Luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác dân tộc

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 140 - 143)

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc

Đắk Lắk là tỉnh đa dạng về thành phần dân cư, dân tộc và tôn giáo. Giữa các nhóm dân tộc có những lợi ích khác nhau. Bảo đảm lợi ích riêng của từng nhóm dân tộc là rất khó khăn trong khi phải bảo đảm sự phát triển chung giữa các dân tộc và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa lâu dài, phức tạp, cần phải nhận thức đúng, khơng chủ quan, nóng vội, phải mềm dẻo, đặc biệt coi trọng giải quyết tồn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng - an ninh ở vùng DTTS, vùng căn cứ, biên giới, đồng thời kiên quyết sử dụng

sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân để nghiêm trị những hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc.

Trước hết, các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức đầy đủ tính đặc thù của từng địa phương, từ đó cần tạo sự nhận thức đúng đắn trong Đảng, chính quyền về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và CSDT trong hoạch định chủ trương cũng như tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đồng thời khơng được chủ quan trong xử lý các tình huống cụ thể do thực tiễn đặt ra; phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân gắn với giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, bảo đảm xử lý tình hình đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tổ chức đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa chủ trương thành những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đồng bộ và thống nhất. Trong q trình tổ chức thực hiện cần có sự phân cơng, phân cấp, làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể.

Nơi nào mà cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng về công tác dân tộc và thực hiện CSDT, xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương và có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng ngành; có chương trình kế hoạch cụ thể, biết sử dụng nguồn lực hỗ trợ của cấp trên cộng với sự tự thân vận động và huy động sức dân thể hiện rõ tinh thần tự lực, tự cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục đồng bào thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước của một bộ phận đồng bào dân tộc; đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân tộc có tâm huyết, có trình độ năng lực, am hiểu thực tiễn thì ở đó cơng tác dân tộc và thực hiện CSDT ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả, đời sống của Nhân dân sớm được ổn định và phát triển.

Là một địa bàn có tầm chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên, các thế lực thù địch ln ln tìm cách xun tạc CSDT của Đảng, do vậy, để nâng cao nhận thức về CSDT đối với đồng bào các DTTS, các cấp ủy Đảng luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc hiểu đúng CSDT và nhận rõ âm mưu, sự xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.

Cơng tác tun truyền, vận động, hướng dẫn có vai trị quan trọng đối với đồng bào DTTS, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Giúp đồng bào hiểu biết, từ đó thực hiện

tốt các chính sách, các quy định và áp dụng các kiến thức tiên tiến cho gia đình. Phát huy cao độ dân chủ, tham gia chủ động của người dân trong tất cả chính sách của Đảng và Nhà nước, sáng tạo, tích cực sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm, thực hiện thật hiệu quả các nguồn vốn được nhà nước hỗ trợ, quyết tâm cao độ nội lực để xây dựng cuộc sống cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Phải coi người dân là chủ thể của phát triển. Quan điểm này đòi hỏi coi người dân, chủ thể văn hoá, như là điểm xuất phát cho việc hoạch định các chương trình phát triển xã hội, cũng như cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách, coi người dân là đối tượng hưởng lợi từ các chính sách, các chương trình phát triển. Chỉ khi người dân được tơn trọng và được hưởng lợi thì mới tạo ra động lực phát triển và phát triển bền vững. Người dân cũng cần được coi là đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá các chính sách và đề xuất các nhu cầu cũng như các giải pháp phát triển. Đề xuất các chính sách phát triển xã hội nói chung và các kiến nghị, giải pháp phát triển xã hội nói riêng đều cần trên cơ sở thảo luận và tham vấn ý kiến của cộng đồng người dân, khắc phục cách nhìn từ trên xuống, từ ngồi vào, tránh cách làm áp đặt, duy ý chí.

Mặc dù đang có những mâu thuẫn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong những năm qua, thực hiện CSDT, Nhà nước đã chú ý đầu tư lớn cho Đắk Lắk - Tây Nguyên, đời sống mọi mặt của các DTTS được cải thiện. Tuy vậy, do sự tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực phản động, một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu đúng và hiểu hết CSDT và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, niềm tin và lòng tin của người dân với chế độ, với Nhà nước bị suy giảm. Đó là nguy cơ cho an ninh chính trị và là mầm mống dẫn đến biểu tình bạo loạn. Ở đây có vấn đề HTCT chưa làm tốt cơng tác tun truyền, vận động quần chúng. Vì thế, để góp phần thực hiện tốt CSDT, trong những năm tới, bằng những hình thức và cách thức phù hợp và hiệu quả, các cơ quan Đảng và Nhà nước, trước hết là hai ngành tun giáo và văn hố cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, vận động để các dân tộc hiểu đúng CSDT và sự quan tâm đầu tư của chế độ, của Nhà nước, hiểu rõ những thay đổi đi lên về kinh tế - xã hội trong vùng, nhất là làm cho các dân tộc nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn và sự xuyên tạc, lợi dụng, kích động nhằm chống phá chế độ, chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, giáo dục để người Kinh hiểu về vùng đất

và con người các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, quán triệt và thực hiện tốt CSDT của Đảng, Nhà nước với các DTTS.

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w