Chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 44 - 50)

tế

Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định sự nhất quán trong CSDT; chỉ ra phương hướng, mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS. Đảng chỉ rõ vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc ln ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Đại hội IX xác định nhiệm vụ "Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” [43, tr.128].

Sau sự kiện bạo loạn chính trị tháng 02 năm 2001, để khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, chính sách với đồng bào DTTS, ngày 18-1-2002, Bộ Chính trị ban

hành Nghị quyết số 10/NQ-TƯ về Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết đã nêu quan điểm

phát triển: Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên

trong 10 năm tới cũng như lâu dài phải quán triệt sâu sắc CSDT của Đảng và Nhà nước; kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

Nghị quyết số 10 xác định các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Trong đó, về phát triển kinh tế: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành và lĩnh vực gắn với chun mơn hóa sản xuất, từng bước đưa nơng thơn Tây Nguyên ra khỏi tình trạng lạc hậu, đi dần vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các vùng sâu, vùng xa; Về phát triển văn hóa - xã hội: Tạo bước chuyển căn bản về các mặt văn hóa - xã hội: xóa xong đói, cơ bản xóa nghèo, bảo đảm đất sản xuất và việc làm ổn định cho đồng bào, cơ bản đồng bào đều có nhà ở chắc chắn; phần lớn được sử dụng nước sạch; nâng cao chất lượng dạy học vùng DTTS; học sinh DTTS được học tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình…

Cụ thể hóa cơng tác dân tộc của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa IX (2003) ra Nghị quyết về cơng tác dân tộc, đề ra các chủ trương, CSDT với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đồn kết, tượng trợ giúp nhau cùng phát triển [45, tr.29-30].

Hội nghị Trung ương 7 đã chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của yếu kém, tồn tại trong việc thực hiện CSDT. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm cơ bản, xác định những nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp về cơng tác dân tộc trong tình hình mới.

Phát triển những quan điểm về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" [47, tr.121].

Một số quan điểm chỉ đạo công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) là:

Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu

Thứ hai, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, thương

u, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

Thứ ba, chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu chia rẽ, phá hoại khối

đại đoàn kết dân tộc.

Thứ tư, phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc

phịng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt CSDT; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trong sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

Thứ năm, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,

trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, XĐGN; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ của trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

Thứ sáu, công tác dân tộc và thực hiện CSDT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn

dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ HTCT [45, tr.30-35].

Nghị quyết cũng đề ra những mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, XĐGN, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc; nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào; Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại chỗ có phẩm chất và năng lực; củng cố HTCT cơ sở trong sạch, vững mạnh; giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo [45, tr.35-37].

Thực hiện mục tiêu trên, Trung ương Đảng xác định những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách:

- Đẩy mạnh công tác XĐGN, nâng cao mức sống của đồng bào DTTS, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Làm tốt công tác định cạnh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế mới; công tác

quy hoạch, sắp xếp, phân bố lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng CNH, HĐH và phát triển bền vững, gắn với bảo đảm an ninh quốc phịng.

- Tiếp tục thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thơng tin, tun truyền hướng về cơ sở; làm tốt cơng tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc.

Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạy chữ dân tộc. Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; khuyến khích trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian.

Củng cố và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở ở các vùng DTTS. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kiện tồn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở khơng có tổ chức đảng và đảng viên.

Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh Nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, tăng cường cơng tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, khơng để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.

Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tơn giáo ở vùng dân tộc và miền núi; kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tơn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối đại đồn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để Nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chương trình, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Thơng qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc [45, tr.37-40].

Như vậy, nhận thức của Đảng về công tác dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn. Đảng luôn khẳng định công tác dân tộc là quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chủ trương của Đảng là thực hiện tốt ngun tắc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; chống kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc. Tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, XĐGN, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Nêu cao ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sĩ, trí thức các DTTS. Ðộng viên, phát huy vai trò của mọi tầng lớp Nhân dân trong việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đồn kết tồn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về cơng tác tơn giáo, Bộ Chính trị đưa ra Kết luận số 57-KL/TW, ngày 3-11-2009. Về cơng tác dân tộc, Bộ Chính trị đã tổng kết những thành tựu, đánh giá khuyết điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân; đồng thời xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp lớn về công tác dân tộc trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao các nội dung

Nghị quyết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đã triển khai; nghiên cứu xây dựng chính sách mới, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS.

Thứ hai, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội vùng DTTS, trước hết là hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã, đường điện, trường học, trạm y tế, chợ, các cơng

trình nước sạch… Đẩy mạnh cơng tác XĐGN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, nhất là đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn trong các huyện nghèo nhất hiện nay. Tập trung giải quyết tốt nhu cầu về đất sản xuất, đất ở, nhà ở; giải quyết cơ bản tình trạng du canh, du cư, DCTD, nhà ở dột nát, thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt…

Thứ ba, phát huy tiềm năng và lợi thế của từng vùng, phát triển đa dạng các mơ

hình kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển hàng hóa xuất khẩu; có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào vùng DTTS; hỗ trợ đồng bào phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế rừng v.v.

Thứ tư, chú trọng những chính sách phát triển nguồn nhân lực đối với vùng

DTTS.

Thứ năm, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào DTTS,

thực hiện chủ trương Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS sinh sống ở những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế tại chỗ và cán bộ y tế thơn, bản người DTTS; thực hiện có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thơng tin, tuyên truyền ở cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS; thực hiện tốt việc sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Thứ sáu, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức quốc phòng, an ninh

cho cán bộ và Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội ở vùng DTTS.

Thứ bảy, tập trung củng cố HTCT cơ sở. Xây dựng cơ sở đảng và chính quyền

cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đồn thể chính trị - xã hội; đẩy mạnh cơng tác phát triển đảng trong vùng DTTS. Bảo đảm các DTTS có tỉ lệ cán bộ hợp lý tham gia các cơ quan, tổ chức trong HTCT.

Thứ tám, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình

Các văn kiện trên là cơ sở lý luận để Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vận dụng vào quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w