Tiếp cận các nguồn lực trong hoạt động tái sản xuất

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 93 - 95)

- Quản lý tiền trong gia đình

Thơng thường, trong gia đình Việt Nam, người đàn ơng được coi như “chiếc giỏ” - người kiếm tiền ni sống gia đình, cịn người phụ nữ là “chiếc hom” - người bảo quản, giữ vốn liếng của gia đình, vì một mặt phụ nữ biết chi tiêu tằn tiện cho phù hợp với nguồn thu và nhu cầu của gia đình, mặt khác do họ là người đảm nhiệm chính trong nội trợ gia đình, hàng ngày họ phải đi chợ, lo cơm nước cho gia đình, nên họ quản lý quỹ chi tiêu thường xuyên được coi là hợp lý. Trong sự vận động chung của xã hội, nói chung nếu vai trị kiếm tiền chỉ là của đàn ơng, thì khó có thể đảm bảo ni sống gia đình, phụ nữ đã tham gia và đóng góp cho thu nhập của gia đình ngày càng tăng, nhưng quan niệm về “chiếc hom” người giữ tiền thuần túy thì khơng mấy thay đổi.

Kết quả khảo sát của luận án cho thấy, trong gia đình DTTS MNPB hiện nay, nhìn chung vợ là người quản lý tiền chiếm tỷ lệ cao 73,2% và chỉ có 14,1% là người chồng quản lý, cả hai vợ chồng cùng giữ chung chiếm 12% (Bảng 3.2). Nếu xét theo khía cạnh tộc người, ta thấy có sự chênh lệch giữa nhóm dân tộc Mơng và dân tộc khác trong vấn đề quản lý kinh tế hộ gia đình. Phụ nữ trong gia đình dân tộc Tày, Thái, La Hủ là người quản lý tiền chiếm tỷ lệ cao hơn so với phụ nữ dân tộc Mông (68,8%), ngược lại nam giới trong gia đình dân tộc Mơng nắm giữ tiền nhiều nhất (18,8%) so với nam giới các dân tộc khác (Phụ lục 6). Tuy nhiên nếu coi việc phụ nữ nắm nguồn thu nhập trong gia đình là một biểu hiện của bình đẳng, thì điều đó là hồn tồn khơng chính xác, vì dù là người giữ tiền, nhưng phụ nữ không phải được tiêu một cách chủ động.

- Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình đóng vai trị quan trọng trong bảo đảm sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, vì giúp phịng tránh được việc mang thai q sớm hoặc quá muộn, nới rộng khoảng cách các lần sinh con và quản lý được số con. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai của đồng bào DTTS MNPB gần đây có chiều hướng ra tăng, thể hiện việc tiếp cận những thông tin và dịch vụ trách thai đối với đồng bào DTTS đã có nhiều cải thiện. Nhiều nam giới đã là người chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai (15,3%).

Tuy vậy, ngồi một số ít các biện pháp tránh thai dành cho nam giới, trách nhiệm giữ gìn sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình chủ yếu vẫn nhằm vào phụ nữ. Báo cáo của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc cho biết, 80% trong số 283 cặp vợ chồng đã sử dụng những biện pháp tránh thai, nhưng những biện pháp dành cho nữ chiếm tới 91% so với 9% nam giới sử dụng bao cao su và triệt sản nam. Hay một nghiên cứu khác của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Mèo Vạc cũng cho thấy những biện pháp kế hoạch hóa gia đình được người Mơng sử dụng như dụng cụ tử cung, uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, nạo hút thai chủ yếu vẫn tập trung vào phụ nữ [51, tr.27].

Kết quả khảo sát của tác giả luận án cũng phản ánh thực trạng này, tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở người vợ trong gia đình DTTS MNPB là 60,4%, chồng là 15,3%, cũng như quan niệm của họ ai sử dụng thì tốt hơn 55,9% cho là vợ và 30,2% cho là chồng, những con số này đã thể hiện khoảng cách giới rất lớn trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình. Ở vùng sâu vùng xa, tỷ lệ phụ nữ dùng các phương pháp đặt vòng, triệt sản cao hơn hẳn nam giới. Số lượng phụ nữ MNPB đình sản cao gấp 3,4 lần nam giới, số nam giới dùng bao cao su để phòng tránh thai thấp nhất cả nước (9,3%) [76, tr.142]. Sự khác biệt này một phần do nam giới thiếu hiểu biết kiến thức về sức khỏe sinh sản, ngoài ra do họ tin vào quan niệm lạc hậu vốn có trong dân gian là sau khi đình sản người đàn ơng bị ngu đần đi nhiều, cũng như việc nhiều người nam giới sau khi sử dụng bao cao su không đúng cách thất bại, nên họ từ chối các biện pháp tránh thai, để mặc việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho vợ. Mặt khác, phần lớn chính bản thân những người phụ nữ DTTS cũng quan niệm rằng thực hiện kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của người vợ.

Quan niệm về vai trò của phụ nữ như người phụ thuộc vào chồng trong xã hội phụ hệ, tiếp tục ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi sinh sản của phụ nữ DTTS MNPB. Họ vẫn là đối tượng chính của các biện pháp tránh thai, là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Việc các chương trình bảo vệ sức khỏe sinh sản vẫn nhằm vào phụ nữ, có lẽ tạo thêm một gánh nặng cho người phụ nữ vốn đã rất bận bịu với các trách nhiệm khác trong gia đình.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w