3.1.3.1. Phân công lao động
Hoạt động cộng đồng của đồng bào dân tộc DTTS MNPB trong phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm: dự đám hiếu/hỉ, giao tiếp với chính quyền, họp bản làng, tiếp khách, làm vệ sinh làng xóm, cúng giỗ của làng. Trong đời sống từ xưa, những việc như thế này chỉ do nam giới đảm nhận, không phải chỗ cho phụ nữ, trẻ nhỏ. Hiện nay những công việc cộng đồng không chỉ là công việc của nam giới nữa, mà thay vào đó phụ nữ đã tham gia nhiều hơn, có tiếng nói nhiều hơn trong việc tham gia vào các cơng việc mang tính cộng đồng. Kết quả khảo sát của luận án, đã cho thấy trong những công việc như ma chay, cưới xin thờ cúng tổ tiên, thăm viếng họ hàng, vệ
sinh làng xóm thì tỉ lệ tham gia của nam giới so với nữ giới chênh lệch nhau không đáng kể, mà những người được hỏi đều cho rằng cả vợ và chồng đều có mức độ thường xuyên tham gia như nhau trong những cơng việc mang tính cộng đồng.
Bảng 3.3: Người đại diện cho gia đình tham gia hoạt động cộng đồng
Người tham gia Vợ Chồng Cả hai Người
khác
Hoạt động TL% TL% TL% TL%
Dự đám hiếu/hỉ 26,4 35,3 34,6 3,7
Giao tiếp với chính quyền 20,9 47,6 29,5 2,0
Họp bản làng 20,3 46,3 31,7 1,7
Tiếp khách 22,5 38,4 37,8 1,3
Làm vệ sinh làng, xóm 29,7 21,3 38,1 11,0
Cúng giỗ của làng 2,6 58,4 37,5 1,5
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án
Trong việc tham gia các hoạt động của cộng đồng, chỉ số thấp nhất của người phụ nữ chính là việc tham gia cúng giỗ của làng. Người phụ nữ ít tham gia vào hoạt động cúng giỗ làng, vì theo luật tục của đồng bào DTTS, nam giới ln chịu trách nhiệm thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng tơn giáo trong khn khổ gia đình, làng bản. Nam giới cũng là người thực hiện chức năng đối ngoại, thay mặt gia đình tham dự các cơng việc của dịng họ, làng bản. Có chỉ số duy nhất mà phụ nữ tham gia nhiều hơn so với nam giới đó chính là việc tham gia dọn dẹp, làm vệ sinh làng xóm. Giống như hoạt động sản xuất, tái sản xuất, trong hoạt động cộng đồng, ta thấy nam giới thường đảm nhận chính trong những cơng việc được coi là quan trọng hơn, thậm chí có những việc cao gấp hơn rất nhiều lần so với phụ nữ, phụ nữ chỉ đóng vai trị thứ yếu.
Vậy là, phân cơng lao động theo giới trong gia đình DTTS MNPB, khơng những được quy định bởi tính chất “nặng - nhẹ”, mà cịn có khác biệt về khơng gian. “Việc đàn ông” khơng chỉ là những việc địi hỏi nhiều sức lao động, mà còn bao gồm những trách nhiệm liên quan tới giao tiếp xã hội “bên ngoài”.
Số liệu phân tích cho thấy sự khác biệt rất rõ, về nội dung họp, tập huấn mà phụ nữ hay nam giới tham gia. Nam giới tham gia với tỷ lệ cao hơn ở các lớp họp, tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, ngược lại, phụ nữ tham gia với tỉ lệ cao hơn ở các lớp chăm sóc sức khỏe và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Các lớp tập huấn kỹ thuật nông, lâm nghiệp, tỉ lệ tham gia nam là 40,5%, cịn nữ là 22,8%, trong khi đó, các tỉ lệ tương ứng tham gia các lớp về dân số, kế hoạch hóa gia đình là 22,6% và 43,5% (Phụ lục 11). Điều đáng chú ý là mặc dù tỷ lệ phụ nữ đảm nhận việc chính trong nơng nghiệp là lớn, nhưng cơ hội tập huấn ln thấp hơn nam giới. Ngồi những nguyên nhân liên quan đến cơ hội học tập nói chung của phụ nữ như vướng bận gia đình, thì có thể cịn ngun nhân từ cơ chế tổ chức lớp học, tiêu chuẩn học viên… Dù nguyên nhân cụ thể là gì, thì thực trạng tổ chức tập huấn này, cũng khơng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nơng nghiệp, xét ở cả góc độ hiệu quả sản xuất và hiệu quả đào tạo, tập huấn, khi người làm nghề không được học và người học chưa hẳn đã làm nghề.