3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 21048’22’’ đến 22044’11’’ vĩ độ Bắc và từ 105025’08’’ đến 1060423’47’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng - Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên - Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn - Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 7 huyện, 1 Thị xã, gồm 111 xã, 4 phƣờng và 7 thị trấn huyện lỵ.
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng – trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia địa phận tỉnh thành 2 phần lớn bằng nhau theo hƣớng Nam – Bắc. Là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể giao lƣu dễ đang với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng ở Phía Nam.
Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao lại ở sâu trong nội đia nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa với các trung tâm kinh tế lớn cũng nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các cảng biển. Mạng lƣới giao thông trong tỉnh chủ yếu chỉ là đƣờng bộ nhƣng chất lƣợng đƣờng lại kém. Chính vị trí địa lý cũng nhƣ những khó khăn về địa hình đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Về mặt an ninh quốc phòng Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ của cách mạng Việt Nam.
Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp. Chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực.
- Khu vực phía Đông: Sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển nhất ở vùng đông Bắc, đây là dãy núi cao có cấu tạo tƣơng đối thuần nhất. Về kinh tế địa hình nơi đây chủ yếuthuận lợi cho việc phất triển lâm nghiệp.
- Khu vực phía Tây: Cũng có khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là có phiến đá thạch anh, đá cát kết, đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ.
- Khu vực trung tâm: Dọc thung lũng sông cầu có đia hình thấp hơn nhiều. Đay là một nếp lõm có cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ nhƣng đá vôi không nhiều, đia hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông.
3.1.1.2. Khí hậu
Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đối gió mùa ẩm nhƣng có sự phân hóa cao theo địa hình và hƣớng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt. mùa mƣa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 70 -80% lƣợng mƣa cho cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 20 -25% tổng lƣợng mƣa trong năm, tháng mƣa ít nhất là tháng 12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 00
C ở thị xã Bắc Kạn và - 0,60C ở Ba Bể, - 20C ở Ngân Sơn gây băng giá ảnh hƣởng đến cây trồng và vật nuôi.
Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 – 1600 giờ, lƣợng mƣa trung bình năm 1400 – 1600 mm và tập trung vào mùa Hạ. độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lƣợng mƣa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam.
Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hóa theo mùa, mùa hạ nhiệt độ cao mƣa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp mƣa ít và chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc, nhìn chung khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp cũng nhƣ phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt, ôn đới.
Bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn nhƣ sƣơng muối, mƣa, đá, lốc ... làm ảnh hƣởng đến đồi sống và kinh tế trong tỉnh.
3.1.1.3. Sông ngòi
Mạng lƣới sông ngòi Bắc Kạn tƣơng đối phong phú nhƣng đa số là các nhánh Thƣợng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thƣờng. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Găm, sông Kỳ cùng, sông Bằng Giang, sông Cầu.
Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân Bắc Kạn, trong một chừng mực nhất định sông ngòi là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho nông nghiệp và ngƣ nghiệp. Do yếu tố địa hình nên các sông đa số ngắn, dốc thuận lợi cho việc phát triển thủy điện cũng nhƣ thu hút khách du lịch bằng những cảnh quan hùng vĩ.
Ngoài hệ thống sông ngòi Bắc Kạn còn nổi tiếng có hồ Ba Bể, đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nƣớc ta đƣợc hình thành từ một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vùng đá vôi bị sụt xuống do nƣớc chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha, là nơi hợp lƣu của bà con sông Ta Han, Nam Cƣờng và chợ Lèng, hồ có 3 nhánh thông nhau nên gọi là hồ 3 bể. Đây là địa điểm có tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên 4.868.42km2, chiếm 4,7% diện tích vùng Đông Bắc và khoảng 1,45% diện tích cả nƣớc. Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lƣợng mùn tƣơng đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hóa từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất đƣợc khai thác hiện chiếm hơn 60% trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chƣa sử dụng còn khá lớn.
Diện tích rừng ở Bắc Kạn còn khá lớn nhất là trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và đƣợc coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc.
Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đƣa vào sách đỏ Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2 Kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Đánh giá chung
Tổng sản phẩm trên đia bàn ( GDP ) của toàn tỉnh năm 2011 theo giá thực tế đạt 2.482,9 tỷ đồng và theo giá cố định năm 1994 là 1.130,7 tỷ đồng, so với năm 2000 tăng gấp 2,7 lần và gấp 1,5 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 9,6 triệu đồng/ngƣời/năm, gấp 2,4 lần so với năm 2005.
Kinh tế tỉnh Bắc Kạn liên tục đạt tốc độ tăng trƣởng khá, thời kỳ 2000 - 2005 tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 11,94%/năm; thời kỳ 2005 – 2010 là 8,96%/năm (tốc độ tăng GDP bình quân 9 năm từ 2000- 2010 là 11,67%/năm). Mức tăng GDP của công nghiệp-xây dựng trong 2 thời kỳ trên là 28,66%/năm và 10,18%/năm; thƣơng mại và dịch vụ:15,76%/năm và 17,40%/năm; trong khi đó, mức tăng GDP của nông – lâm – ngƣ nghiệp bình quân 2000 – 2005 chỉ đạt 6,03%/năm và giai đoạn 2005 – 2010 là 7,07%/năm.
Trong cả thời kỳ (2000 – 2010) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Kạn là đúng hƣớng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản còn 45,04% tổng GDP (giảm13,20%), khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,58% (+8,59%) và thƣơng mại dịch vụ 35,39% (+4,2%). Tuy nhiên chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Bắc Kạn là chƣa bền vững, giai đoạn 2005 – 2010 tỷ trọng khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 1,3 trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng giảm dần 1,5% thƣơng mại dịch vụ giảm 0,8%. Mặc dù vậy những thành quả tăng trƣởng của nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn trong 10 năm qua là đáng ghi nhận, thể hiện tinh thần đổi mới, phấn đấu liên tục bền bỉ của Đảng bộ và nhân dân bắc Kạn, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua 2 nhiệm kỳ 2000 – 2005 và 2006 – 2010 và thể hiện quyết tâm phấn đấu để đến năm 2015 đƣa tỉnh Bắc Kạn cơ bản thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Hệ thống giao thông:
Mạng lƣới giao thông bộ trong tỉnh tạo thuận lợi trong việc giao lƣu với các tỉnh, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện và trung tâm xã. Toàn tỉnh hiện có 1.457,97 km đƣờng giao thông, trong đó đƣờng do trung ƣơng quản lý là 214km, chiếm 14,67%; đƣờng do tỉnh quản lý là 281,97km chiếm 19,33%; đƣờng do huyện quản lý là 409km, chiếm 28% và đƣờng do xã quản lý là 553km, chiếm 38%.
Về chất lƣợng đƣờng bộ tuy đã đƣợc cải thiện song vẫn thấp so với nhu cầu, còn nhiều tuyến chƣa đƣợc nâng cấp trải nhựa: đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm chiếm 76,68%, đƣờng nhựa chỉ chiếm 20,33%, đƣờng bê tông chiếm 2,4%, còn lại là đƣờng đất. Do địa hình vùng núi phức tạp nên hệ thống đƣờng giao thông của tỉnh có rất nhiều cầu, cống, toàn tỉnh có 195 cây cầu và 1673 cống. Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài của tỉnh và các đƣờng tỉnh lộ đều bắt đầu từ trục quốc lộ này.
Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của tỉnh còn nhiều hạn chế về quy mô cũng nhƣ là chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣu thông, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng của ngƣời dân.
Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng hạ tần giao thông tại địa phƣơng. Hệ thống giao thông phát triển đã hỗ trợ tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn Bắc kạn phát triển, riêng đối với nghành chăn nuôi việc vận chuyển thức ăn gia súc, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và công tác tiêm phòng cũng nhƣ thực hiện các dịch vụ thú y( thụ tinh nhân tạo, chữa bệnh cho gia súc gia cầm, thông tin tuyên truyền, quảng bá chuyển giao kỹ thuật...) đƣợc thuận lợi, kịp thời và đạt hiệu quả cao. Hiện nay 100% số xã trong tỉnh đã có đƣờng ô tô đến khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trung tâm, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của ngƣời dân tại đây cũng nhƣ trong công tác thú y và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi.
- Giao thông đƣờng thủy: Trên địa bàn Bắc Kạn, ngoài các con sông chính còn có hệ thống suối lớn, nhỏ khá nhiều song toàn nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thƣợng nguồn nên nhiều thác gềnh, việc vận chuyển và đi lại bằng đƣờng thủy gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm nên hệ thống giao thông đƣờng thủy của Bắc Kạn không có điều kiện phát triển. Chỉ có sông Năng và Sông Cầu có thể khai thác đoạn ngắn và cũng chỉ vận chuyển đƣợc bằng thuyền gắn máy nhỏ.
* Điện khí hóa nông thôn:
Bắc Kạn là tỉnh có hệ thống lƣới điện đang trên đà phát triển gắn với hệ thống lƣới điện Quốc gia. Đến năm 2007 đã có 100% số phƣờng, xã có lƣới điện Quốc gia, nâng tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lên 90,6%, tăng 31,5% so với năm 2000.
Lƣới điện hạ thế của tỉnh phát triển rộng khắp trên các địa bàn các xã. Các đƣờng dây trung và cao thế trên địa bàn tỉnh về cơ bản đủ điều kiện cung cấp cho các cơ sở công nghiệp sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau, chủ yếu do dân tự đóng góp do đó không đảm bảo an toàn kỹ thuật trong quá trình vận hành có nhiều tuyến đã cũ nát không đảm bảo dẫn đến tổn thất lớn. Số lƣợng trạm biến áp của các xã ít, chỉ có 1 đến 2 trạm biến áp. Bán kính cấp điện đến các hộ lớn có chiều dài từ trạm biến áp đến hộ dân từ 4 đến 5 km, sử dụng đƣờng dây dẫn nhỏ không đảm bảo kỹ thuật nên tổn thất điện áp lớn đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
3.1.2.3. Đánh giá tình hình dân số và lao động
Dân số trung bình của tỉnh Bắc Kạn năm 2010 là 308,8 nghìn ngƣời, trong đó dân số thành thị 46,7 nghìn ngƣời (chiếm 15,1%) và nông thôn 262,1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghìn ngƣời (chiếm 84,9%).Mật độ dân cƣ bình quân của tỉnh Bắc Kạn ở mức 63,4 ngƣời/km2
.
Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế năm 2010 là 172,1 nghìn ngƣời, trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất 76,6%, khu vực công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 3,6%. Khu vực thƣơng mại dịch vụ chỉ chiếm 19,8%. Cơ cấu lao dộng của tỉnh còn lạc hậu so với cả nƣớc, lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lên cao, khả năng tạo việc làm ở khu vực công nghiệp, dịch vụ còn chậm.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo và không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn còn chiếm tỷ lệ cao, bình quân toàn tỉnh là 96,9%, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp công nhân kỹ thuật chiếm 1,3%, tỷ lệ tốt nghiệp lao động trung cấp,chuyên nghiệp là 1,5% và tỷ lệ lao động tốt nghiệp cao đẳng – đại học và trên đại học là 0,2%.
Tóm lại hiện nay chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh (thể hiện qua trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật) còn khá thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, dân số phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm tới cần có những chính sách và những giải pháp hỗ trợ tích cực có hiệu quả để tăng nhanh số lƣợng và tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa cao kết hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng kịp nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.2.4. Nguồn lực kinh tế nông hộ và mức sống dân cư
Theo số liệu thống kê, mức thu nhập bình quân của dân cƣ năm 2004 (theo giá hiện hành) ở tỉnh Bắc Kạn là 272 nghìn đồng/ngƣời/tháng. Năm 2006 mức thu nhập bình quân của dân cƣ tỉnh Bắc Kạn đƣợc nâng lên là 391 nghìn đồng/ngƣời/tháng và năm 2008 là 669 nghìn đồng/ngƣời/tháng. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiên mức thu nhập này lại phân bố không đều với sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2004 chêng lệch giữa thành thị và nông thôn là 1,87 lần, năm 2008 là 1,89 lần.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 50,87% năm 2005 xuống còn 19,86% năm 2010, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với bình quân chung của cả nƣớc, giảm nghèo chƣa bền vững. Một số mô hình giảm nghèo đã đƣợc triển khai