- Chính sách bảo tồn, phát huy di sản khơng gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk đã hội tụ 3 bộ phận văn
hóa vùng miền: Văn hóa các DTTS tại chỗ (các dân tộc Trường Sơn - Tây Ngun), văn hóa các DTTS phía Bắc và văn hóa của dân tộc Kinh (gồm 3 miền Bắc - Trung - Nam). Lịch sử phát triển văn hóa của các DTTS tại chỗ đã góp phần làm phong phú hơn kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Các DTTS tại chỗ hình thành từ lâu đời và có đời sống văn hóa phong phú với những hình tượng cao đẹp đã hình thành nên nền văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc. Trước sự vận động và biến đổi không ngừng của thế giới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của các dân tộc nói chung và ảnh hưởng tới giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS tại chỗ nói riêng. Do sự tác động của nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị văn hóa từ các cộng đồng dân cư khác mang tới; ảnh hưởng của tôn giáo mới và âm
mưu lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch …, những giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS tại chỗ có nguy cơ mai một, thậm chí bị xóa sổ, một sự "đứt gãy" trong q trình hịa nhập từ xã hội "huyền ảo" sang thế giới "văn minh".
Văn hóa có vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay đã tác động mạnh đến sự phát triển văn hóa, trong đó có sự tác động ngược chiều, phản giá trị văn hóa. Thực trạng đó, địi hỏi xác định lại phương hướng và giải pháp nhằm sưu tầm, bảo tồn và phát huy, phát triển một cách bền vững những giá trị trong điều kiện mới hiện nay.
Triển khai thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam; Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND, ngày 06-7-2012 của HĐND tỉnh, về Bảo tồn, phát huy di sản khơng gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2012- 2015; Chỉ thị số 06/2012/CT-UBND, ngày 28-12-2012 của UBND về việc Bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hố và hội nhập quốc tế… Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án
Bảo tồn, phát huy di sản khơng gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015.
Đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng chuyên mục Bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa; phát hành Thơng tin Đắk Lắk song ngữ Ê-đê - Việt; 500 cuốn sách Lời nói vần
của dân tộc Ê-đê; 500 cuốn sách ảnh Nghi lễ cưới truyền thống của dân tộc Mnông Gar;
cấp phát 680 cuốn Sử thi các dân tộc Tây Nguyên cho các xã, thôn, buôn... Tổ chức các hoạt động như liên hoan văn hóa cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ quần chúng... Triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk giai đoạn 2007-2010 và giai đoạn 2011-2015; ngành văn hóa đã sưu tầm truyện cổ người Ê-đê, tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh niên đồng bào DTTS... Định kỳ hằng năm, tỉnh tổ chức Hội thi thể thao các DTTS; tổ chức đoàn tham gia Hội thi Thể thao các dân tộc toàn quốc. Tổ chức các giải thể thao truyền thống của đồng bào DTTS vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, nhằm tạo điều kiện phát triển và duy trì lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh. Có 585/608 bn được đầu tư xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; có 295/585 nhà văn hóa cộng đồng được cấp trang thiết bị, phương tiện để hoạt động. Việc bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa dân tộc đã góp phần tích cực trong giữ gìn và làm giàu những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh - trật tự trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc xây dựng các quy ước văn hóa ở thơn, bản cịn mang tính khn mẫu. Hệ thống các nhà sinh hoạt cộng đồng còn đơn điệu cả về kiểu dáng và nội dung hoạt động. Các đội văn hóa, văn nghệ địa phương được thành lập, tổ chức cịn nặng về trình diễn hơn là để nâng cao trình độ và mức hưởng thụ các giá trị truyền thống của người dân các dân tộc.
- Chính sách thơng tin truyền thơng
Hạ tầng viễn thơng được đầu tư và phát triển rộng khắp các buôn, thôn của tỉnh, giúp cho đồng bào vùng DTTS được trao đổi thơng tin, giao lưu tình cảm, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Các ấn phẩm báo chí phong phú, phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, đã thực sự trở thành kênh thơng tin hữu ích đối với đồng bào. Hệ thống in ấn, phát hành, xuất bản của tỉnh đã tham gia tích cực vào hoạt động phát hành sách - văn hóa phẩm đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Số xã có báo đọc trong ngày là 154/154 xã. Hệ thống phát thanh truyền hình trong tồn tỉnh có sự phát triển nhanh cả về nội dung, chất lượng chương trình, hạ tầng, kỹ thuật và phương thức truyền dẫn, phát sóng. Ngồi phương thức truyền hình cơ bản là truyền hình tương tự mặt đất, các loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình cơng nghệ hiện đại ngày càng phong phú đa dạng. Đến năm 2015, tồn tỉnh có tỷ lệ phủ sóng phát thanh tương tự mặt đất đạt 100% và phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất đạt 98% hộ dân [183, tr.5].
-Chính sách cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28-12-2011 của Thủ tướng
Chính phủ: Hệ thống bưu điện tồn tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cấp phát 3.132.851 tờ báo, tạp chí thuộc 24 đầu báo, tạp chí đến đối tượng thụ hưởng trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố. Việc cấp miễn phí các loại báo, tạp chí cơ bản được cấp phát đến các đối tượng, bảo đảm đúng đối tượng, số lượng, địa chỉ và kịp thời gian quy định. Kết quả thực hiện cho thấy các báo, tạp chí phong phú, đa dạng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, đã góp phần hỗ trợ về thông tin cho các đối tượng thụ hưởng.
- Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
Năm học 2010-2011, tồn tỉnh Đắk Lắk có 912 trường, 15.287 lớp với 461.457 học sinh (trong đó có 145.437 học sinh DTTS, chiếm 31.52%). Năm học 2014-2015, có 987 trường, 16.613 lớp với 447.028 học sinh (trong đó có 156.254 học sinh DTTS, chiếm 34.98%), so với năm học 2010-2011, tăng 75 trường, 1.326 lớp, 10.917 học sinh DTTS.
Về việc học song ngữ Việt - Ê-đê, đến năm 2015, tồn tỉnh có 92 trường tiểu học, với 13.225 học sinh và 14 trường phổ thơng dân tộc nội trú, có 36 lớp và 1.386 học sinh THCS, có 144 giáo viên dạy tiếng Ê-đê.
Tỉnh quan tâm thực hiện các chế độ cho học sinh DTTS. Học sinh DTTS được khám bệnh và lập sổ sức khỏe; hưởng mức học bổng là 920.000 đồng/tháng, được cấp 01 bộ chăn chiếu màn/cấp học, 01 bộ áo quần/năm học; nghỉ hè, nghỉ tết được thanh tốn tiền xe, có thêm chế độ tiền tết cho học sinh ở lại trường ăn tết; cấp phát gạo cho có 9.885 học sinh, với hơn 939 tấn cho học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngồi ra, học sinh các DTTS đều được cấp phát sách giáo khoa, học sinh học tiếng Ê-đê được cung cấp thêm sách tham khảo và vở viết.
Tỉnh thực hiện tốt chế độ cử tuyển học sinh DTTS, trong 5 năm đã tuyển 940 học sinh vào lớp 10 và 2.770 học sinh vào lớp 6; có 1.838 học sinh trúng tuyển vào Trường dự bị Đại học Dân tộc trung ương Nha Trang, bình qn hằng năm có trên 360 học sinh trúng tuyển, chiếm hơn 40% chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của Trường. Đã cử 200 học sinh DTTS học tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp trong cả nước theo Nghị định số 134/NĐ-CP, ngày 14-11-2006 của Chính phủ; phối hợp với Học viện Hành chính Phân viện khu vực Tây Nguyên đào tạo 02 lớp Đại học Hành chính cho 172 sinh viên chun ngành quản lý hành chính cơng.
Song nhìn chung, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển, trình độ học vấn của người dân đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa cịn thấp. Tình trạng mù chữ hoặc tái mù chữ ở một số dân tộc còn chiếm tỉ lệ khá cao. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và phát triển bền vững ở vùng DTTS.