Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 56 - 60)

Miền núi phía Bắc là một trong sáu vùng kinh tế nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, bao trùm toàn bộ hai vùng miền núi rộng lớn ở phía Bắc là Đơng Bắc và Tây Bắc, gồm 14 tỉnh là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai, n Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Bắc Giang [13, mục 2].

MNPB có tổng diện tích tự nhiên là 95.266,8km2 chiếm hơn 28% diện tích của cả nước, đặc điểm nổi bật đầu tiên về điều kiện tự nhiên của các tỉnh trong vùng là có diện tích tự nhiên rất rộng [75]. Với điều kiện tự nhiên đa dạng về địa hình, khí hậu và đất đai, các tỉnh MNPB có tiềm năng phát triển

một nền kinh tế nơng nghiệp tồn diện. Sản phẩm nơng nghiệp của các tỉnh MNPB không chỉ đa dạng, phong phú về chủng loại, mà cịn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, do có nhiều giống cây trồng vật ni bản địa đặc sắc.

Đây là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khống sản có ý nghĩa quốc gia thuộc đủ các nhóm năng lượng, kim loại và phi kim. Một số loại khoáng sản của vùng chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng trữ lượng loại khống sản đó của cả nước như: Apatit (100%), đồng chiếm 70%, đất hiếm chiếm gần 100% trữ lượng của cả nước, Than mỡ (56%), Mangan (42%)… [10], việc khai thác khống sản đã và đang góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng.

Vị trí địa lý đã tạo cho vùng một “thế mở” trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vùng có 7 tỉnh biên giới (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và Lạng Sơn), có đường biên giới giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài 1.500km và giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài khoảng 560km, là vùng có số lượng cửa khẩu nhiều nhất trong cả nước. Ở vị trí là “cầu nối ” giữa ASEAN với thị trường Trung Quốc, các hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu, đã tạo nên một hình thức tổ chức lãnh thổ thương mại mới là khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế cửa khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và dịch vụ phát triển, tạo nhiều việc làm mới cho người dân, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Ngoài ra trên địa bàn các tỉnh MNPB, có nhiều danh lam thắng cảnh được tạo nên bởi vẻ đẹp của núi, rừng, động, thác, hồ, sông, suối, thung lũng, nước khống, ruộng bậc thang, có nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Phát triển kinh tế du lịch là một trong những lợi thế của vùng.

Có thể thấy, MNPB có nhiều tiềm năng về tài nguyên và giao lưu buôn bán, điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân MNPB nói chung và đồng bào DTTS nói riêng, qua đó tạo tiền

đề vật chất để thúc đẩy quá trình thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS hiện nay.

Tuy nhiên cũng chính yếu tố tự nhiên lại dẫn tới nhiều thách thức mới, lại là yếu tố cản trở quá trình thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS.

Do địa hình bị phân tầng, chia cắt rất mạnh nên giao thông nội vùng và liên vùng là một trong những khó khăn nan giải, tác động lớn đến cuộc sống của người dân và trao đổi hàng hóa. Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước đã đầu tư nhiều dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã, liên thơn, đồng bào DTTS nói chung đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền hưởng thụ văn hóa thơng tin, song nguồn lực đầu tư vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên một địa hình q khó khăn, cách trở. Tỷ lệ xã có đường giao thơng đến trung tâm xã được nhựa hóa, bê tơng hóa đi lại được bốn mùa tồn vùng chỉ đạt trên dưới 50% như: Lào Cai (45,45%), Cao Bằng (51,96%), Sơn La (52,13%). Ở MNPB hiện nay chỉ có 89,19% số thơn, bản có điện lưới quốc gia, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực Tây Nguyên là 98,04%, đồng bằng sông Cửu Long là 99,44% [70, tr.128, 131], điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ từ bên ngồi, trong đó có giá trị về BĐG.

Khí hậu của MNPB rất khắc nghiệt. Mùa đơng thường khơ hanh, ít mưa, khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình 100c, có nơi xuất hiện sương muối và băng giá (Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn), ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của con người, đặc biệt làm tăng thời gian dành cho công việc tái sản xuất sức lao động - vốn đã là gánh nặng đối với phụ nữ DTTS trong điều kiện thiếu thốn của cuộc sống và những khó khăn do cách biệt địa lý đem lại.Thời gian rét kéo dài, để sưởi ấm gia đình phải đốt củi nhiều hơn. Thời tiết khơ hạn, do thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước lại xa nhà, chủ yếu là

ở khe suối nên mất rất nhiều thời gian lấy nước, chính những cơng việc này thường lấy đi cơ hội học hành của trẻ em gái và thời gian nghỉ ngơi, giải trí của phụ nữ, vì họ thường đảm nhận chính việc kiếm củi và lấy nước trong gia đình. Mùa hè, ngược lại có nhiều mưa, mưa lớn tập trung trong khoảng thời

gian ngắn, vì rừng đầu nguồn bị tàn phá nên thường có lũ lụt, xói lở, lũ quét, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, giao lưu hàng hóa, cuộc sống của người dân, là một trong những tác nhân dẫn tới nghèo đói của đồng bào DTTS nơi đây. Hơn nữa, sự biến đổi của thời tiết còn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, nhất là trẻ em và người già. Phụ nữ với tư cách là người chăm sóc gia đình, đã phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc trẻ em, các thành viên khác trong gia đình khi bị ốm đau. Khối lượng cơng việc tái sản xuất gia tăng, một mặt làm cho phụ nữ ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, mặt khác làm giảm thời gian cho các hoạt động tạo thu nhập, việc gắn chặt hơn vào các cơng việc khơng mang lại thu nhập có nguy cơ “xói mịn” hơn vị trí vốn đã thấp kém của họ trong gia đình và xã hội, gia tăng mức độ bất bình đẳng trong lao động gia đình.

Việc khai thác khống sản chưa hiệu quả chính là ngun nhân dẫn tới tình trạng mơi trường sống ở MNPB bị ơ nhiễm, diện tích đất canh tác bị thu hẹp lại, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của gia đình DTTS. Bình quân đất sản xuất trên đầu người khu vực vùng cao Tây Bắc chỉ đạt trên dưới 300m2 đất ruộng và 800m2 nương rẫy. Tại các xã thuộc chương trình 135, bình quân một hộ gia đình chỉ có 1.412m2 đất tốt và 370 m2 đất trơng cây lâu năm [90, tr.3]. Hộ thiếu đất sản xuất ngày càng có xu hướng tăng lên, có tới 64,2% số hộ thiếu đất sản xuất, 50% số hộ thiếu nước sản xuất [89, tr.12]. Để có đất sản xuất, người dân phải đi sâu vào thung lũng khai thác ruộng nước hoặc đi làm rẫy xa, khoảng cách từ nhà tới nơi sản xuất rất xa, nên mất nhiều thời gian đi lại, thậm chí cịn phải ngủ lại trên rẫy. Canh tác trên đất dốc, đường đi lại khó khăn, đã tăng thêm gánh nặng công việc cho đồng bào DTTS, đặc biệt là khâu thu hoạch, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động.

Do có nhiều cửa khẩu, biên giới, nên MNPB hiện nay đang phải đối diện với hàng loạt vấn đề như: tình trạng bn bán vận chuyển, sử dụng chất ma túy trái phép, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, có nơi đã trở thành điểm nóng như: tuyến biên giới huyện Điện Biên Đơng thuộc tỉnh Điện Biên,

huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Việc giao lưu giữa người dân tộc bản địa với du khách từ mọi miền, đã tác động khơng nhỏ đến tâm lý giữa nhóm người nghèo có thu nhập thấp với những người thu nhập cao, gây ra những hiện tượng ăn chơi, đua đòi, lười lao động của một số thanh niên dân tộc, làm gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm. Những điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế hộ gia đình, tâm lý của đồng bào, cản trở việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình của đồng bào DTTS.

Tóm lại, yếu tố tự nhiên có tác động hai chiều tới thực hiện BĐG trong lao động gia đình ở MNPB. Hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực của yếu tố tự nhiên, là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tiến tới nâng cao vị thế của người phụ nữ và thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w