trọng điểm, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề gây bức xúc trong đồng bào các dân tộc
Trước thực tế trong vùng DTTS, việc tổ chức lại sản xuất, bảo đảm không gian sinh sống cho các thôn, buôn, nhất là giải quyết đất đai và nâng cao dân trí cịn nhiều vấn đề bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc [9, tr.17], Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Ở Đắk Lắk, sau khi tỉnh được tái lập, trên thực tế vẫn còn nhiều hộ (nhất là hộ DTTS tại chỗ) thiếu hoặc khơng có đất ở, đất sản xuất. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, nhu cầu đất ở, đất ản xuất của người DTTS rất gay gắt. Năm 2004, có 15.450 hộ thiếu đất ở, nhu cầu là 521,14 ha; 28.523 hộ thiếu đất sản xuất với nhu cầu
là 13.770,89 ha; Năm 2010, con số tương ứng là 5.531 hộ (nhu cầu 144,51 ha đất ở) và 7.737 hộ với nguồn kinh phí dự kiến tạo việc làm là 407,2 tỷ đồng; Năm 2015, có 4.979 hộ có nhu cầu 291 ha đất ở, 15.896 hộ có nhu cầu 6.072 ha đất sản xuất, nhu cầu vốn là trên 485 tỷ đồng [Phụ lục 5].
Do vậy, trong chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến 2015, qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đã xác định trước hết là ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước giải quyết những vấn đề bức xúc như đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các địa bàn khó khăn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí gắn với đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS.
Tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, cần tiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề đất đai, bảo đảm để người dân các dân tộc tại chỗ có đủ đất sản xuất, nơi nào khơng thể giải quyết nhu cầu đất sản xuất thì bảo đảm để người dân có việc làm, đồng thời cố gắng khơi phục (ở những nơi có thể) khơng gian sinh tồn tự nhiên của buôn làng, thực hiện khẩu hiệu của cách mạng dân tộc, dân chủ “người cày có ruộng”. Thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong điều kiện cụ thể của Đắk Lắk. Tập trung hoàn thành việc cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt theo quyết định 132, 134, 159, 1592, 755; đào tạo ngành nghề mới và phù hợp cho người dân, đồng thời có những hình thức, bước đi và mơ hình phù hợp để giao rừng cho người dân, gắn cuộc sống người dân Đắk Lắk với rừng.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho Nhân dân, xây dựng nhiều mơ hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và khả năng tiếp thu của người dân, để đồng bào tận mắt nhìn thấy từ đó chủ động áp dụng cho gia đình.
Đẩy mạnh cơng tác xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, nhiều mơ hình phát triển sản xuất có hiệu quả, như: phát triển cao su tiểu điền, tăng cường khuyến nông - lâm, đưa giống cây trồng vật ni có năng suất cao vào sản xuất tại các buôn, làng; thực hiện giao đất, giao rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng; đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở nơng thơn... Từ đó góp phần làm cho đời sống của đồng bào DTTS từng buớc được cải thiện, trình độ dân trí từng bước được nâng lên, người dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đưa năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao (cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, bơ, sầu riêng, khoai lang...), tạo thu nhập ổn định cho gia đình và cộng đồng.
Đảng bộ tỉnh phải quan tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, giúp họ đủ năng lực quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Thực tế, cán bộ ở các xã vùng sâu, vùng xa mặc dù trình độ đã được nâng lên rất nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của công tác nên việc thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo giúp cán bộ cấp xã nâng cao trình độ, tiếp cận kịp thời với các kiến thức mới, các quy định mới sẽ giúp họ tự tin, chủ động trong việc lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên vốn ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án để tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục sản xuất và văn hoá xã hội, hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo về giống cây trồng, giống vật nuôi để phát triển sản xuất. Thực hiện tốt cơng tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện phát triển sản xuất bền vững; đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mơ hình sinh kế bền vững cho hộ dân và cộng đồng buôn thôn người DTTS tại chỗ gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Cần tăng cường phối hợp, triển khai quy hoạch một cách hiệu quả, gắn kết các tiềm năng, lợi thế, tạo tiếng nói chung để thu hút đầu tư, phát triển; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; có chính sách thích hợp để khuyến khích ứng dụng, đổi mới và chuyển giao cơng nghệ; đẩy mạnh cải cách hành chính tạo mơi trường thơng thống cho đầu tư phát triển. Khẩn trương chọn, đề xuất một số dự án đầu tư trọng điểm, có tính lan tỏa vào lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp và đề xuất các ưu đãi đặc biệt để tập trung đầu tư và thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau.