Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

* Phương pháp kế thừa số liệu

- Nội dung: thu thập tổng quan phân tích chọn lọc các tài liệu thƣ cấp nhƣ: các tài liệu liên quan về quy trình, biện pháp kỹ thuật; các nhiệm vụ kế hoạch năm của trung tâm khuyến nông tỉnh, và của các huyện; các báo cáo kết quả hàng năm của trung tâm khuyến nông, huyện; các số liệu về kinh tế xã hội ở địa phƣơng nơi có mô hình triển khai.

* Mô tả và phân loại các mô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các mô hình thành công: dựa trên các tiêu chí đánh giá về chiều cao, đƣờng kính 1,3, tỷ lệ sống, tình hình sinh truởng

- Các mô hình có điểm thành công có điểm chƣa thành công: dựa trên các tiêu chí nhƣ: tỷ lệ sống, tình hình sinh truởng, khả năng cho thu hoạch.

- Các mô hình chƣa thành công: dựa trên tiêu chí về tỷ lệ sống, tình hình sinh trƣởng của cây.

* Đánh giá các chỉ số kiểm chứng

- Nội dung: đánh giá kết quả đạt đƣợc của rừng trồng về diện tích, chất lƣợng của từng loại rừng.

- Phƣơng pháp so sánh, đối chứng: đem kết quả đạt đƣợc so sánh với số liệu ban đầu xác định tỷ lệ % hoàn thành, hoặc so sánh kết quả đạt đƣợc với chỉ tiêu chất lƣợng rừng theo quy định và so sánh với các mô hình triển khai đại trà.

* Điều tra đánh giá tác động của mô hình

- Nội dung đánh giá:

+ Đánh giá tác động của mô hình đến nhận thức của ngƣời dân: số lƣợng ngƣời dân đƣợc tham quan, tập huấn về mô hình khuyến lâm; thu thập số liệu liên quan đến nhận thức của ngƣời dân về loài cây trồng, giống, biện pháp kỹ thuật đã đƣợc áp dụng; thực tiễn nhân rộng và xu thế của mô hình ra diện rộng.

+ Đánh giá tác động của mô hình đến phát triển kinh tế xã hội: điều tra đánh giá khả năng thu hút của ngƣời dân tham gia mô hình và giải quyết công ăn việc làm; điều tra đánh giá về khả năng nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tham gia mô hình; đánh giá xu thế, ảnh hƣởng của mô hình đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng và các chƣơng trình lâm nghiệp khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Áp dụng phƣơng pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) với một số công cụ sau:

+ Điều tra phỏng vấn cán bộ chuyển giao và các cơ quan có liên quan xây dựng mô hình bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để khuyến khích có sự tham gia của nhiều cá nhân và cơ quan có liên quan. phƣơng pháp trên có xu hƣớng đọc lập và ngƣời trả lời phải có đủ kiến thức để trả lời chính xác các câu hỏi khảo sát;

+ Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc: chọn 15 hộ phỏng vấn trên địa bàn 1 xã, là phƣơng pháp có sự tham gia của ngƣời dân, giúp xác định nguyên nhân thay đổi và thu đƣợc nhiều dữ liệu từ phƣơng pháp quan sát trực tiếp.

+ Công cụ SWOT để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình khuyến lâm để phân tích tổng hợp những khó khăn và đề xuất các giải pháp cho các dạng mô hình khuyến lâm

+ Phƣơng pháp khảo sát ngoài hiện trƣờng, để kiểm chứng lại kết quả điều tra phỏng vấn các hộ và ghi hình minh hoạ.

+ Phƣơng pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia tƣ vấn thông qua cuộc hội thảo hoặc họp nhóm.

* Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện xây dựng mô hình

- Nôi dung: Đánh giá bộ máy quản lý điều hành từ tỉnh đến địa phƣơng: đánh giá công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân, tồn tại.

- Phƣơng pháp:

+ Thu thập các văn bản có liên quan.

+ Phỏng vấn trực tiếp bộ máy quản lý từ tỉnh đến địa phƣơng. + Tổng hợp phân tích, đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)