Về hoạt động cộng đồng

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 43 - 45)

Gia đình DTTS là tế bào của xã hội các dân tộc, mang đậm tính truyền thống, có bổn phận thực hiện nhiều chức năng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ý thức tộc người. Mặc dù nhiều nhóm tộc người cùng cư trú đan xen trong một vùng hay một xã, nhưng ở phạm vi một bản làng, thường bao gồm những người cùng trong một nhóm dân tộc và rất nhiều trường hợp họ là những người ruột thịt, nên nhiều gia đình trong bản làng có quan hệ huyết thống ruột thịt với nhau. Họ sống gắn kết chặt chẽ, trong đó

mỗi cá nhân là một mắt nối, họ gắn kết với nhau khơng chỉ vì có quan hệ ruột thịt láng giềng, mà còn bởi sinh hoạt văn hóa và tơn giáo, đặc biệt là do các hoạt động sinh kế. Hoạt động sinh kế nương rẫy ở vùng cao, cũng như các hoạt động trồng lúa nước của một số nhóm cư trú vùng thấp đều gắn với thiên nhiên, cây cỏ, phụ thuộc vào thời tiết, địi hỏi có sức lao động tập trung vào vụ mùa (thu hoạch)… tất cả đã buộc cộng đồng phải cố kết và dựa vào nhau để sinh tồn. Sự gắn bó này giúp họ có thể chia sẻ và phát triển, tích lũy những tri thức bản địa và kinh nghiệm lao động sản xuất với nhau, khiến mối quan hệ cộng đồng gắn bó hơn.

Trong gia đình truyền thống của DTTS MNPB, có rất nhiều quy định khắt khe đối với phụ nữ. Trong gia đình dân tộc Mông, con dâu khi bước chân về nhà chồng, thì đã trở thành ‘‘ma’’ của dịng họ nhà chồng, nên con dâu vĩnh viễn khơng được phép đi lấy chồng dịng họ khác. Con dâu không được phép ngồi ăn chung mâm với bố chồng, hoặc không được ăn chung bát thức ăn, chung nồi với bố chồng. Đối với người Tày, giữa con dâu và các bậc trên có sự cách biệt nghiêm ngặt như: không được ngồi ngang hàng, ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố chồng và anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh chồng... Với người Thái, riêng bàn thờ con dâu không được phép đến. Ở trong nhà, con dâu và khách nữ khơng được ngồi cạnh cửa sổ, vì chỗ đó chỉ dành cho các cụ tuổi cao và nam giới, đặc biệt con dâu về nhà chồng chỉ được ngồi trên ghế mang từ nhà bố mẹ đẻ về, không được ngồi vào các chiếc ghế nhà chồng. Có thể thấy, trong gia đình DTTS MNPB truyền thống có nhiều yếu tố cản trở phụ nữ tiếp cận nguồn lực, phát huy vai trị của mình trong hoạt động cộng đồng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống gia đình DTTS MNPB đang diễn ra những thay đổi đáng kể về vai trị và vị trí của người chủ gia đình, ở một mức độ nhất định đang bước đầu xóa dần sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng, giữa anh em, cha con trong đời sống gia đình cũng như xã hội. Các việc như: làm nhà mới, cưới xin, ma chay... đều được đưa ra bàn bạc thảo luận giữa các

thành viên trưởng thành của gia đình (khơng phân biệt nam, nữ, dâu, rể...), nam giới đã tham gia vào nhiều công việc mà trước đây được coi là việc của phụ nữ như: thu dọn nhà cửa, giặt giũ nấu nướng, lợn gà, tùy theo thời gian và điều kiện, việc tổ chức đời sống trong gia đình cũng khơng như trước nữa. Với nàng dâu trong nhiều DTTS ở MNPB trước đây cịn có sự cách biệt nghiêm ngặt, như khơng được phép ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố chồng và anh chồng. Ngày nay tục lệ này hầu như đã đi vào dĩ vãng, tuy nhiên ở nơi này nơi khác người ta vẫn bảo lưu nó ở một chừng mực nhất định.

Những quan hệ mới về chất giữa các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái được xác lập, quan hệ giữa vợ chồng theo xu hướng bình đẳng hơn, các thành viên chung sống với nhau hòa thuận, vui vẻ, ít xảy ra những xung khắc nghiêm trọng trong gia đình. Sự phát triển và biến đổi của những mỗi quan hệ hơn nhân và gia đình, có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi về địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, tác động lớn đến thực hiện BĐG trong lao động gia đình.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w