Chức năng nhiệm vụ của khuyến nông lâm của Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 101)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phổ biến những tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến nông lâm thủy sản và những kinh nghiệm điển hình tiền tiến cho nông dân.

- Bồi dƣỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trƣờng giá cả nông sản đẻ nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Để phù hợp với thực tế sản xuất mới hiện nay, Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/1/2010 đã qui định mục tiêu khuyến nông - khuyến ngƣ nhƣ sau:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngƣời sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trƣờng.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia khuyến nông.

* Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến lâm

Thời kỳ 1993-2010, công tác khuyến lâm đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thực hiện 8 chƣơng trình khuyến lâm theo QĐ 164 của Thủ tƣớng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chính phủ (từ 1993-2004) và phục vụ mục tiêu Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp (giai đoạn 2005 đến 2008). Khuyến lâm đã triển khai ở 55 tỉnh với 894 mô hình, 40.179 hộ tham gia, kinh phí trung ƣơng 92,3 tỷ đồng.

Mục tiêu chính của các chƣơng trình khuyến lâm là nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phát triển và quản lý rừng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gây trồng các loài cây lâm nghiệp, từng bƣớc đƣa diện tích đất dốc ở vùng núi do phá rừng làm nƣơng rẫy nhiều năm vào canh tác có hiệu qủa, góp phần tăng độ che phủ của rừng, tạo thu nhập cho nông dân, ốn định cuộc sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

* Một số chương trình khuyến lâm chính

- Chƣơng trình trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu: Xây dựng đƣợc khoảng 28.635 ha mô hình trình diễn gồm các loài cây: Bạch Đàn lai, Keo Lai, các loài Keo, bạch đàn tuyển chọn cho năng suất cao trên địa bàn các tỉnh Miền núi phía bắc, Miền trung và Tây nguyên.

- Chƣơng trình trồng rừng thâm canh cây đặc sản: trồng đƣợc khoảng 12.000ha mô hình trình diễn bao gồm các loài cây chủ yếu: Thảo Quả, Sa Nhân, Dẻ Ván, Trám lấy quả, Tre lấy măng... dƣới tán rừng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ.

- Chƣơng trình thâm canh cây gỗ lớn: Xây dựng trên 6.277 ha mô hình trình diễn trồng thâm canh cây gỗ lớn bao gồm các loài cây mọc nhanh, cây bản địa với các phƣơng thức khác nhau nhằm góp phần cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho chế biến, xuất khẩu. Chƣơng trình đƣợc thực hiện ở một số tỉnh miềm núi phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên.

- Chƣơng trình canh tác bền vững trên đất dốc: Xây dựng trên 967 ha mô hình trình diễn các kỹ thuật canh tác trên đất dốc bền vững nhằm chuyển giao các kỹ thuật canh tác trên đất dốc bền vững cho nông dân, góp phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thay đổi nhận thức của ngƣời dân về tập tục canh tác lạc hậu trên đất dốc. Chƣơng trình thực hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Qua 15 năm thực hiện chƣơng trình khuyến lâm, nhất là các mô hình trình diễn tổ chức trồng rừng đã thực sự góp phần quan trọng trong chiến lƣợc xây dựng lại vốn rừng, phát triển nghề rừng nhân dân, cải thiện môi trƣờng và tăng thu nhập hàng năm cho nông dân. Chính vì vậy, nhiều mô hình đã đƣợc đón tiếp các địa phƣơng khác đến tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, học cách tổ chức.

Mô hình khuyến lâm cũng đã góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo, thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn trong những năm qua. Tuy mới 15 năm làm mô hình khuyến lâm, nhiều loài cây lâm nghiệp chƣa đến thời kỳ thu hoạch, song trong mô hình khuyến lâm đã thực hiện phƣơng thức nông lâm kết hợp, trồng cây ngắn ngày kết hợp cây dài ngày, nên nhiều mô hình đã cho thu hoạch bình quân hàng năm từ 3 - 5 triệu đồng/năm. Nhiều vƣờn rừng, trại rừng cho thu hoạch từ 5- 10 triệu đồng/năm. Đặc biệt những mô hình trồng cây lâm đặc sản nhƣ Tre măng, Quế, Hồi, Bời lời đỏ... đã cho thu nhập cao. Các mô hình khuyến lâm đã thực sự chuyển đổi đƣợc nhận thức của ngƣời dân miền núi từ chỗ chỉ biết khai thác lợi dụng rừng sang biết kinh doanh tổng hợp, tạo thu nhập từ đất rừng, đồng thời tái tạo lại rừng đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.

Công tác khuyến lâm đƣợc nhiều tổ chức quốc tế và phi Chính phủ quan tâm trong các dự án phát triển lâm nghiệp. Nhiều cách tiếp cận và phƣơng pháp khuyến lâm mới đã đƣợc áp dụng và bƣớc đầu đƣợc thể chế hoá ở một số địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, đề tài góp phần đƣa ra các mô hình hiệu quả và phƣơng pháp chuyển giao để nhân rộng cho ngƣời dân, làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý hoạch định những chủ trƣơng, định hƣớng, đƣa ra chính sách phù hợp nhằm tăng cƣờng công tác khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông nói chung và khuyến lâm nói riêng .

- Đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, so sánh kết quả thực hiện theo các tiêu chí và biện pháp kỹ thuật áp dụng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm và tăng cƣờng công tác khuyến lâm tại địa phƣơng.

2.2. Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách quản lý, kỹ thuật trong hoạt động khuyến nông: Thu thập các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, địa phƣơng về hoạt động khuyến nông - khuyến lâm, so sánh với thực tế.

- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hệ thống khuyến nông chung của Nhà nƣớc và của tỉnh

- Tổ chức triển khai và đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm, nguyên nhân thành công và không thành công

- Các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của các mô hình khuyến lâm và tăng cƣờng công tác khuyến lâm tại địa phƣơng.

2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn bộ các mô hình khuyên lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Trung tâm KN-KL tỉnh Bắc Kạn và các phòng NN&PTNT các huyện, thị thực hiện từ năm 2000 đến nay.

Tuy nhiên, Đề tài chỉ tiến hành so sánh đánh giá các mô hình hiện còn tồn tại và có thể thu thập đƣợc đủ thông tin.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp kế thừa số liệu

- Nội dung: thu thập tổng quan phân tích chọn lọc các tài liệu thƣ cấp nhƣ: các tài liệu liên quan về quy trình, biện pháp kỹ thuật; các nhiệm vụ kế hoạch năm của trung tâm khuyến nông tỉnh, và của các huyện; các báo cáo kết quả hàng năm của trung tâm khuyến nông, huyện; các số liệu về kinh tế xã hội ở địa phƣơng nơi có mô hình triển khai.

* Mô tả và phân loại các mô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các mô hình thành công: dựa trên các tiêu chí đánh giá về chiều cao, đƣờng kính 1,3, tỷ lệ sống, tình hình sinh truởng

- Các mô hình có điểm thành công có điểm chƣa thành công: dựa trên các tiêu chí nhƣ: tỷ lệ sống, tình hình sinh truởng, khả năng cho thu hoạch.

- Các mô hình chƣa thành công: dựa trên tiêu chí về tỷ lệ sống, tình hình sinh trƣởng của cây.

* Đánh giá các chỉ số kiểm chứng

- Nội dung: đánh giá kết quả đạt đƣợc của rừng trồng về diện tích, chất lƣợng của từng loại rừng.

- Phƣơng pháp so sánh, đối chứng: đem kết quả đạt đƣợc so sánh với số liệu ban đầu xác định tỷ lệ % hoàn thành, hoặc so sánh kết quả đạt đƣợc với chỉ tiêu chất lƣợng rừng theo quy định và so sánh với các mô hình triển khai đại trà.

* Điều tra đánh giá tác động của mô hình

- Nội dung đánh giá:

+ Đánh giá tác động của mô hình đến nhận thức của ngƣời dân: số lƣợng ngƣời dân đƣợc tham quan, tập huấn về mô hình khuyến lâm; thu thập số liệu liên quan đến nhận thức của ngƣời dân về loài cây trồng, giống, biện pháp kỹ thuật đã đƣợc áp dụng; thực tiễn nhân rộng và xu thế của mô hình ra diện rộng.

+ Đánh giá tác động của mô hình đến phát triển kinh tế xã hội: điều tra đánh giá khả năng thu hút của ngƣời dân tham gia mô hình và giải quyết công ăn việc làm; điều tra đánh giá về khả năng nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tham gia mô hình; đánh giá xu thế, ảnh hƣởng của mô hình đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng và các chƣơng trình lâm nghiệp khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Áp dụng phƣơng pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) với một số công cụ sau:

+ Điều tra phỏng vấn cán bộ chuyển giao và các cơ quan có liên quan xây dựng mô hình bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để khuyến khích có sự tham gia của nhiều cá nhân và cơ quan có liên quan. phƣơng pháp trên có xu hƣớng đọc lập và ngƣời trả lời phải có đủ kiến thức để trả lời chính xác các câu hỏi khảo sát;

+ Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc: chọn 15 hộ phỏng vấn trên địa bàn 1 xã, là phƣơng pháp có sự tham gia của ngƣời dân, giúp xác định nguyên nhân thay đổi và thu đƣợc nhiều dữ liệu từ phƣơng pháp quan sát trực tiếp.

+ Công cụ SWOT để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình khuyến lâm để phân tích tổng hợp những khó khăn và đề xuất các giải pháp cho các dạng mô hình khuyến lâm

+ Phƣơng pháp khảo sát ngoài hiện trƣờng, để kiểm chứng lại kết quả điều tra phỏng vấn các hộ và ghi hình minh hoạ.

+ Phƣơng pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia tƣ vấn thông qua cuộc hội thảo hoặc họp nhóm.

* Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện xây dựng mô hình

- Nôi dung: Đánh giá bộ máy quản lý điều hành từ tỉnh đến địa phƣơng: đánh giá công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân, tồn tại.

- Phƣơng pháp:

+ Thu thập các văn bản có liên quan.

+ Phỏng vấn trực tiếp bộ máy quản lý từ tỉnh đến địa phƣơng. + Tổng hợp phân tích, đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Công tác nội nghiệp

- Tính toán các chỉ tiêu sinh trƣởng Hvn, D1.3 theo phƣơng pháp bình quân cộng.

- Tổng hợp giá cả sản phẩm đƣợc tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TƢ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CÚU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 21048’22’’ đến 22044’11’’ vĩ độ Bắc và từ 105025’08’’ đến 1060423’47’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng - Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên - Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn - Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 7 huyện, 1 Thị xã, gồm 111 xã, 4 phƣờng và 7 thị trấn huyện lỵ.

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng – trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia địa phận tỉnh thành 2 phần lớn bằng nhau theo hƣớng Nam – Bắc. Là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể giao lƣu dễ đang với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng ở Phía Nam.

Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao lại ở sâu trong nội đia nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa với các trung tâm kinh tế lớn cũng nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các cảng biển. Mạng lƣới giao thông trong tỉnh chủ yếu chỉ là đƣờng bộ nhƣng chất lƣợng đƣờng lại kém. Chính vị trí địa lý cũng nhƣ những khó khăn về địa hình đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Về mặt an ninh quốc phòng Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ của cách mạng Việt Nam.

Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp. Chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực.

- Khu vực phía Đông: Sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển nhất ở vùng đông Bắc, đây là dãy núi cao có cấu tạo tƣơng đối thuần nhất. Về kinh tế địa hình nơi đây chủ yếuthuận lợi cho việc phất triển lâm nghiệp.

- Khu vực phía Tây: Cũng có khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là có phiến đá thạch anh, đá cát kết, đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ.

- Khu vực trung tâm: Dọc thung lũng sông cầu có đia hình thấp hơn nhiều. Đay là một nếp lõm có cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ nhƣng đá vôi không nhiều, đia hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông.

3.1.1.2. Khí hậu

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đối gió mùa ẩm nhƣng có sự phân hóa cao

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)