Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 133 - 137)

Quá trình thực hiện CSDT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003-2015, mặc dù đạt được những tiến bộ so với giai đoạn trước, song sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS và DTTS tại chỗ vẫn cịn nhiều khó khăn.

Việc triển khai các chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS vẫn cịn những thiếu sót chậm được khắc phục. Cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chất lượng thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục… trong vùng đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất vùng nơng thơn miền núi vẫn cịn nhiều yếu kém, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Hạ tầng xã hội chưa đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của Nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cũng như cơ hội việc làm cho lao động nơng thơn cịn thấp, nhất là đồng bào DTTS.

Công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều bất cập: Về giáo dục, mạng lưới trường, lớp học mầm non chưa đáp ứng yêu cầu, toàn vùng cịn nhiều xã chưa có trường mầm non độc lập, cịn tình trạng học ghép, học nhờ, thiếu khu vệ sinh, nguồn nước sạch; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp (mục tiêu về tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 của tỉnh: nhà trẻ, trường mầm non đạt 24%; trường tiểu học đạt 53%; trường THCS đạt 25%; trường trung học phổ thông đạt 20%). Năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn hạn chế so với yêu cầu; tỷ lệ học sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh cịn thấp; quy mơ các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện còn nhỏ. Tỉ lệ học sinh DTTS học THPT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn cán bộ người DTTS tại chỗ. Chưa gắn đào tạo nghề với tạo việc làm để thu hút người DTTS tham gia học nghề. Giáo viên dạy tiếng dân tộc chưa được đào tạo một cách chính quy, chưa được bồi dưỡng thường xuyên; giáo viên người DTTS tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là giáo viên mầm non và tiểu học.

Về y tế, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại một số xã cịn thiếu, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ y tế chưa đáp ứng yêu cầu; chưa chú trọng công tác tuyên truyền, vận động bà con đồng bào DTTS chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhiều cô đỡ thôn buôn được đào tạo nhưng chưa phát huy được hiệu quả do thiếu chế độ phụ cấp; tình trạng sinh đẻ tại nhà, không đưa trẻ đi tiêm chủng vẫn cịn phổ biến ở nhiều nơi.

Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ: kết quả tuyển sinh dạy nghề cho lao động nơng thơn chất lượng cịn hạn chế, ít phát huy tác dụng, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ và thị trường. Tình trạng một số cơ sở dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động; mạng lưới cơ sở dạy nghề còn bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ quản lý nhà nước về dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn…

Công tác XĐGN tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 2015 là 10,02%, trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 62,88%. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm DTTS với người kinh cịn chênh lệch khá cao. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

7060 60 50 DTTS tại chỗ 40 Nghèo chung 30 20 10 0 2003 2005 2010 2015

Biểu số 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại chỗ so với tỷ lệ hộ nghèo chung tỉnh Đắk Lắk Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188]

Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở vẫn chưa được giải quyết: đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk còn 9.142 hộ DTTS thiếu đất sản xuất với nhu cầu diện tích 6.072 ha (cả Tây Nguyên là 31.069 hộ đồng bào DTTS thiếu 17.516 ha đất sản xuất). Đây cũng là một trong những khó khăn gây nên tình trạng tranh chấp đất đai, phá rừng làm nương rẫy. Nguyên nhân của tình trạng thiếu đất là do khi lập đề án các địa phương rà soát chưa kỹ, kê khai thiếu sót, một số do tách hộ…; riêng về chính sách tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 giai đoạn 2 đối với tỉnh Đắk Lắk là 20.637 hộ.

25.000 20.637 20.637 20.000 16.516 15.535 15.896 15.450 15.000 10.000 7.737 5.531 4.979 5.000 0 2004 2010 2015 Đất ở Đất sản xuất Nhà ở

Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất và nhà ở tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188]

Công tác đền bù, tái định cư tại một số cơng trình thủy điện trên địa bàn cịn nhiều thiếu sót, tồn tại chưa được chủ đầu tư quan tâm giải quyết. Quỹ đất của các địa phương hạn chế; tại một số dự án, người dân tái định cư được đền bù với diện tích hẹp hơn và chất lượng đất xấu hơn so với nơi sản xuất cũ; tại một số dự án do khó khăn trong việc tìm quỹ đất sản xuất nên chủ đầu tư đã đền bù chủ yếu bằng tiền mặt, sau khi tiêu xài hết tiền người dân lại tiếp tục phá rừng làm nương rẫy. Mặc khác, công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện trên địa bàn thường chậm và thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của người dân, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan cần giải quyết.

Việc ổn định dân DCTD tuy đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt trong những năm qua. Song, đến năm 2015 vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết: tình trạng di dân ngồi kế hoạch đã gây khơng ít khó khăn cho việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Dân DCTD đã làm gia tăng tình trạng phá rừng làm rẫy, sang nhượng đất đai trái phép, gây sức ép và khó khăn cho các địa phương trong việc quản lý nhân hộ khẩu, giải quyết nhu cầu giáo dục, y tế… Đắk Lắk hiện nay còn khoảng 3.845 hộ/19.682 khẩu chưa đưa vào dự án sắp xếp ổn định, do nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương không đáp ứng được nhu cầu của dự án, bên cạnh đó, tình trạng dân DCTD từ

các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tiếp tục diễn ra, gây khó khăn cho các địa phương trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc phòng - an ninh cơ bản giữ vững, ổn định. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu “diễn biến hịa bình”, bạo loạn, biểu tình. Một số thôn, buôn ở tỉnh Đắk Lắk cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây mất ổn định. Ở một số nơi vùng DTTS, tình hình tơn giáo phát triển khơng bình thường, trái pháp luật. Có nơi đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; xâm nhập, vượt biên trái pháp luật...

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w