Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 101)

3.1.2.1. Đánh giá chung

Tổng sản phẩm trên đia bàn ( GDP ) của toàn tỉnh năm 2011 theo giá thực tế đạt 2.482,9 tỷ đồng và theo giá cố định năm 1994 là 1.130,7 tỷ đồng, so với năm 2000 tăng gấp 2,7 lần và gấp 1,5 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 9,6 triệu đồng/ngƣời/năm, gấp 2,4 lần so với năm 2005.

Kinh tế tỉnh Bắc Kạn liên tục đạt tốc độ tăng trƣởng khá, thời kỳ 2000 - 2005 tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 11,94%/năm; thời kỳ 2005 – 2010 là 8,96%/năm (tốc độ tăng GDP bình quân 9 năm từ 2000- 2010 là 11,67%/năm). Mức tăng GDP của công nghiệp-xây dựng trong 2 thời kỳ trên là 28,66%/năm và 10,18%/năm; thƣơng mại và dịch vụ:15,76%/năm và 17,40%/năm; trong khi đó, mức tăng GDP của nông – lâm – ngƣ nghiệp bình quân 2000 – 2005 chỉ đạt 6,03%/năm và giai đoạn 2005 – 2010 là 7,07%/năm.

Trong cả thời kỳ (2000 – 2010) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Kạn là đúng hƣớng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản còn 45,04% tổng GDP (giảm13,20%), khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,58% (+8,59%) và thƣơng mại dịch vụ 35,39% (+4,2%). Tuy nhiên chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Bắc Kạn là chƣa bền vững, giai đoạn 2005 – 2010 tỷ trọng khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 1,3 trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng giảm dần 1,5% thƣơng mại dịch vụ giảm 0,8%. Mặc dù vậy những thành quả tăng trƣởng của nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn trong 10 năm qua là đáng ghi nhận, thể hiện tinh thần đổi mới, phấn đấu liên tục bền bỉ của Đảng bộ và nhân dân bắc Kạn, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua 2 nhiệm kỳ 2000 – 2005 và 2006 – 2010 và thể hiện quyết tâm phấn đấu để đến năm 2015 đƣa tỉnh Bắc Kạn cơ bản thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

* Hệ thống giao thông:

Mạng lƣới giao thông bộ trong tỉnh tạo thuận lợi trong việc giao lƣu với các tỉnh, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện và trung tâm xã. Toàn tỉnh hiện có 1.457,97 km đƣờng giao thông, trong đó đƣờng do trung ƣơng quản lý là 214km, chiếm 14,67%; đƣờng do tỉnh quản lý là 281,97km chiếm 19,33%; đƣờng do huyện quản lý là 409km, chiếm 28% và đƣờng do xã quản lý là 553km, chiếm 38%.

Về chất lƣợng đƣờng bộ tuy đã đƣợc cải thiện song vẫn thấp so với nhu cầu, còn nhiều tuyến chƣa đƣợc nâng cấp trải nhựa: đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm chiếm 76,68%, đƣờng nhựa chỉ chiếm 20,33%, đƣờng bê tông chiếm 2,4%, còn lại là đƣờng đất. Do địa hình vùng núi phức tạp nên hệ thống đƣờng giao thông của tỉnh có rất nhiều cầu, cống, toàn tỉnh có 195 cây cầu và 1673 cống. Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài của tỉnh và các đƣờng tỉnh lộ đều bắt đầu từ trục quốc lộ này.

Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của tỉnh còn nhiều hạn chế về quy mô cũng nhƣ là chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣu thông, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng của ngƣời dân.

Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng hạ tần giao thông tại địa phƣơng. Hệ thống giao thông phát triển đã hỗ trợ tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn Bắc kạn phát triển, riêng đối với nghành chăn nuôi việc vận chuyển thức ăn gia súc, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và công tác tiêm phòng cũng nhƣ thực hiện các dịch vụ thú y( thụ tinh nhân tạo, chữa bệnh cho gia súc gia cầm, thông tin tuyên truyền, quảng bá chuyển giao kỹ thuật...) đƣợc thuận lợi, kịp thời và đạt hiệu quả cao. Hiện nay 100% số xã trong tỉnh đã có đƣờng ô tô đến khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trung tâm, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của ngƣời dân tại đây cũng nhƣ trong công tác thú y và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi.

- Giao thông đƣờng thủy: Trên địa bàn Bắc Kạn, ngoài các con sông chính còn có hệ thống suối lớn, nhỏ khá nhiều song toàn nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thƣợng nguồn nên nhiều thác gềnh, việc vận chuyển và đi lại bằng đƣờng thủy gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm nên hệ thống giao thông đƣờng thủy của Bắc Kạn không có điều kiện phát triển. Chỉ có sông Năng và Sông Cầu có thể khai thác đoạn ngắn và cũng chỉ vận chuyển đƣợc bằng thuyền gắn máy nhỏ.

* Điện khí hóa nông thôn:

Bắc Kạn là tỉnh có hệ thống lƣới điện đang trên đà phát triển gắn với hệ thống lƣới điện Quốc gia. Đến năm 2007 đã có 100% số phƣờng, xã có lƣới điện Quốc gia, nâng tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lên 90,6%, tăng 31,5% so với năm 2000.

Lƣới điện hạ thế của tỉnh phát triển rộng khắp trên các địa bàn các xã. Các đƣờng dây trung và cao thế trên địa bàn tỉnh về cơ bản đủ điều kiện cung cấp cho các cơ sở công nghiệp sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau, chủ yếu do dân tự đóng góp do đó không đảm bảo an toàn kỹ thuật trong quá trình vận hành có nhiều tuyến đã cũ nát không đảm bảo dẫn đến tổn thất lớn. Số lƣợng trạm biến áp của các xã ít, chỉ có 1 đến 2 trạm biến áp. Bán kính cấp điện đến các hộ lớn có chiều dài từ trạm biến áp đến hộ dân từ 4 đến 5 km, sử dụng đƣờng dây dẫn nhỏ không đảm bảo kỹ thuật nên tổn thất điện áp lớn đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

3.1.2.3. Đánh giá tình hình dân số và lao động

Dân số trung bình của tỉnh Bắc Kạn năm 2010 là 308,8 nghìn ngƣời, trong đó dân số thành thị 46,7 nghìn ngƣời (chiếm 15,1%) và nông thôn 262,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghìn ngƣời (chiếm 84,9%).Mật độ dân cƣ bình quân của tỉnh Bắc Kạn ở mức 63,4 ngƣời/km2

.

Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế năm 2010 là 172,1 nghìn ngƣời, trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất 76,6%, khu vực công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 3,6%. Khu vực thƣơng mại dịch vụ chỉ chiếm 19,8%. Cơ cấu lao dộng của tỉnh còn lạc hậu so với cả nƣớc, lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lên cao, khả năng tạo việc làm ở khu vực công nghiệp, dịch vụ còn chậm.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo và không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn còn chiếm tỷ lệ cao, bình quân toàn tỉnh là 96,9%, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp công nhân kỹ thuật chiếm 1,3%, tỷ lệ tốt nghiệp lao động trung cấp,chuyên nghiệp là 1,5% và tỷ lệ lao động tốt nghiệp cao đẳng – đại học và trên đại học là 0,2%.

Tóm lại hiện nay chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh (thể hiện qua trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật) còn khá thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, dân số phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm tới cần có những chính sách và những giải pháp hỗ trợ tích cực có hiệu quả để tăng nhanh số lƣợng và tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa cao kết hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng kịp nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.2.4. Nguồn lực kinh tế nông hộ và mức sống dân cư

Theo số liệu thống kê, mức thu nhập bình quân của dân cƣ năm 2004 (theo giá hiện hành) ở tỉnh Bắc Kạn là 272 nghìn đồng/ngƣời/tháng. Năm 2006 mức thu nhập bình quân của dân cƣ tỉnh Bắc Kạn đƣợc nâng lên là 391 nghìn đồng/ngƣời/tháng và năm 2008 là 669 nghìn đồng/ngƣời/tháng. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên mức thu nhập này lại phân bố không đều với sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2004 chêng lệch giữa thành thị và nông thôn là 1,87 lần, năm 2008 là 1,89 lần.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 50,87% năm 2005 xuống còn 19,86% năm 2010, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với bình quân chung của cả nƣớc, giảm nghèo chƣa bền vững. Một số mô hình giảm nghèo đã đƣợc triển khai nhƣng khó duy trì và nhân rộng do nguồn lực hạn chế. Một bộ phận dân cƣ chƣa có ý thức vƣơn lên thoát nghèo, còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào chế độ, chính sách của nhà nƣớc.

Trong phát triển chăn nuôi, với mức thu nhập của ngƣời dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khả năng đầu tƣ để tăng quy mô đàn và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị của hộ nông dân có nhiều hạn chế. Vì vậy để nghành chăn nuôi phát triển mạnh rất cần thiết có những chính sách tác động của tỉnh.

Từ việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh cho ta thấy Bắc Kạn là một tỉnh có tiềm năng về đất đai, nhất là về phát triển lâm nghiệp, từ đó hoạt động khuyến lâm càng cần đƣợc quan tâm hỗ trợ phát triển, góp phần vào việc ổn định và phát huy thế mạnh đất lâm nghiệp của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Kạn

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống khuyến nông của tỉnh Bắc Kạn

Câu lạc bộ khuyến nông

Hộ nông dân

Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia

Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm

Tỉnh Trạm Khuyến nông cấp Huyện Nhóm sở thích Hộ nông dân Hộ nông dân Phòng nông nghiệp cấp Huyện, Thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua hình 4.1 ta thấy hệ thống khuyến nông của tỉnh Bắc Kạn chƣa đƣợc hoàn thiện. Hiện tại toàn tỉnh có 8 đơn vị cấp huyện, thị thì mới chỉ có 3 đơn vị có các trạm khuyến nông hoạt động phụ thuộc trực tiếp Trung tâm Khuyến nông tỉnh, còn lại 5 đơn vị khác hoạt động khuyến nông lại do các phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực thực hiện. Đây là một trong nhũng khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện, do phòng nông lâm nghiệp là đơn vị quản lý nhà nƣớc về hoạt động nông lâm nghiệp lại đi hoạt động sự nghiệp nông nghiệp (khuyến nông) là không phù hợp.

Mặt khác trên địa bàn một tỉnh không thống nhất việc chỉ đạo ở các huyện khác nhau đây là vấn đề không nên để xẩy ra, cần có sự thống nhất về mặt tổ chức để từ đó mới có hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo hoạt động.

4.2. Công tác tổ chức triển khai các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bàn tỉnh

4.2.1. Kết quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay

Về cơ bản cơ công tác tổ xây dựng mô hình khuyến Lâm đƣợc triển khai thông qua các bƣớc:

- Khảo sát thực địa, xác định nhu cầu của bà con nông dân - Chọn địa điểm xây dựng mô hình

- Chọn hộ nông dân tham gia - Xây dựng kế hoạch

- Ký hợp đồng với các bên liên quan

- Tổ chức thực hiện (Tập huấn, thăm quan, xây dựng mô hình..) - Giám sát và đánh giá và khuyến cáo, nhân rộng.

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay đã có các mô hình khuyến lâm đƣợc tổ chức triển khai thực hiện bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Mô hình trồng cây gỗ lớn

- Trồng Lát Mêxicô với tổng diện tích 3 ha tại huyện Pác Nặm. - Trồng Quế xen Lát với tổng diện tích 30 ha tại huyện Bạch thông.

* Mô hình trồng cây nguyên liệu

- Trồng Keo Tai tƣợng hạt nhập khẩu từ Úc với tổng diện tích 26 ha tại huyện Chợ mới

- Trồng cây Mỡ với tổng diện tích 55 ha tại huyện Chợ Đồn. - Trồng cây Mỡ với tổng diện tích 18 ha tại huyện Bạch Thông.

* Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ

- Trồng cây Thảo quả với tổng diện tích 78,5 ha, tại huyện Ba Bể, Pắc Nặm và Chợ Mới

- Trồng cây Dó trầm với diện tích 36,5ha, tại Ba bể và thị xã Bắc Kạn - Trồng cây Trúc sào với diện tích 78 ha, tại Ba Bể và thị xã Bắc Kạn - Trồng cây Trám ghép với diện tích 5 ha tại huyện Ba Bể.

- Trồng cây Điền trúc với tổng diện tích 66 ha tại các huyện Chợ Đồn, Na rì, thị xã Bắc Kạn và Bạch thông.

- Trồng cây Mây Nếp với tổng diện tích 30 ha tại các huyện Ngân sơn và Chợ Mới

- Trồng thử Nghiệm cây Mao trúc với diện tích 3 ha tại huyện Chợ Mới.

* Mô hình nông lâm kết hợp canh tác trên đất dốc

- Mô hình canh tác trên đất dốc với diện tích 3 ha tại huyện Chợ Mới. - Mô hình canh tác trên đất dốc với tổng diện tích 15 ha tại các huyện Chợ Đồn và Ba Bể.

Về quyền lợi và trách nhiệm của hộ tham gia xây dựng mô hình là đƣợc thăm quan, tập huấn, hộ còn đƣợc hỗ trợ 60% giá trị cây con giống và 40%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khối lƣợng phân bón, sản phẩm làm ra là của hộ gia đình. Riêng các mô hình đƣợc thực hiện trong năm 1999 đến nay thi đƣợc hỗ trợ 100% cây giống và vật tƣ phân bón theo quyết định số 162/2008/TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ. Đồng thời trách nhiệm các hộ xây dựng mô hình theo kế hoạch, quản lý mô hình phục vụ thăm quan, học tập và có trách nhiệm tuyên truyền, hƣớng dẫn những ngƣời có nhu cầu phát triển.

4.2.2. Đánh giá công tác triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm

4.2.2.1.Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên:

- Đất đai còn nhiều, hầu hết đã đƣợc giao cho các chủ quản lý vì vậy họ có ý thức trách nhiện trong sản xuất, quản lý.

- Hầu hết đất còn khá tốt thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp.

* Tổ chức sản xuất:

- Đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc phát triển lâm nghiệp nói chung và xây dựng các mô hình khuyến lâm nói riêng (thông qua hợp đồng, quy chế phối kết hơp thực hiện, đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia).

- Xây dựng các mô hình khuyến lâm đã phân rõ trách nhiệm cho các cán bộ kỹ thuật mỗi ngƣời phụ trách 25-30 ha với diện tích nhƣ vậy là hợp lý cho sự theo dõi, giám sát, đánh giá cũng nhƣ khuyến cáo.

- Xây dựng triển khai các mô hình đều thực đầy đủ các nội dung nhƣ: khảo sát, chọn hộ, lập kế hoạch, tập huấn, tổ chức thăm quan, thực hiện kế hoạch, giám sát đánh giá và khuyến cáo.

* Khoa học kỹ thuật:

- Các giống cây tốt đã đƣợc công nhận, đƣợc chuyển giao xây dựng mô hình, cho các vùng sinh thái khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các loài cây lựa chọn xây dựng mô hình đã có hƣớng dẫn kỹ thuật gây trồng.

* Chính sách:

- Chính sánh của nhà nƣớc về giao đất giao rừng và hƣởng lợi từ rừng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)