Đánh giá công tác triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 50)

4.2.2.1.Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên:

- Đất đai còn nhiều, hầu hết đã đƣợc giao cho các chủ quản lý vì vậy họ có ý thức trách nhiện trong sản xuất, quản lý.

- Hầu hết đất còn khá tốt thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp.

* Tổ chức sản xuất:

- Đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc phát triển lâm nghiệp nói chung và xây dựng các mô hình khuyến lâm nói riêng (thông qua hợp đồng, quy chế phối kết hơp thực hiện, đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia).

- Xây dựng các mô hình khuyến lâm đã phân rõ trách nhiệm cho các cán bộ kỹ thuật mỗi ngƣời phụ trách 25-30 ha với diện tích nhƣ vậy là hợp lý cho sự theo dõi, giám sát, đánh giá cũng nhƣ khuyến cáo.

- Xây dựng triển khai các mô hình đều thực đầy đủ các nội dung nhƣ: khảo sát, chọn hộ, lập kế hoạch, tập huấn, tổ chức thăm quan, thực hiện kế hoạch, giám sát đánh giá và khuyến cáo.

* Khoa học kỹ thuật:

- Các giống cây tốt đã đƣợc công nhận, đƣợc chuyển giao xây dựng mô hình, cho các vùng sinh thái khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các loài cây lựa chọn xây dựng mô hình đã có hƣớng dẫn kỹ thuật gây trồng.

* Chính sách:

- Chính sánh của nhà nƣớc về giao đất giao rừng và hƣởng lợi từ rừng đang hƣớng tới xã hội hóa nghề rừng Nghị định 163/CP năm 1999, Nghị định 181/CP năm 2000, hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003; Quyết định 661/QĐ/TTg ngày 29/7/1998 về trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định 178/2001/QĐ/TTg về quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ rừng kinh doanh sản xuất lâm nghiệp; Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 về công tác khuyến lâm; Nghị định 02/2010/NĐ- CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông ...

- Đối với các địa phƣơng đã có những chính sách sử dụng ngân sách địa phƣơng để xây dựng các mô hình khuyến lâm.

* Phát triển nguồn lực:

- Có cán bộ làm công tác khuyến nông chuyên trách tại địa phƣơng, đã đƣợc đào tạo có trình độ và phƣơng pháp làm việc với cộng đồng.

- Thay đổi nhận thức của ngƣời dân trong sản xuất lâm nghiệp nói chung và xây dựng mô hình nói riêng.

* Thị trường

Nhu cầu lâm sản trong nƣớc lớn, sản xuất mới đáp ứng đƣợc >50% nhu cầu gỗ trong nƣớc, đặc biệt là gỗ lớn nhập khẩu >80%.

4.2.2.2. Khó khăn

* Điều kiện tự nhiên:

- Miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt, đi lại khó khăn ảnh hƣởng đến việc vận chuyển giống, vật tƣ cung nhƣ là sản phẩm làm ra.

- Đất đai xói mòn rửa trôi mạnh, sức sản xuất kém ảnh hƣởng đến năng xuất cây trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Diện tích mô hình các hộ tham gia không tập trung, khó giám sát, thực hiện.

*Kỹ thuật:

- Các mô hình lâm sản ngoài gỗ (LSNG) nhƣ Mây nếp, Dó trầm sinh trƣởng chậm, tỷ lệ sống chƣa cao do việc chăm sóc bảo vệ chƣa thƣờng xuyên.

- Một số mô hình khi triển khai khi hợp đồng xây dựng chƣa thể hiện rõ yêu cầu kỹ thuật xây dựng mô hình.

- Trồng cây gỗ lớn đây là một bài toán khó cho ngành, trong khu vực nghiên cứu chƣa có một mô hình trồng cây gỗ lớn nào cho là thành công để làm mô hình thăm quan, học tập.

- Sâu bệnh hại chƣa có giải pháp khắc phục.

- Trồng cây nông nghiệp trên đất quá dốc khả năng bảo vệ đất kém. *Tổ chức thực hiện:

- Một số địa phƣơng chƣa kiện toàn bộ máy tổ chức khuyến lâm (hầu hết các huyện chƣa có trạm khuyến nông), cán bộ khuyến lâm xã còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng.

- Phê duyệt kế hoạch muộn ảnh hƣởng đến thời vụ và tiến độ sản xuất. - Các mô hình khuyến lâm thƣờng xây dựng ở những nơi có địa hình không phức tạp, đi lại thuận lợi (vùng 2). Ở vùng sâu vùng xa các mô hình khuyến lâm chƣa triển khai thực hiện, vì vậy ngƣời dân (vùng 3) không có điều kiện học tập dẫn đến trình độ áp dụng kỹ thuật sản xuất mới nhằm thâm canh cây trồng đã kém lại càng kém hơn.

- Theo dõi và giám sát đánh giá mô hình chƣa thƣờng xuyên, chƣa đánh giá hết kết quả quá trình thực hiện và những tồn tại của mô hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các thông tin mang tính một chiều, đa số mới chỉ thông tin về ƣu điểm, thành tựu, ít thông tin về tồn tại, bất cập trong sản xuất để rút kinh nghiệm. - Nội dung hoạt động khuyến lâm mới chỉ tập trung vào lĩnh vực đơn lẻ, chƣa hƣớng tới xây dựng các mô hình lâm nghiệp tổng hợp, giữa trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Nhân rộng các mô hình thành công còn hạn chế.

* Chính sách:

- Chính sách còn nhiều bất cập, chế độ thù lao cho cán bộ khuyến lâm cơ sở thấp.

- Kinh phí hoạt động khuyến lâm còn ít so với yêu cầu nhiêm vụ hiện nay. - Trên một địa bàn còn tồn tại 02 mức đầu tƣ khác nhau, khó triển khai thực hiện.

- Các mô hình hỗ trợ từ năm 2005 đến 2007 nguồn kinh phí chỉ hỗ trợ một năm sau khi thực hiện xong giao cho địa phƣơng và hộ gia đình, các hộ thiếu quan tâm, chăm sóc bảo vệ hiệu quả mô hình thấp.

* Nhân lực, xã hội:

- Dân trí không đồng đều, cùng với văn hóa canh tác nƣơng rẫy, vì vậy việc chuyển tải khoa học kỹ thuật bị hạn chế.

- Trâu bò thả rông khó khăn trong công tác bảo vệ. - Nhiều hộ nghèo không có khả năng đối ứng.

* Thị trường:

- Một số sản phẩm làm ra tiêu thụ khó nhƣ Điền trúc, Mây nếp.

- Gỗ làm ra bị tƣ thƣơng ép giá, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ sản phẩm chƣa có sự liên kết, phối kết hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 50)