƣớng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc), giúp cho các nhà quản lý đề ra đƣợc các quy định về mặt kỹ thuật trồng các loài cây giúp cho bà con nông dân có thêm các lựa chọn về loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng và thực tế sản xuất của gia đình mình.

Bên cạnh việc chỉ ra đƣợc những điểm mạnh của hệ thống khuyến lâm tỉnh những mặt hạn chế tồn tại và đƣa ra 2 nhóm giải pháp khắc phục gồm:

- Nhóm các giải pháp tăng cƣờng công tác khuyến nông.

- Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm thành công

5.2 Kiến nghị

Để tiếp tục phát huy hơn nữ hiệu quả của công tác khuyến nông nói chung, các mô hình khuyến lâm nói riêng cần tiếp tục có các nghiên cứu đánh giá sâu hơn về hoạt động khuyến nông nói chung và khuyến lâm nói riêng vì hiện tại hoạt động khuyến nông đang chuyển dần sang công tác xã hội hoá,

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 71 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)